Đặt lịch hẹn

Răng cấm là răng gì? Mọc ở đâu và khác gì với răng khôn?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 03/05/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Răng cấm hay răng hàm số 6 và số 7, còn được gọi là răng hàm thứ 1 và thứ 2. Răng thường mọc trong độ tuổi từ 6-12 tuổi. Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn, vì vậy rất dễ bị tổn thương.

1. Răng cấm là răng gì? Một người có bao nhiêu răng cấm?

Răng cấmrăng hàm số 6 và số 7, hay còn gọi là răng cối lớn số 1 và số 2. Người trưởng thành thường sẽ có 8 răng cấm mọc đều ở 2 hàm, mỗi hàm 4 răng, thường mọc trong độ tuổi từ 6-8 tuổi. Răng hàm trên có 3 chân, hàm dưới có 2 chân, chân răng hơi cong (tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ có nhiều hoặc ít hơn 1-2 chân răng).

Bề mặt nhai của răng cấm rộng và có nhiều múi, hố rãnh. Thân răng to, chân răng thường không thẳng mà hơi cong. Nhóm răng cối này thường đảm nhận vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn.

Răng cấm là răng hàm số 6 và số 7, hay còn gọi là răng cối lớn số 1 và số 2

2. Răng cấm có thay không?

Một người trưởng thành có thể mọc đủ 32 chiếc răng chia đều cho 2 hàm trên và dưới (gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh,16 răng hàm và 4 răng khôn số 8). Tuy nhiên trong số đó chỉ có 20 răng có thể thay thế như răng sữa. Đó là 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng tiền hàm. Còn 12 chiếc răng hàm còn lại, bao gồm răng số 6, số 7 và số 8 là răng vĩnh viễn không thể thay thế.

Răng cấm không phải thay như răng sữa. Nếu lỡ bạn bị mất răng cấm thì phải phục hồi lại bằng răng sứ để tránh những biến chứng sau này, chứ không thể mọc răng khác để thay thế, vì răng cấm chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời

Nếu bạn thắc mắc răng cấm có thay không, thì cả 8 chiếc răng ở hai hàm đều là răng vĩnh viễn, được mọc lên từ lúc 6-12 tuổi. Răng cấm không phải thay như răng sữa. Nếu lỡ bạn bị mất răng cấm thì phải phục hồi lại bằng răng sứ để tránh những biến chứng sau này, chứ không thể mọc răng khác để thay thế, vì răng cấm chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời. Vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ thật tốt.

3. Răng cấm khác gì với răng khôn?

Răng khôn chính là răng số 8 hay còn gọi là răng hàm thứ 3, ở cuối cùng răng hàm và nằm sát vách hàm, sau răng số 7. Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 4 răng khôn, tương đương với mỗi hàm 2 răng (một số trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, không trồi lên khỏi nướu, nên nhiều người nhầm tưởng rằng mình không mọc răng khôn). Răng khôn khác với răng cối cả về thời gian mọc lẫn vai trò và chức năng.

Sơ đồ vị trí các răng

Sơ đồ vị trí các răng

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa răng cấm và răng khôn:

Tiêu chíRăng cấmRăng khôn
Vị tríRăng số 6, 7 của cung răng tính từ ngoài vào trong.Răng số 8, nằm trong cùng của cung răng
Thời điểm mọc6-13 tuổi17-25 tuổi
Chức năngChức năng nhai, nghiền nát thức ăn. Chịu lực chính của toàn hàmKhông có chức năng nhai
Nguy cơ bệnh lýNguy cơ mắc các bệnh lý như những răng khácNguy cơ cao, dễ mọc ngầm, lệch và khó vệ sinh
Chỉ địnhBảo tồn tối đaNhổ khi cần thiết
Trồng lại răng khi mấtRất cần thiết, trồng răng giả càng sớm càng tốtKhông cần thiết

4. Răng cấm có nhổ được không?

Như đã đề cập ở trên, răng cấm là răng cối lớn có vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai hằng ngày, nên cần phải được chăm sóc, bảo vệ thật tốt. Vậy răng cấm có nhổ được không? Nếu xét về mặt khách quan thì răng cấm cũng như những răng khác, vẫn có thể nhổ được. Tuy nhiên, với lời khuyên của hầu hết bác sĩ thì răng cấm chỉ thật sự cần nhổ bỏ trong trường hợp:

  • Bị sâu nặng, viêm tủy, không thể điều trị bảo tồn.
  • Mọc ngầm, ảnh hưởng đến răng xung quanh.
  • Bị chấn thương, gãy nứt nghiêm trọng.
  • Do biến chứng của các bệnh lý toàn thân.
Các giai đoạn mọc răng sữa và răng vĩnh viễn

Các giai đoạn mọc răng sữa và răng vĩnh viễn

Tuy nhiên, răng cấm có nhổ được không cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi:

  • Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn.
  • Việc mất răng cấm có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và gây ra các vấn đề về khớp cắn.
  • Việc phục hình sau khi nhổ sẽ tốn kém và phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp chống chỉ định nhổ răng cấm:

  • Người đang mắc các bệnh toàn thân liên quan đến bệnh đông máu hoặc bệnh về máu.
  • Người đang sử dụng thuốc về bệnh chống đông máu.
  • Người đang mắc các bệnh lý toàn thân tim mạch, tiểu đường và bệnh ác tính.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai.

5. Nhổ răng cấm có đau không?

Với kỹ thuật tiên tiến như hiện nay, thì việc nhổ răng hoàn toàn không gây đau nhức. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng về việc nhổ răng có đau hay không.

Bởi vì, trước khi tiến hành nhổ răng, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê vào vùng răng cần nhổ, để giảm đi cảm giác đau đến mức tối. Sau khi hết thuốc tê, có thể bạn sẽ cảm thấy ê ẩm chỗ răng đã được nhổ đi và gây khó chịu trong vấn đề ăn uống, nhưng chỉ trong 1-2 ngày đầu và rồi cũng sẽ thuyên giảm, phục hồi lại bình thường một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, nếu bạn vẫn còn trẻ thì sau khi nhổ răng cấm, các bác sĩ nha khoa thường khuyến khích bạn nên trồng răng sứ cố định để phục hồi lại vị trí của răng đã nhổ.

Đó là bởi vì, 2 vị trí răng này nằm trong nhóm răng cối lớn, chúng có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, nếu bị thiếu 1 cái sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc tăng áp lực lên một bên hàm còn lại, điều này sẽ khiến hệ tiêu hoá quá tải, làm xô lệch các răng lân cận, xương hàm biến dạng và gây nên tình trạng hóp má, lệch mặt.

6. Những bệnh lý răng cấm thường gặp phải

Một trong số những vấn đề đối với răng số 6, răng số 7 và răng số 8 là khó tiếp cận vì vị trí nằm phía bên trong của cung hàm. Trong khi răng cấm tiếp xúc với thực phẩm rất nhiều. Thức ăn thừa rất dễ kẹt lại ở kẽ nhóm răng cấm. Đây chính là lý do hàng đầu khiến chúng dễ bị vi khuẩn tấn công. Sau đây là những bệnh lý răng cấm thường gặp phải:

  • Sâu răng: là bệnh lý phổ biến nhất ở răng cấm do vị trí khó vệ sinh.
  • Viêm tủy răng: bởi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây ra các triệu chứng như đau nhức dữ dội, ê buốt.
  • Áp xe răng: là biến chứng nặng của viêm tủy răng, gây sưng mủ, đau nhức dữ dội và có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe toàn thân.
  • Nứt răng: khi gặp chấn thương hoặc thói quen ăn uống không tốt, gây ra các triệu chứng như đau nhức khi ăn nhai thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Mòn răng: axit trong thức ăn hoặc thói quen nghiến răng, gây nên tình trạng mòn men răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai.
Nhổ răng sâu số 6 hàm dưới

Nhổ răng sâu số 6 hàm dưới

Bạn có thể nhận ra những bệnh lý răng cấm thường gặp phải thông qua những triệu chứng đau răng hàm phổ biến như:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau gần tai
  • Đau khi nhai
  • Nhạy cảm với thực phẩm hay đồ uống nóng và lạnh
  • Đau nhói
  • Đau nhức xoang
  • Sưng hoặc chảy máu nướu
  • Đau gần hàm
  • Cảm thấy nhói buốt trong hàm
  • Cơ hàm bị căng cứng
  • Đau răng vào ban đêm

7. Hướng dẫn cách chăm sóc răng cấm đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách có vai trò quan trọng trong việc duy trì một nụ cười rạng ngời và răng miệng chắc khoẻ. Không chỉ trẻ nhỏ, cả người lớn cũng dễ bị sâu răng, các vấn đề về nướu và khoang miệng. Dưới đây là cách chăm sóc răng miệng đúng cách và hiệu quả được các bác sĩ chuyên khoa về răng hàm mặt chia sẽ:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở các kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau các bữa ăn và sau khi vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt đặc biệt vào ban đêm, thức ăn quá cứng hay dai.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Lấy cao răng định kỳ và thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện xử lý sớm các bệnh lý.
Lấy cao răng định kỳ và thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng

Lấy cao răng định kỳ và thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng

Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, nghiến răng khi ngủ hay yêu thích những món ăn cứng dai, thì cần phải dành nhiều thời gian để chăm sóc nhóm răng hàm hơn nữa.

Kết luận

Răng cấm là những răng thuộc nhóm răng hàm, có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, chịu lực chính của toàn hàm. Vì vậy chúng rất cần được chăm sóc và bảo vệ thật tốt.

Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Bài viết liên quan

Răng số 8 là răng nào? Nhổ răng số 8 có ảnh hưởng sức khỏe không?

Ngày: 11/11/2022

Răng số 8 thường được gọi là răng khôn nằm ở vị trí số 8 tính từ răng cửa. Răng số 8 thường mọc vào ...

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Khi nào nên nhổ răng số 7?

Ngày: 03/01/2024

Nhổ răng số 7 chỉ là một thủ thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên, vì có can thiệp vào mô mềm nên ít nhiều ...

Trồng răng implant giá rẻ nhất ở nha khoa nào tại Đà Nẵng?

Ngày: 09/10/2022

Trồng răng implant giá rẻ nhất ở nha khoa nào tại Đà Nẵng? Chất lượng khám chữa bệnh và độ an toàn có ...

Trồng răng implant Đà Nẵng an toàn, cập nhật bảng giá mới nhất

Ngày: 22/02/2022

nha khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ trồng răng implant Đà Nẵng uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu, được đông ...