Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không còn tuỳ vào vị trí. Có trường hợp răng vẫn mọc và có trường hợp răng không mọc.
Mặc dù trẻ thay răng tự nhưng, tuy nhiên không phải tất cả các răng của trẻ đều rụng và mọc lại.
Răng hàm là các răng mọc trong cùng của cung hàm, có chức năng bảo vệ bộ nhai và xương hàm, giúp cấu trúc xương hàm được cân đối. Ngoài ra Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn.
Hàm răng của trẻ em có khoảng 20 cái, trong đó trẻ có 2 răng hàm nhỏ ở vị trí số 4,5 và 2 răng hàm lớn ở vị trí số 6, 7
Trẻ em bắt đầu mọc răng sữa từ lúc 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ bắt đầu mọc răng cửa, răng nanh trước, sau đó mới đến răng hàm. Cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi, trẻ đã có đủ 2 hàm răng sữa gồm 20 cái răng, trong 20 răng đó, đã có 8 răng hàm chính.
Từ 6-12 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa, mọc thêm răng hàm số 6 và răng hàm số 7 ở hai bên của 2 hàm răng. Như vậy, tổng cộng trẻ sẽ mọc thêm 8 răng.
Ngoài ra nhóm răng hàm vẫn còn có 4 chiếc răng khôn, nhưng sẽ mọc trong giai đoạn 17-25 tuổi.
>> Xem thêm: Răng cấm là răng gì? Mọc ở đâu và khác gì với răng khôn?
Nhìn chung, hầu hết trẻ em đều gặp phải tình trạng sâu răng ở các vị trí của răng ( kể cả răng hàm). Nguyên nhân chính xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ. Điển hình như:
Khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nhưng lười vệ sinh răng miệng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Từ đó các mảng bám sót lại của thức ăn và lớp men răng bị ăn mòn lâu dần, sẽ tạo thành các lỗ hổng trên bề mặt men răng. Đây được gọi là sâu răng.
>> Xem ngay: Cách trị sâu răng cho trẻ tại nhà – Cách giảm đau răng
Sâu răng hàm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là trẻ em. Việc sâu răng hàm sẽ gây ra cảm giác đau vô cùng, ảnh hưởng đến sinh hoạt , ăn uống và làm suy giảm sức khỏe.
Do răng hàm đảm nhận vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn, nên khi răng hàm bị sâu, thức ăn sẽ dính lại gây cảm giác đau, khó chịu.Bên cạnh đó, trẻ bị sâu răng hàm cũng có sẽ nhiều ảnh hưởng, điển hình như:
Chính vì đây là những răng hàm lớn ( răng vĩnh viễn), cho nên khi răng hàm bị sâu hoặc mất đi, thì sẽ không có bất kỳ răng nào có thể mọc lên để thay thế được, nếu có mọc thì cũng sẽ đi lệch vị trí, gây cảm giác đau. Chính vì vậy ba mẹ nên cân nhắc, chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt, để tránh tình trạng sâu răng.
Như đã đề cập ở trên, việc răng có mọc lại được hay không còn tùy thuộc vào vị trí và tình trạng của răng. Ki trẻ ở độ tuổi từ 6-12 tuổi , nếu răng số 4 và 5 bị gãy, rụng hoặc sứt mẻ, thì chỉ cần điều trị răng vẫn có khả năng mọc lại bình thường.
>> Xem thêm: Có nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà không?
Đối với răng hàm ở vị trí số 6,7,8 là những răng vĩnh viễn, nên khi bị gãy, rụng hoặc do bị sâu thì có thể sẽ không mọc lại được.
Những răng này rất dễ bị sâu khi thức ăn vẫn còn bám trên răng và không được vệ sinh kỹ, dễ dàng cho vi khuẩn tấn công và gây gãy, rụng sớm.
Như vậy, nhiều bậc cha mẹ còn lơ là trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Vì cho rằng, nếu trẻ bị sâu răng và mất răng sữa thì không ảnh hưởng nhiều, răng sẽ mọc lên để thay thế răng sâu.
Tuy nhiên, không phải như vậy. Nếu trẻ mất răng hàm ( tức răng số 6,7,8) thì sẽ không thể mọc lại được.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn và cách phòng tránh
Dưới đây là cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ mà ba mẹ nên biết:
Lời kết:
Tóm lại, trẻ em và người lớn rất dễ bị sâu răng. Đặc biệt là trẻ em, khi trẻ ăn nhiều loại bánh kẹo ngọt, nhưng lười vệ sinh răng miệng, sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn tấn công. Các bậc phụ huynh nên chú ý chăm sóc răng miệng mỗi ngày cho trẻ hoặc cho trẻ khám định kỳ 6 tháng/ lần tại các nha khoa uy tín.
Khi phát hiện trẻ đau răng, ăn uống kém kéo dài hoặc có lỗ màu đen xuất hiện thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nha khoa để được kiểm tra xem trẻ có phải bị sâu răng hàm không, để được điều trị sớm hơn.
Tránh tình trạng lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí bạn nhé!