Đặt lịch hẹn

Răng sữa ở trẻ em và cách chăm sóc răng cho trẻ đúng cách

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 05/07/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Người trưởng thành có 2 hàm răng, răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa mọc đầu tiên và phát triển từ giai đoạn phôi thai và có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ trẻ nhỏ, nên cần được chăm sóc đúng cách.

1. Răng sữa ở trẻ em là gì?

Răng sữa là răng đầu tiên xuất hiện và bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai, chúng được mọc vào khoảng 6 tháng sau khi sinh. Một số bé khi sinh ra đã có chiếc răng sữa đầu tiên, một số bắt đầu mọc trước 4 tháng tuổi và một số khác thì sau 12 tháng. Những răng sữa này sau khi rụng đi, chúng sẽ được thay thế bằng những răng vĩnh viễn.

Răng sữa là răng đầu tiên xuất hiện và bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai, chúng được mọc vào khoảng 6 tháng sau khi sinh

So với hàm răng hiện tại của người trưởng thành, răng sữa trẻ em có nhiều điểm khác biệt về kích thước, hình dáng và cấu trúc:

  • Thân răng sữa thường có màu trắng đục.
  • Răng sữa sẽ có trông có vẻ “mập” vì tỉ lệ chiều ngang luôn lớn hơn chiều cao.
  • Sâu răng sữa phát triển rất nhanh.
  • Răng sữa thường có nhiều chân (hàm trên sẽ có 3 chân và hàm dưới có 2 chân), các chân thường dang rộng.
  • Không phải tất cả răng sữa đều sẽ bị thay thế – nhóm răng hàm lớn số 3 (gồm răng số 6, 7) và răng khôn không trải qua quá trình thay thế như các loại răng khác.

2. Vai trò răng sữa ở trẻ em là gì?

Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với sự khác triển của trẻ như:

  • Giúp trẻ phát âm tốt hơn trong giai đoạn tập nói.
  • Giúp trẻ nhai thức ăn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Giúp xương hàm phát triển bình thường.

Thực tế, hàm răng sữa chắc chắn sẽ rụng đi ở một thời điểm nhất định. Thế nhung, việc răng sữa rụng quá sớm có thể dẫn đến tình trạng bị ngọng, răng vĩnh viễn bị lệch lạc, khấp khểnh, lệch chuẩn hoặc sai khớp cắn.

3. Trình tự mọc răng sữa ở trẻ em

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi và kéo dài đến khi trẻ 2 - 3 tuổi

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi và kéo dài đến khi trẻ 2 – 3 tuổi. Thời gian và trình tự mọc răng sữa ở trẻ em như sau:

  • Răng cửa trung tâm: 6–12 tháng
  • Răng cửa hai bên: 9–16 tháng
  • Răng hàm đầu tiên: 13–19 tháng
  • Răng nanh: 16–23 tháng
  • Răng hàm thứ hai: 22–33 tháng

4. Trình tự thay răng sữa ở trẻ em

Sau khi mọc hoàn thiện, 2 hàm răng sữa sẽ phát triển cùng trẻ trong vài năm, đến khi trẻ được 6 tuổi thì sẽ bắt đầu thay răng sữa. Trình tự thay răng sữa thường bắt đầu từ răng cửa hàm dưới → răng cửa hàm trên → răng cửa bên hàm dưới → răng cửa bên hàm trên → răng hàm thứ nhất hàm dưới → răng hàm thứ nhất hàm trên → răng nanh hàm dưới → răng nanh hàm trên → hai răng hàm thứ hai của hai hàm.

Trẻ em thường bắt đầu thay răng sữa từ lúc 6 tuổi, bắt đầu với các răng cửa hàm dưới – răng cửa hàm trên – răng cửa bên hàm dưới – răng cửa bên hàm trên – răng hàm thứ nhất hàm dưới – răng hàm thứ nhất hàm trên – răng nanh hàm dưới – răng nanh hàm trên – hai răng hàm thứ hai của hai hàm.

>> Xem thêm: Có nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà không? Cách nhổ an toàn

Thời điểm thay răng sữa cũng là lúc răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên với thứ tự như sau:

  • Mọc răng hàm đầu tiên: 6-7 tuổi
  • Mọc răng cửa trung tâm: 6-8 tuổi
  • Mọc răng cửa bên: 7-8 tuổi
  • Mọc răng nanh: 9-13 tuổi
  • Mọc răng hàm thứ hai: 11-13 tuổi
  • Mọc răng khôn: 17-25 tuổi

Có nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà không?

5. Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ đúng cách

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ là điều rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Cần phải được thực hiện thường xuyên, ngay khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên.

Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng: Bố mẹ vệ sinh nướu lưỡi cho trẻ bằng khăn sạch với nước 2 lần một ngày hoặc sau khi bú sữa mẹ.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên thì sử dụng khăn sạch lau mặt trước và mặt sau của răng.
  • Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ 1 – 2 tuổi: Hướng dẫn trẻ ử dụng bàn chải dành cho bé từ 1 – 2 tuổi và chải răng bằng nước sạch, hoặc nước muối pha loãng.
  • Khi trẻ 3 – 6 tuổi: Cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
  • Trẻ 6 – 9 tuổi: Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ thực hiện đúng cách.

Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ đúng cách

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ một số mẹo dưới đây nhằm tạo hứng thú cho trẻ làm quen với thói quen đánh răng đúng cách:

  • Chia lịch vệ sinh răng miệng vào thời gian hợp lý buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách để trẻ không bị đau đớn, khó chịu: đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng, chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 – 3 cái, chải đủ ba mặt trước, mặt sau và mặt nhai.
  • Lưu ý chọn loại kem đánh răng trẻ em phù hợp với từng độ tuổi, với thành phần lành tính và hương vị dễ chịu, có thể chọn vị theo sở thích của trẻ.
    Chọn bàn chải trẻ em có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải sâu tận mặt sau của răng, lông chải siêu mềm đủ để loại bỏ các mảng bám mà không gây trầy xước nướu.
  • Cùng đánh răng với bé và tạo niềm vui bằng những trò chơi nhỏ.
  • Khi bé đánh răng xong hãy tỏ ra khen ngợi bé.
  • Hãy cho bé thấy sự khác nhau giữa hàm răng trắng đẹp do đánh răng đều đặn và hàm răng xỉn màu, bị sâu răng vô cùng xấu xí do lười đánh răng để bé có động lực.
  • Ngoài ra, cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 1 – 2 lần một năm và lấy cao răng định kỳ khi bắt đầu vào mầm non.

Tóm lại

Mặc dù răng sữa của trẻ mọc nhanh và rụng đi trong một giai đoạn ngắn, nhưng nó cũng có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, chúng cần được chăm sóc, bảo vệ thật tốt, để tránh tình trạng răng rụng sớm hoặc gặp những vấn đề khác như: sâu răng, viêm răng, viêm lợi, nướu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Bài viết liên quan

Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ

Ngày: 19/06/2024

Sún răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, do cấu trúc răng bị phá hủy, mài mòn và tiêu ...

Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ mầm non sạch và không đau

Ngày: 18/03/2024

Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ mầm non nên được thực hiện sớm và từng bước một nhằm hình thành thói ...

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Vì sao?

Ngày: 09/05/2024

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không còn tuỳ vào vị trí. Có trường hợp răng vẫn mọc và có trường hợp ...

Lựa chọn bàn chải đánh răng trẻ em theo độ tuổi

Ngày: 09/10/2023

Bé 5 tháng tuổi những chiếc răng đầu tiên đã bắt đầu mọc và cần được vệ sinh. Chọn bàn chải đánh ...