Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng? Chức năng cụ thể
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 11/06/2024
5/5 - (1 bình chọn)
Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng, bao gồm cả 4 răng khôn. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng của mỗi người sẽ không giống nhau và cũng sẽ có trường hợp có người thiếu hoặc thừa răng. Vì vậy người trưởng thành không phải ai cũng có đủ 32 chiếc răng.
1. Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Trẻ em mọc răng sữa từ tháng thứ 6-3 tuổi, với khoảng 20 chiếc răng. Khi bước sang giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ bắt đầu thay 2 hàm răng sữa bằng những chiếc răng vĩnh viễn ( răng trưởng thành). Răng vĩnh viễn sẽ tồn tại cuối đời mà không thay thêm lần nào nữa.
Người trưởng thành sẽ có đầy đủ 32 chiếc răng, được chia đều cho 2 hàm (trên và dưới). Thời điểm mọc răng khôn là từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có thời gian mọc răng khôn không giống nhau, có người mọc răng đầy đủ, có người lại ít hơn.
Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, răng con người được chia làm 4 nhóm:
Nhóm 1: Răng cửa số 1 và số 2
Nhóm 2: Răng nanh số 3
Nhóm 3: Răng hàm nhỏ số 4 và số 5
Nhóm 4: Răng hàm lớn số 6,7 và 8
Nhìn chung các răng có hình dáng tương tự nhau, răng cùng nhóm sẽ cùng thực hiện các chức năng tương tự.
1.1 Răng cửa (Incisors): 8 chiếc
Vị trí: Nằm phía trước của cung hàm. Có tổng cộng 8 cái răng cửa (4 cái nằm trên và 4 cái nằm dưới).
Hình dạng: giống như chiếc xẻng với cạnh sắc bén và diện tích nhỏ.
Chức năng: Cắn và chia nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Nhờ đó quá trình nghiền và nhai thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
1.2 Răng nanh (Canines): 4 chiếc
Vị trí: Nằm ở góc của cung hàm hai bên sát cạnh nhóm răng cửa. Có tổng cộng 4 cái ( 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới)
Hình dáng: Dài, nhọn và mỏng hơn các răng khác trên cung hàm.
Chức năng: Kẹp và xé thức ăn. Đồng thời giúp cân bằng cung răng.
1.3 Răng hàm nhỏ (Premolars): 8 chiếc
Vị trí: Nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh. Có tổng cộng 8 cái ( 4 cái hàm trên và 4 cái hàm dưới).
Hình dáng: Có mũ răng hình lập phương, mặt cắn phẳng, trên mặt răng được chia đều và nhọn.
Chức năng: hỗ trợ ăn nhai và cắn xé thức ăn thành những miếng nhỏ hơn.
1.4 Răng hàm lớn (Molars): 8 chiếc
Vị Trí: Nằm ở vị trí số 6,7 và 8 bên trong cung hàm. Có tổng cộng 8 cái ( 4 cái trên và 4 cái dưới)
Hình dáng: Mặt răng khá phẳng, có diện tích rộng nên răng to, hình dáng rất phức tạp.
Chức năng: Nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
1.5 Răng dư
Là tình trạng răng mọc thêm vượt số lượng thông thường (tức nhiều hơn 32 cái). Răng thừa có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm trên và dưới, hoặc chen lấn ưới các răng khác.
2. Vai trò và chức năng quan trọng của hàm răng
Nhìn chung cả 2 hàm răng đều đảm nhận 3 chức năng chính như sau:
2.1 Chức năng ăn nhai:
Giúp quá trình tiêu hoá thức ăn được diễn ra dễ dàng hơn, trước khi thức ăn được đưa vào dạ dày.
2.2 Chức năng phát âm:
Giúp cho quá trình phát âm tròn vành , rõ chữ hơn.
2.3 Chức năng thẩm mỹ:
Hàm răng cân đối sẽ giúp khuôn mặt thêm hài hoà và đẹp hơn.
3. Tìm hiểu về cấu trúc của răng
Cấu trúc của răng bao gồm: men răng, ngà răng, xi măng và mô tuỷ. Chúng được mô tả giống như một cái cây, chỉ có một phần mềm trên bề mặt, còn phần chân răng thì ẩn dưới nướu trong xương hàm. Phần răng tiếp xúc với khoang miệng được gọi là thân răng và phần bên dưới răng
3.1 Cấu tạo của răng
Cấu tạo của răng người không có sự khác biệt về chủng tộc, tức là loài người sẽ có cùng cấu tạo, đều rất khỏe mạnh và cứng chắc, đảm bảo nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn.. Còn về hình thể như màu sắc vàng nhạt hoặc trắng sữa, hình dáng, kích thước… sẽ phụ thuộc vào gen.
Cấu tạo răng người theo chiều dọc
Theo chiều dọc từ trên xuống, cấu tạo của răng người gồm 3 phần chính:
Thân răng: còn gọi là vành răng, đây là phần nằm ở phía trên nướu.
Chân răng: là phần nằm sâu bên dưới xương hàm và nướu được neo giữ bởi những dây chằng nha chu, bình thường sẽ không thể nhìn thấy chân răng.
Cổ răng: hay đường viền nướu là phần giao nhau giữa lợi và răng.
Cấu tạo răng người theo chiều ngang
Giải phẫu răng gồm 3 phần chính từ ngoài vào trong là men răng, ngà răng và tủy răng:
Men răng: là lớp ngoài cùng bao bọc lấy phần thân răng, chúng rất cứng chắc và khỏe mạnh, được cấu tạo từ gồm hàm lượng lớn các khoáng chất như canxi và flour và nó có màu trắng sữa.
Ngà răng: là lớp giữa của răng chiếm khối lượng chủ yếu của thân răng, được lớp men răng che chắn và bảo vệ, có màu vàng nhạt.
Tủy răng: là lớp trong cùng, kéo dài cả ở thân răng và chân răng, được bao bọc bởi cả lớp men răng và ngà răng. Tủy răng là tổ chức rất đặc biệt, có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng khỏe mạnh.
Xương răng: còn gọi là Cementum, đây là lớp tế bào giống như mô xương, bao phủ ngoài chân răng, gắn chặt vào nướu.
Dù người trưởng thành có bao nhiêu cái răng thì chắc chắn chúng là một tổ chức đặc biệt, có cấu tạo phức tạp với các thành phần khác nhau. Khi giải phẫu theo chiều ngang sẽ thấy, 3 lớp chính tạo nên chiếc răng là men răng, ngà răng và tủy răng được tạo thành từ những thành phần hóa học khác nhau. Các thành phần này tạo nên đặc tính và chức năng riêng cho từng lớp.
Men răng
Thành phần của men răng bao gồm: khoáng chất, protein, nước.
Khoáng chất: chủ yếu là canxi và phosphate chiếm 99% theo trọng lượng khô, tính theo thể tích, tinh thể khoáng canxi hydroxyapatite chiếm 80-90%, 10-20% là chất lỏng và chất hữu cơ. Thành phần này tạo nên men răng có độ khoáng hóa cao nhất và cứng nhất trong cơ thể.
Protein: có sự khác nhau giữa men răng chưa trưởng thành trong bào thai và men đang trưởng thành, trưởng thành: men chưa trưởng thành trong bào thai, thành phần tương đối cao nhất là glutamic acid, proline, histidine; men trưởng thành và đang trưởng thành là aspartic acid, serine và glycine.
Nước: tạo thành vỏ hydrat xung quanh tinh thể và trong protein.
Fluorine: là thành phần có trong men răng với hàm lượng thay đổi, lớp men bề mặt ngoài cùng chứa khoảng 300-1200 ppm hoặc cao hơn, những lớp sâu hơn có hàm lượng fluor thấp hơn đến 20 lần.
Cấu trúc các tinh thể men: chủ yếu là các tinh thể khoáng canxi hydroxyapatite – sự tập hợp của canxi, phosphate và ion hydroxyl sắp xếp lặp lại tạo thành cấu trúc mạng tinh thể.
Ngà răng
Thành phần hóa học của ngà răng gồm: khoáng chất hydroxyapatite chiếm khoảng 70% ngà răng và 20% là chất hữu cơ, 10% nước.
Thành phần vô cơ: dưới dạng tinh thể hydroxyapatite, Ca và P chiếm tỷ lệ cao với tỷ lệ Ca/P= 1/ 2,3.
Thành phần hữu cơ: trên 90% là collagen type 1, còn lại là không collagen, với thành phần hữu cơ cao ở ngà vỏ, thấp ở ngà quanh ống.
Tủy răng
Theo cấu trúc mô học, tủy răng sẽ bao gồm các thành phần như sau:
Tế bào: chứa nguyên bào ngà, nguyên bào sợi chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tủy răng, tế bào trung mô chưa biệt hóa.
Ngoài ra còn có các tế bào khác như mô bào, lympho bào, bạch cầu đơn nhân.
Mạch máu: chứa các mạch máu chính đi vào ống tủy chân và buồng tủy thông qua các lỗ hở ở chóp răng, mạch máu nhỏ liên kết tủy răng với màng nha chu.
Mạch bạch huyết: chứa thành nội mô rất mỏng, có van nhưng không có màng đáy, không có hồng cầu di chuyển vào vùng dưới nguyên bào ngà, chảy đến các ống mạch chạy xuyên qua tủy đi vào lỗ chóp răng sau đó thoát ra qua lỗ chóp của ống tủy bên.
Dây thần kinh: mỗi tủy thường có 2 – 3 bó sợi thần kinh, mỗi bó có từ 150 sợi đến 1300 sợi. Sợi thần kinh có myelin và sợi thần kinh không có myelin đi vào tủy thông qua lỗ chóp, mạch máu và mạch bạch huyết, dẫn truyền cảm giác và điều hòa sự co mạch.
Các vùng mô của tủy: gồm lớp nguyên bào ngà, vùng lưỡng cực giàu tế bào và vùng thưa nhân dưới nguyên bào ngà, có nhiều phân nhánh tạo thành mạng lưới ở ngoại vi tủy thân răng.
Thành phần sợi: bao gồm lưới sợi ưa bạc và các bó sợi collagen.
4. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà
Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi người trưởng thành có bao nhiêu cái răng, bạn cần trang bị thêm cho mình kiến thức bảo vệ răng chắc khỏe thông qua việc chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Để duy trì một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng các hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà dưới đây:
Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối theo chuyển động tròn hoặc dọc.
Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng toàn diện.
Dù bạn dùng bàn chải cơ hay bàn chải điện thì đều nên chọn đầu chải có lông mềm mượt. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor để ngăn ngừa sâu răng.
Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo có đường và nước ngọt có gas, đặc biệt vào buổi tối. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
Không nên ăn những thực phẩm quá cứng hoặc dai, quá nóng hoặc quá lạnh.
Thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Tóm lại:
Người trưởng thành thường có tổng cộng 32 chiếc răng. Tuy nhiên, ở mỗi người trưởng thành sẽ có thời điểm mọc răng khôn không giống nhau, cho nên sẽ có người thừa hoặc thiếu răng (nghĩa là không đủ 32 chiếc hoặc dư ).
Tuy nhiên, dù thiếu hay dư thì mỗi răng đều có hình dáng và cấu trúc tương tự nhau, chúng đều thực hiện các chức năng ăn, nhai và cân đối khuôn mặt. Vì thế, chúng cũng cần được chăm sóc thật kỹ, để răng luôn chắc khỏe.
Hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để thăm khám nha khoa và tư vấn hướng dẫn chăm sóc răng miễn phí.
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng