Đặt lịch hẹn

Hướng dẫn cách vệ sinh lưỡi tại nhà bằng dụng cụ

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 20/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Làm sạch lưỡi giúp vệ sinh răng miệng toàn diện, giữ gìn sức khỏe nha khoa và hơi thở thơm mát. Sau đây là cách vệ sinh lưỡi tại nhà đơn giản bằng dụng cụ.

Vệ sinh lưỡi là việc chủ động loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và thức ăn thừa trên bề mặt lưỡi. Đây là một phần quan trọng trong quy trình vệ sinh răng miệng và duy trì sức khỏe nha khoa tổng thể.

1. Vì sao cần vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng?

Thực tế, khi chăm sóc răng miệng tại nhà, có nhiều người bỏ qua việc vệ sinh làm sạch lưỡi. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng đây là bước cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể, đặc biệt là giữ gìn hơi thở thơm tho. Có rất nhiều lý do vì sao cần vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng,

1.1 Loại bỏ vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên bề mặt lưỡi

Bề mặt lưỡi bao gồm vô số niêm mạc, nhạy cảm và dễ bị tấn công, đây cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn trước khi đi vào dạ dày. Vậy nên lưỡi có xu hướng tích tụ rất nhiều vi khuẩn và mảng bám dễ gây ra tình trạng hôi miệng. Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ giúp bạn loại bỏ và giảm thiểu mối nguy hại từ vi khuẩn cho hơi thở và hệ tiêu hóa của bạn.

1.2 Giảm nguy cơ vi khuẩn len lỏi vào hệ tiêu hóa

Vi khuẩn từ lưỡi có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và đi vào đường tiêu hóa. Khi bạn thực hiện các bước vệ sinh lưỡi tại nhà bằng dụng cụ đúng đắn, bạn đã tránh được nguy cơ này.

1.3 Cải thiện mùi hôi miệng

Nếu bạn phát hiện hơi thở của mình có mùi, thì ngoài việc chải răng đúng cách, lấy cao răng thì bạn còn cần thực hiện thêm việc làm sạch bề mặt lưỡi. Khi vệ sinh lưỡi sạch sẽ, bạn sẽ giảm thiểu các tác nhân gây mùi hôi miệng khó chịu từ thực phẩm, mảng bám và vi khuẩn.

Hướng dẫn cách vệ sinh lưỡi tại nhà bằng dụng cụ

1.4 Duy trì sức khỏe răng miệng

Vệ sinh lưỡi đúng cách giúp bạn loại bỏ được vi khuẩn tích tụ, từ đó giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng hay viêm nướu.

1.5 Tạo cảm giác thoải mái

Khi lưỡi được làm sạch, bạn sẽ có cảm giác vô cùng sảng khoái và thoải mái.

2. Có nên cạo lưỡi cho trẻ em không?

Nếu bạn thắc mắc có nên cạo lưỡi cho trẻ em không, thì bạn nên bắt đầu cạo lưỡi cho trẻ từ khi trẻ biết đánh răng, khoảng 2-3 tuổi. Việc cạo lưỡi cho trẻ em mang lại nhiều lợi ích, chỉ cần bạn thực hiện một cách cẩn thận và phù hợp:

  • Chọn dụng cụ cạo lưỡi phù hợp được thiết kế dành riêng cho trẻ em, với đầu cạo mềm mại và nhỏ gọn.
  • Rửa tay sạch trước khi cạo lưỡi cho trẻ.
  • Làm ướt dụng cụ cạo lưỡi bằng nước ấm.
  • Nhẹ nhàng cạo lưỡi từ gốc lưỡi ra đầu lưỡi.
  • Rửa sạch dụng cụ cạo lưỡi sau mỗi lần sử dụng.

3. Hướng dẫn cách vệ sinh lưỡi tại nhà

Có nhiều cách vệ sinh lưỡi tại nhà đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết.

Cách 1: Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi

Đây có thể là cách vệ sinh lưỡi tại nhà được nhiều người áp dụng nhất. Dụng cụ cạo lưỡi có thể là bàn chải lưỡi hoặc máy cạo lưỡi.

  • Bàn chải lưỡi: là bàn chải nhỏ, mềm được thiết kế để làm sạch lưỡi một cách nhẹ nhàng, có thể là lựa chọn tốt hơn cho những người bề mặt lưỡi nhạy cảm.
  • Máy cạo lưỡi: là dụng cụ có lưỡi bằng kim loại hoặc nhựa được sử dụng để cạo mảng bám trên lưỡi, dù hiệu quả nhưng có thể gây khó chịu cho một số người mới sử dụng.

Để vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi bạn có thể tuân theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng và nước ấm.
  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ cạo lưỡi và nước súc miệng.
  • Bước 3: Dùng nước súc miệng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên bề mặt răng và lưỡi.
  • Bước 4: Dùng dụng cụ bằng thao tác cạo lưỡi từ trong ra ngoài trên toàn bộ bề mặt lưỡi.
  • Bước 5: Rửa sạch dụng cụ nhằm loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
  • Bước 6: Cuối cùng súc miệng lại một lần nữa bằng nước súc miệng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn.

Bao lâu nên cạo lưỡi một lần? Theo khuyến cáo, bạn nên cạo lưỡi ít nhất một lần mỗi ngày, tốt nhất là sau khi đánh răng. Tuy nhiên, tần suất cụ thể bao lâu nên cạo lưỡi một lần còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người.

  • Nếu bạn có vấn đề như hôi miệng, mảng bám dày hoặc lưỡi trắng thì bạn có thể cần cạo lưỡi hai lần mỗi ngày.
  • Nếu bạn có lưỡi nhạy cảm thì chỉ cần cạo lưỡi mỗi ngày một lần.

Điều quan trọng là bạn nên lắng nghe cơ thể mình, cạo lưỡi một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc.

Hướng dẫn cách vệ sinh lưỡi tại nhà bằng dụng cụ

Cách 2: Súc miệng để vệ sinh lưỡi

Đây là cách vệ sinh lưỡi tại nhà đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, sau các bữa ăn và sau khi đánh răng. Cách thực hiện bao gồm:

  • Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng.
  • Bước 2: Chuẩn bị nước súc miệng, đổ một lượng nhỏ nước súc miệng vào cốc đủ để ngậm và bao phủ vùng miệng.
  • Bước 3: Ngậm nước súc miệng trong khoảng thời gian hang sản xuất quy định.
  • Bước 4: Súc miệng và dùng lưỡi di chuyển để loại bỏ các vi khuẩn.

>> Xem thêm: Hướng cách đánh răng đúng và những lưu ý quan trọng

Lưu ý là nước súc miệng không thể thay thế hoàn toàn việc cạo lưỡi. Hãy áp dụng cách làm sạch lưỡi bằng nước súc miệng này kết hợp với cách vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi ở trên.

Cách 3: Cạo lưỡi bằng bàn chải chuyên dụng

Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch bề mặt lưỡi sau khi chải răng hằng ngày.

  • Bước 1: Chuẩn bị bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh tổn thương cho lưỡi.
  • Bước 2: Rửa tay với xà phòng.
  • Bước 3: Súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn.
  • Bước 4: Rửa sạch bàn chải đánh răng, ngậm một chút nước súc miệng rồi dùng bàn chải làm sạch lưỡi một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất.

Hướng dẫn cách vệ sinh lưỡi tại nhà bằng dụng cụ

Cách 4: Sử dụng thuốc làm sạch lưỡi

Phương pháp vệ sinh lưỡi này nhanh chóng và tiện lợi. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị thuốc làm sạch lưỡi theo khả năng. Sau đây là một số loại thuốc làm sạch lưỡi an toàn mà bạn có thể dễ dàng tìm mua:
    • Listerine Breath Care Gel chứa chlorhexidine gluconate, một chất sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.
    • Colgate Peroxyl Mouthwash chứa oxy già, giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi.
    • Crest Gum Detoxify Toothpaste chứa baking soda và muối, giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi.
  • Bước 2: Rửa tay sạch với xà phòng.
  • Bước 3: Xịt một lớp mỏng dung dịch lên bề mặt lưỡi, sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch tối ưu.
  • Bước 4: Đợi một khoảng thời gian theo hướng dẫn của thuốc rồi súc miệng lại bằng nước sạch.

Với các cách vệ sinh lưỡi tại nhà ở trên, bạn có thể thực hiện trước hoặc sau khi đánh răng đều được. Chỉ cần đảm bảo bạn thực hiện đúng hướng dẫn bằng thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương bề mặt lưỡi.

4. Một số lưu ý khi vệ sinh lưỡi tại nhà hàng ngày

  • Rửa tay trước và sau khi thực hiện để tránh vi khuẩn.
  • Dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các tổn thương không mong muốn.
  • Vệ sinh, bảo quản dụng cụ sạch sẽ, cẩn thận, làm sạch và lau khô sau mỗi lần sử dụng để tránh vi khuẩn.
  • Thực hiện thao tác nhẹ nhàng, không tạo áp lực quá mạnh để tránh làm tổn thương.
  • Thực hiện hàng ngày và đều đặn để làm sạch và giảm mảng bám vi khuẩn.
  • Luôn súc miệng lại với nước sạch sau khi vệ sinh lưỡi để loại bỏ triệt để tạp chất cũng như vi khuẩn.

Cuối cùng, để đảm bảo sức khỏe răng miệng tổng quát, bạn cần kết hợp vệ đánh răng đều đặn và đúng cách, làm sạch kỹ kẽ răng và bề mặt lưỡi. Đồng thời phải lấy cao răng định kỳ và thăm khám bác sĩ nha khoa khi có dấu hiệu bất thường.

Bài viết liên quan

Ưu đãi tưng bừng - Chào mừng Quốc khánh cùng Nha Khoa Đà Nẵng Implant

Ngày: 30/08/2024

️Để hưởng ứng 79 năm ngày lễ Quốc Khánh 2/9, Nha Khoa Đà Nẵng Implant đã sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách ...

Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng? Chức năng cụ thể

Ngày: 11/06/2024

Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng, bao gồm cả 4 răng khôn. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng của mỗi ...

Bàn chải kẽ là gì? Cách sử dụng bàn chải kẽ hiệu quả

Ngày: 25/03/2024

Bàn chải kẽ giúp làm sạch khe răng và xung quanh nướu. Không chỉ người niềng răng mà ai cũng nên biết cách ...

Cách trị hôi miệng tại nhà dứt điểm sau một đêm

Ngày: 15/02/2024

Tình trạng hôi miệng khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Những cách trị hôi miệng tại nhà sau đây sẽ ...