Đặt lịch hẹn

Cách trị hôi miệng tại nhà dứt điểm sau một đêm

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 15/02/2024
Đánh giá

Tình trạng hôi miệng khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Những cách trị hôi miệng tại nhà sau đây sẽ rất hữu ích. Bạn cũng có thể chủ động phòng ngừa.

1. Bệnh lý hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi. Bệnh hôi miệng có thể gặp ở nhiều đối tượng với mọi lứa tuổi. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng hơi thở có mùi gây ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp, công việc và cuộc sống. Hơn nữa, đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý răng miệng nào đó.

2. Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Dưới đây là các nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhất.

2.1 Nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời

  • Ăn thực phẩm chứa nhiều hành, tỏi: hàm lượng sulphur cao đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài.
  • Hút thuốc lá: vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa khiến tình trạng hôi miệng trầm trọng do khô niêm mạc miệng.
  • Ăn các loại thực phẩm làm khô miệng: khi các loại rượu, thực phẩm cung cấp hàm lượng protein và đường cao phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur.
  • Hơi thở vào buổi sáng: khi ngủ nước bọt tiết ra giảm đi khiến miệng bị khô dẫn đến hôi miệng.

Cách trị hôi miệng tại nhà dứt điểm sau một đêm

2.2 Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ khoang miệng

Những vấn đề trong khoang miệng cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng:

  • Các bệnh lý viêm nha chu như viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng, nhiễm trùng hoặc vết thương hở, lở loét.
  • Không lấy cao răng, vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn còn tồn đọng trong khoang miệng gây bệnh hôi miệng.
  • Thức ăn thừa bám lại trên các khi cụ nha khoa như niềng răng, răng giả.
  • Những nguyên nhân khác:
  • Uống các loại thuốc như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine.
  • Bệnh lý nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu).
  • Bệnh lý về đường ruột, dạ dày, hệ tiêu hóa có thể xuất hiện triệu chứng hôi miệng.
  • Bệnh tiểu đường, gan, thận.

3. Hôi miệng có trị được không? Cách trị hôi miệng tại nhà

Bạn không cần lo lắng bệnh hôi miệng có trị được không. Bởi vì có khá nhiều cách trị hôi miệng tại nhà và điều trị chuyên sâu tại bệnh viện, cơ sở nha khoa. Sau đây là những cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả chỉ sau một đêm.

3.1 Trị hôi miệng bằng chanh

Chanh chứa nhiều Acid Ascorbic, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, hạn chế tình trạng miệng có mùi nhanh chóng, kích thích tiết nước bọt, hỗ trợ làm sạch khoang miệng. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vắt lấy nước cốt chanh.
  • Bước 2: Dùng trực tiếp nước cốt chanh để súc miệng hoặc dùng kèm với kem đánh răng.
  • Bước 3: Súc miệng lại với nước sạch.

3.2 Trị hôi miệng bằng lá ổi

Trong lá ổi có chứa 10% Tanin, Photphoric và Oxalic là những thành phần kháng khuẩn rất tốt, được xem là cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Cách 1: Rửa sạch lá ổi, nấu nước và súc miệng.
  • Cách 2: Rửa sạch lá ổi và nhai trực tiếp rồi súc miệng lại với nước sạch.

3.3 Trị hôi miệng bằng mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn hiệu quả, mật ong có thể tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giúp người bệnh lấy lại hơi thở thơm mát. Cách thực hiện:

  • Cách 1: Đun sôi hỗn hợp quế và mật ong, để nguội và súc miệng.
  • Cách 2: Kết hợp mật ong với nước cốt chanh tươi để súc miệng.

3.4 Trị hôi miệng bằng gừng tươi

Đây là cách trị hôi miệng tại được áp dụng từ lâu nhờ khả năng khử mùi, kháng khuẩn của gừng. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch và gọt vỏ gừng, thái thành từng lát mỏng, nấu trà gừng.
  • Bước 2:Cho thêm mật ong hoặc chanh uống mỗi ngày.

Cách trị hôi miệng tại nhà dứt điểm sau một đêm

3.5 Trị hôi miệng bằng trà xanh

Trà xanh được công nhận là có khả năng kháng khuẩn và khử mùi tốt, đồng thời làm mát cơ thể. Cách thực hiện:

  • Cách 1: Pha trà xanh uống hằng ngày.
  • Cách 2: Kết hợp trà xanh với nước gừng hoặc mật ong để dễ uống hơn.

3.6 Trị hôi miệng bằng muối và nước vo gạo

Trong nước vo gạo chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn giúp điều trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vo gạo chắt lấy nước.
  • Bước 2: Đun sôi nước vo gạo và thêm muối.
  • Bước 3: Để nguội và súc miệng mỗi ngày.

3.7 Trị hôi miệng bằng muối và lá ngò gai

Trong lá ngò gai có chứa vitamin C, Protid, Carbohydrate,… có thể điều trị các bệnh cảm sốt rất tốt, kết hợp với muối có thể loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch ngò gai rồi để ráo nước.
  • Bước 2: Đem ngò gai nấu với nước và thêm vào ít muối.
  • Bước 3: Sử dụng nước này súc miệng hàng ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

3.8 Trị hôi miệng bằng lá húng chanh

Lá húng chanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và răng miệng nhờ Colein và Carvacrol – các hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt, loại bỏ mùi hôi miệng một cách hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chọn lá húng chanh tươi, rửa sạch rồi đem phơi khô.
  • Bước 2: Nấu lá húng chanh với nước và súc miệng mỗi ngày.

Cách trị hôi miệng tại nhà dứt điểm sau một đêm

3.9 Trị hôi miệng bằng lá lốt

Các thành phần trong lá lốt có tính kháng khuẩn cao nên được xem là cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chọn lá lốt già và phơi khô.
  • Bước 2: Đun sôi lá lốt đã khô với nước và muối, để nguội rồi dùng súc miệng hằng ngày.

3.10 Trị hôi miệng bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là một nguyên liệu làm đẹp có tinh chất kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể giúp hơi thở trở nên thơm mát hơn. Cách thực hiện:

  • Cách 1: Nhỏ vào bàn chải 2-3 giọt tràm trà và dung đánh răng mỗi ngày.
  • Cách 2: Có thể kết hợp tinh dầu tràm trà cùng các nguyên liệu khác để trị dứt điểm được mùi hôi miệng.

3.11 Trị hôi miệng bằng vỏ bưởi

Vỏ bưởi có khả năng khử mùi rất tốt, Vitamin C giúp hạn chế sâu răng và các bệnh lý về nướu và răng miệng khác. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng phần vỏ bưởi rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Bước 2: Nhai trực tiếp trong vài phút rồi súc miệng lại với nước sạch.

4. Những cách ngăn ngừa bệnh hôi miệng

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bệnh lý hôi miệng bằng những cách ngăn ngừa bệnh hôi miệng sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương răng và nướu. Dùng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng làm sạch mảng bám.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế thực phẩm có mùi nặng như mắm tôm, mắm ruốc… vệ sinh răng sau khi ăn.
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Khám sức khỏe răng miệng tối thiểu 1 lần mỗi năm.
Chủ đề: bệnh lý nha khoađiều trị hôi miệngHôi miệngngăn ngừa hôi miệngnguyên nhân hôi miệng
Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách vệ sinh lưỡi tại nhà bằng dụng cụ

Làm sạch lưỡi giúp vệ sinh răng miệng toàn diện, giữ gìn sức khỏe nha khoa và hơi thở thơm mát. Sau đây là ...

Nguyên nhân gây hôi miệng và cách phòng tránh

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm ...

Review top 5 thuốc trị hôi miệng giá rẻ hiệu quả nhất

Hôi thở có mùi gây nên những bất tiện và tự tin trong giao tiếp. Vậy, có thuốc trị hôi miệng nào giúp trị ...