Đặt lịch hẹn

Nguyên nhân gây hôi miệng và cách phòng tránh

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 29/12/2023
5/5 - (2 bình chọn)

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp.

1. Những nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp.

1. 1 Nguyên nhân tại chỗ

Nguyên nhân tại chỗ bao gồm những yếu tố sau đây.

  • Vệ sinh răng miệng kém: Là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất. Khi thức ăn thừa, mảng bám và cao răng tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phân hủy protein, hình thành các hợp chất lưu huỳnh có mùi khó chịu.
  • Viêm lợi, viêm nha chu: Khi bị viêm nướu sẽ sưng đỏ, chảy máu và có thể chảy mủ – đây chính là nguồn gốc tạo ra mùi hôi.
  • Bệnh lý lưỡi: Lưỡi là nơi cư trú của hàng triệu vi khuẩn, khi lớp phủ lưỡi dày lên, các vi khuẩn sẽ tích tụ và phân hủy thức ăn thừa, tạo ra mùi hôi.
  • Các vấn đề răng miệng khác: Một số vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng cũng có thể gây hôi miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân.  

1.2 Nguyên nhân toàn thân

Nguyên nhân gây hôi miệng có liên quan đến vần đề toàn thân bao gồm những yếu tố sau đây.

  • Các bệnh lý đường hô hấp: Các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản có thể là nguyên nhân gây hôi miệng do dịch tiết từ đường hô hấp có mùi hôi.
  • Các bệnh lý tiêu hóa: Các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm gan, xơ gan có thể gây hôi miệng bởi vì thức ăn không được tiêu hóa hết, bị thối rữa trong dạ dày và ruột.
  • Các bệnh lý nội tiết: Các bệnh lý nội tiết như suy giáp, tiểu đường, suy thận cũng có thể gây hôi miệng do rối loạn chuyển hóa.
  • Các bệnh lý hệ thần kinh: Các bệnh lý hệ thần kinh như đột quỵ, Parkinson, Alzheimer có thể gây hôi miệng nếu bị rối loạn chức năng nhai, nuốt, tiết nước bọt.
  • Các bệnh lý khác: Một số tình trạng khác như thiếu vitamin B12, suy dinh dưỡng, rối loạn tâm thần cũng có thể gây hôi miệng.

1.3 Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân tại chỗ và toàn thân thường gặp ở trên, một số yếu tố khác cũng có thể gây hôi miệng bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Ăn các thực phẩm nặng mùi
  • Khô miệng
  • Ngủ không đủ giấc

Những nguyên nhân gây hôi miệng được chia sẽ bởi Bác sĩ Phan Văn Cường – Nha khoa Đà Nẵng Implant

2. Làm gì để hết hôi miệng ngay tại nhà?

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng khác nhau, tuy nhiên cũng có nhiều cách khắc phục mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Dưới đây là một số cách trị hôi miệng ngay tại nhà khá hiệu quả.

2.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa và điều trị hôi miệng. Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa từ kẽ răng, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn. Ngoài ra, hãy thử đi lấy cao răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa và điều trị hôi miệng

2.2 Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát trùng và kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng. Hãy pha 1/2 muỗng cà phê muối vào 1 cốc nước ấm, ngậm trong 30 giây và nhổ đi.

2.3 Cạo lưỡi

Lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn nên cạo lưỡi ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ lớp mảng bám màu trắng trên lưỡi.

Lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn nên cạo lưỡi ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ lớp mảng bám màu trắng trên lưỡi.

2.4 Dùng nước súc miệng diệt khuẩn

Nước súc miệng diệt khuẩn có chứa chlorhexidine gluconate hoặc fluoride – các thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn và mùi hôi trong miệng.

Nước súc miệng diệt khuẩn có chứa chlorhexidine gluconate hoặc fluoride - các thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn và mùi hôi trong miệng.

2.5 Sử dụng kẹo cao su không đường

Kẹo cao su không đường cũng là có thể là cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả, giúp kích thích tiết nước bọt, giúp giảm hôi miệng. Hãy thử nhai kẹo cao su không đường trong vòng 20 phút sau khi ăn.

>> Xem thêm: Cách trị nhiệt miệng cho bé bằng thực phẩm và bằng thuốc bôi

2.6 Tránh ăn các thực phẩm nặng mùi

Các loại thực phẩm như tỏi, hành, cà phê, trà,… có thể khiến hơi thở có mùi trong một thời gian ngắn. Vì vậy, hãy tránh ăn các thực phẩm này trong vòng 24 giờ trước khi gặp gỡ người khác.

2.7 Uống đủ nước

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc trung hòa axit và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước, ít nhất 8 cốc mỗi ngày.

Nếu hôi miệng kéo dài ngay cả khi bạn đã áp dụng hầu hết các cách trị hôi miệng tại nhà thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hôi miệng.

3. Triệu chứng đi kèm của hôi miệng là gì?

Hôi miệng không chỉ làm bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề khác. Có nhiều triệu chứng đi kèm của hôi miệng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây hôi miệng và cách phòng tránh

Đối với các nguyên nhân tại chỗ, các triệu chứng đi kèm hôi miệng bao gồm:

  • Mảng bám và cao răng
  • Viêm lợi, viêm nha chu
  • Viêm lưỡi
  • Sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng

Đối với các nguyên nhân toàn thân, các triệu chứng đi kèm tình trạng hôi miệng thường bao gồm:

  • Các triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, hệ thần kinh,…

Ngoài ra, hôi miệng cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng khó chịu khác như:

  • Khô miệng
  • Vị chua trong miệng
  • Bề mặt lưỡi trắng hoặc vàng
  • Chảy máu nướu răng

Nếu bạn bị hôi miệng kèm theo các triệu chứng khác thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị triệt để vấn đề.

4. Cách phòng tránh bệnh hôi miệng hiệu quả

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh hôi miệng hiệu quả tại nhà:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, lấy cao răng định kỳ
  • Súc miệng bằng nước muối
  • Dùng nước súc miệng diệt khuẩn
  • Hạn chế các thực phẩm nặng mùi
  • Uống đủ nước
  • Khám răng định kỳ hằng năm.
  • Không hút thuốc lá
  • Không uống rượu bia quá nhiều
  • Ngủ đủ giấc

Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp cách phòng tránh hôi miệng trên mà vẫn gặp khó khăn mùi hôi hơi thở thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn đánh răng đúng cách và những lưu ý quan trọng

Ngày: 28/09/2023

Đánh răng đúng cách mỗi ngày không chỉ cách giúp răng miệng của bạn sạch sẽ, thơm mát, mà còn giúp cơ thể ...

Lấy cao răng có đau không? Địa chỉ cạo vôi răng uy tín nhất

Ngày: 28/07/2022

Thực tế, việc không lấy cao răng mang lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng mà nhiều ...

Những cách làm trắng răng bị ố vàng tại nhà hiệu quả và nhanh chóng

Ngày: 07/05/2023

Răng ngả màu khiến chúng ta mất đi sự tự tin. Vậy, có cách làm trắng răng bị ố vàng hiệu quả và nhanh ...

Tổng hợp các cách làm trắng răng tại nhà chỉ sau 1 tuần

Ngày: 02/02/2023

Hiện nay có khá nhiều cách làm trắng răng tại nhà hiệu quả sau thời gian ngắn. Bạn có thể áp dụng hằng ...