Nhiệt miệng là dạng bệnh lý nhẹ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng cho bé bằng thực phẩm và bằng thuốc bôi.
Nhiệt miệng có tên khoa học là aphthous ulcer, là một dạng viêm nhiễm, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nhiệt miệng là các vết loét màu trắng hay vàng, viền bên ngoài là màu đỏ, nông, nhỏ hình tròn hoặc oval xuất hiện tại các vùng mô mềm trong má, môi, lợi. Nhiệt miệng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào và tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng ở người lớn và trẻ em gần như tương tự nhau. Các vết nhiệt miệng có thể hình thành do tổn thương niêm mạc vòm miệng hoặc do việc thiếu hụt dưỡng chất của cơ thể:
>> Xem thêm: Tổng hợp 15 cách trị lở miệng hết tức thì giảm đau rát
Điểm đặc biệt của nhiệt miệng là không nhất thiết phải điều trị, mà có thể tự khỏi sau khoảng 9-10 ngày, cũng không để lại sẹo. Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng khi bị nhiệt miệng sẽ có cảm giác đau rát, gây khó khăn khi ăn uống. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ các vết loét nhiệt miệng sẽ làm bé cảm thấy khó chịu, khó khăn khi nuốt thức ăn, nước uống, thậm chí nuốt nước bọt cũng bị đau. Để tránh gây tình trạng chán ăn, làm bé bị súc cân, các mẹ nên áp dụng những cách trị nhiệt miệng cho bé bằng thực phẩm và bằng thuốc bôi.
Sử dụng các loại thực phẩm là cách trị nhiệt miệng cho bé được nhiều người lựa chọn vì sự lành tính. Có khá nhiều nguyên liệu hỗ trợ điều trị các vết nhiệt miệng. Sau đây là những mẹo trị nhiệt miệng cho bé bằng bài thuốc dân gian:
Nhiều phụ huynh phân vân không biết có nên dùng thuốc để trị nhiệt miệng cho bé không. Thực tế, áp dụng những phương pháp dân gian, mẹo trị nhiệt miệng cho bé như sử dụng nước muối súc miệng, mật ong, sắn dây… đã đủ trị nhiệt miệng cho bé nhanh khỏi.
Nếu trẻ bị dị ứng với những nguyên liệu tự nhiên hoặc tình trạng bệnh nặng, không thể tự điều trị tại nhà. Lúc này, các mẹ cần phải xem xét, đánh giá đúng tình trạng của bé để có thể áp dụng thuốc trị nhiệt miệng cho bé.
Hiện nay, có thể sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm nhanh các triệu chứng nhiệt miệng. Việc sử dụng thuốc uống hay thuốc bôi sẽ dựa trên tình trạng bệnh của trẻ.
Hiện nay, thuốc trị nhiệt miệng cho bé có nhiều dạng điều chế như dạng thuốc mỡ, dạng gel, dạng kem hay dạng bột, trong đó dạng gel được sử dụng nhiều nhất. Thuốc bôi dạng gel tạo một lớp màng bám trên niêm mạc của vùng bị tổn thương, giúp duy trì hiệu quả lâu dài.
Đa số thuốc trị nhiệt miệng cho bé ở dạng bôi sẽ không cần chỉ định của bác sĩ và có thể mua ở nhà thuốc. Tuy nhiên, phụ huynh nên lựa chọn nơi cung cấp thuốc uy tín và theo dõi bé trong quá trình sử dụng. Nếu có dấu hiệu kích ứng hoặc không hiệu quả thì bạn nên đưa bé tới khám chuyên khoa để được điều trị.
Bên cạnh cách trị nhiệt miệng cho bé bằng thuốc, phụ huynh cần chú ý bổ sung dưỡng chất đặc biệt là vitamin C hoặc A, hạn chế các thực phẩm có tính chất cay, nóng, chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn từ từ để tránh chạm phải vết loét. Nhắc nhở bé nước đầy đủ và chú ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cách trị nhiệt miệng cho bé tại nhà bằng thực phẩm, các bài thuốc dân gian và bằng thuốc tây y. Nếu tình trạng loét miệng ở trẻ kéo dài hơn 10 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, lan rộng ra nhiều vị trí thì bạn nên đưa trẻ đến các phòng răng uy tín hoặc phòng khám nhi khoa thăm khám.