Đặt lịch hẹn

Hướng dẫn đánh răng đúng cách và những lưu ý quan trọng

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 28/09/2023
5/5 - (5 bình chọn)

Đánh răng đúng cách mỗi ngày không chỉ cách giúp răng miệng của bạn sạch sẽ, thơm mát, mà còn giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Khi bạn đánh răng đúng cách, sẽ loại bỏ được các mảng bám và vi khuẩn tích tụ ở răng và lưỡi của bạn. Điều này có thể ngăn ngừa được bệnh nướu răng và sâu răng, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống miễn dịch và lối sống lành mạnh hơn.

Đồng thời cũng mang được nhiều lợi ích như:

  • Giảm thiểu tình trạng cao răng hình thành, từ đó hỗ trợ việc lấy cao răng định kỳ được nhanh và hiệu quả hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe răng nướu, phòng ngừa vấn đề răng miệng như ê buốt răng, mài mòn chân răng, viêm nướu, tụt lợi, tổn thương mô lợi,..
  • Giúp bạn sở hữu một nụ cười trắng sáng, hơi thở thơm mát, hạn chế các vấn đề do vi khuẩn gây ra như: sâu răng, viêm tuỷ, viêm lợi,..

Đánh răng đúng cách mỗi ngày không chỉ cách giúp răng miệng của bạn sạch sẽ, thơm mát, mà còn giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Nên đánh răng khi nào?

Có 2 nhóm người đưa ra 2 lựa chọn khác nhau

Một nhóm thích đánh răng vào mỗi sáng sau khi thức dậy. Nhóm còn lại thích đánh răng sau khi ăn sáng xong. Vậy, nhóm nào thực hiện đúng? Điều này vẫn còn tuỳ

Đánh răng trước khi ăn sáng giúp tạo thêm một lớp phủ bảo vệ cho răng và có thể giúp kích thích tiết nước bọt trước khi ăn sáng, giúp bạn ăn sáng được ngon miệng hơn. Vì khi bạn ngủ, lượng nước bọt của bạn giảm đi và đó là lí do khiến cho nhiều người bị khô miệng sau khi thức dậy. Nước bọt giúp loại bỏ độ acid trong miệng của bạn.

Đánh răng trước khi ăn sáng giúp hình thành một lớp tăng cường bảo vệ răng khỏi axit do vi khuẩn hình thành

Đánh răng trước khi ăn sáng giúp hình thành một lớp tăng cường bảo vệ răng khỏi axit do vi khuẩn hình thành

>> Xem ngay: Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?

Nghiên cứu mới nhất cho thấy lúc thức dậy và trước khi đi ngủ là hai thời điểm chăm sóc răng miệng hiệu quả nhất. Bởi vì, trong quá trình ngủ thì quá trình sản xuất nước bọt sẽ chậm lại, từ đó có thể làm tăng các lượng vi khuẩn trong khoang miệng có thể gây hại cho cả nướu và men răng cần được loại bỏ sớm nhất có thể.

Điều này có nghĩa là răng của bạn dễ bị acid tấn công hơn vào buổi sáng ngay khi bạn thức dậy – chưa kể đến hơi thở buổi sáng.

Tuy nhiên, nếu bạn đánh răng sau bữa ăn đầu tiên trong ngày Healthline khuyên bạn nên chờ ít nhất 30-60 phút sau khi ăn xong mới đánh răng. Bởi vì acid trong thức ăn và đồ uống của bạn ( đặc biệt cà phê) có thể làm ảnh hưởng đến men răng của bạn.

Nước bọt trong miệng của bạn phải mất ít nhất 30 phút để đưa acid trong miệng trở lại mức an toàn, tạm thời bạn có thể súc miệng bằng nước hoặc nước súc miệng có tính kiềm như Therabreath để giúp trung hoà lại acid trong miệng, trong khi nước bọt của bạn hoạt động trở lại.

Một ngày đánh răng mấy lần?

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Để đánh răng đạt được hiệu quả tốt, đầu tiên bạn cần chuẩn đúng các dụng cụ sau:

  • Bàn chải đánh răng
  • Kem đánh răng có chứa Fluoride
  • Xỉa răng
  • Nước súc miệng

Bàn chải đánh răng của bạn nên được thay thế sau mỗi 3 đến 4 tháng. Nếu bàn chải đánh răng của bạn được sử dụng quá nhiều, lông bàn chải có thể bị sờn và việc chải răng sẽ mất đi một phần hiệu quả.

Kem đánh răng có fluoride được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ phê duyệt là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết người lớn. Vì Fluoride có khả năng bảo vệ men răng khỏi sự phá huỷ của acid và ngăn chặn sự phát triển của sâu răng.

Hướng dẫn từng bước đánh răng đúng cách mà bạn nên biết

Cách đánh răng bằng bàn chải thông thường

Đánh răng đúng cách thực sự không quá khó đối với nhiều người. Nhưng phần lớn người trưởng thành thường hay thực hiện sai cách, chải răng một cách vội vàng, nhanh chóng.
Dưới đây là các bước hướng dẫn cách đánh răng đúng mà bạn nên biết:

  • Bước 1: Bôi trơn bàn chải đánh răng với 1 lượng nước nhỏ. Cho 1 lượng nhỏ kem đánh răng (kích thước cỡ hạt đậu) lên bề mặt bàn chải đánh răng.
  • Bước 2: Đưa bàn chải vào miệng, nghiêng góc 45 độ so với nướu, đầu lông bàn chải cần tiếp xúc với cả răng và nướu. Chải răng mặt ngoài trước bao gồm tất cả răng ở 2 hàm (trên và dưới). Chải răng với lực nhẹ vừa phải, tránh chải quá mạnh gây chảy máu làm ảnh hưởng đến răng và nướu răng.
  • Bước 3: Chải các bề mặt bên ngoài của răng, đảm bảo chải sạch các răng hàm phía sau và vùng trên của bề mặt nhai.
  • Bước 4: Lật ngược bàn chải đánh răng để lấy được bề mặt bên trong của răng cửa trên. Lật ngược lại để lấy mặt trong của răng cửa dưới.
  • Bước 5: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài, để loại bỏ vi khuẩn tích tụ hoặc mảng bám gây hôi miệng.
  • Bước 6: Súc miệng bằng nước sạch hoặc nước súc miệng. Rửa sạch bàn chải đánh răng vì nếu không giữ bàn chải sạch sẽ, vi khuẩn còn sót lại có thể gây hôi miệng và sâu răng.

Đánh răng đúng cách thực chất không khó nhưng phần lớn người trưởng thành lại thực hiện sai

Đánh răng bằng bàn chải điện

Đánh răng bằng bàn chải điện hơi khác một chút so với bàn chải thông thường, vì đầu bàn chải tự quay hoặc tự rung.

  • Bước 1: Thấm xíu nước lên đầu bàn chải, thêm một lượng kem đánh răng cỡ hạt đậu lên trên.
  • Bước 2: Bật bàn chải đánh răng điện của bạn và bắt đầu từ hàng dưới cùng của răng, giữ đầu bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với đường nướu như khi dùng bàn chải thông thường.
  • Bước 3: Bật nút nguồn để lông bàn chải hoạt động, di chuyển nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, từng chiếc răng một, đánh bóng từng chiếc răng bằng đầu bàn chải rung xoay.
  • Bước 4: Chuyển sang hàng trên cùng của răng và lặp lại, làm sạch và đánh bóng từng chiếc răng một.
  • Bước 5: Sử dụng đầu bàn chải điện tử để kích thích và làm sạch lưỡi, di chuyển chậm rãi trên bề mặt lưỡi từ trong ra ngoài.
  • Bước 6: Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ kem đánh răng.

Đánh răng khi đang niềng răng

Đánh răng khi đang niềng răng khá là đơn giản. Tuy nhiên, mất thêm vài bước nữa để thực hiện

  • Bước 1: Bắt đầu bằng cách tháo dây cao su hoặc các bộ phận có thể tháo rời khỏi niềng răng của bạn. Những thứ này nên được rửa sạch trước khi lắp chúng vào răng của bạn.
  • Bước 2: Chuẩn bị bàn chải đánh răng của bạn với một ít nước và một lượng kem đánh răng cỡ hạt đậu.
  • Bước 3: Cẩn thận làm sạch xung quanh niềng răng của bạn, bao gồm cả dưới dây và ghim.
  • Bước 4: Chải dây thực tế của niềng răng để chúng không có bất kỳ mảnh thức ăn nào có thể gây ra sự tích tụ mảng bám hoặc vi khuẩn.
  • Bước 5: Đánh răng như bình thường, di chuyển từ bên này sang bên kia miệng và dành ít nhất 2 phút để đánh răng.
  • Bước 6: Nhẹ nhàng chải lưỡi của bạn từ trong ra ngoài, để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.
  • Bước 7: Nhổ hết kem đánh răng và nước bọt còn sót lại. Súc miệng bằng nước và kiểm tra gương để đảm bảo niềng răng của bạn đã được làm sạch hoàn toàn.

Đánh răng cho trẻ

Trẻ dưới 3 tuổi không cần dùng kem đánh răng chứa Fluor hoặc nếu có cũng chỉ cần sử dụng 1 lượng nhỏ hơn nhiều so với trẻ lớn hoặc người trưởng thành.

  • Bước 1: Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, cỡ trẻ em, thấm 1 xíu nước và cho một ít kem đánh răng có kích thước bằng hạt gạo (nếu dưới 3) hoặc cỡ hạt đậu (nếu trên 3) lên bề mặt bàn chải.
  • Bước 2: Từ từ chải mặt sau, mặt trước và mặt bên của răng. Đồng thời chải nướu ở những nơi răng chưa mọc ra. Chải từ từ và nhẹ nhàng để tránh làm bé bị đau, gây khó chịu.
  • Bước 3: Chải lưỡi cho trẻ nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, tránh chải quá sâu sẽ làm con khó chịu, buồn nôn.
  • Bước 4: Cho trẻ súc miệng lại bằng nước sạch.

Nên chọn bàn chải nào là thích hợp?

Sau khi bạn đã biết đánh răng đúng cách thì việc chọn bàn chải đánh răng cũng quan trọng không kém. Nếu bạn gặp tình trạng chảy máu chân răng mỗi lần vệ sinh răng miệng dù thực hiện đúng cách, nhẹ nhàng và chậm rãi thì việc đầu tiên là kiểm tra lại bàn chải của mình.

  • Với những người lợi (nướu) nhạy cảm nên chọn bàn chải lông mềm.
  • Đối với những hàm răng khấp khểnh nên chọn loại bàn chải có phần lông cuối bàn chải dài hơn, hình mũi tên.
  • Những người đang niềng răng nên chọn loại bàn chải có sợi lông ở giữa ngắn hơn phía ngoài.

Hãy chọn bàn chải đánh răng nào có kích thước vừa với khoang miệng của bạn, ưu tiên đầu bàn chải nhỏ, dài không quá 2cm. Đặc biệt hãy thay bàn chải đánh răng định kỳ 2-4 tháng/lần để tránh vi khuẩn vì bàn chải đánh răng chuyển sang khoang miệng trong lúc vệ sinh răng miệng.

>> Bạn nên xem: Lựa chọn bàn chải đánh răng trẻ em theo độ tuổi

Dùng kem đánh răng nào?

Hầu hết các loại kem đánh răng đều chưa fluoride giúp làm sạch hiệu quả. Tuy nhiên, hãy lưu ý về thành phần và hàm lượng có trong tip kem đánh răng cho từng độ tuổi khác nhau.

Kem đánh răng đặc biệt không chứa fluoride cũng có sẵn dành cho trẻ nhỏ nếu bạn lo lắng về việc chúng nuốt kem đánh răng.

Hãy sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với các thành phần lành tính, ít chất tạo bọt, hàm lượng chất mài mòn và làm trắng thấp nhất có thể để đảm bảo an toàn khi bé vô tình nuốt phải.

Fluoride củng cố răng của bạn chống lại sâu răng. Một số trẻ nhỏ không nên sử dụng kem đánh răng có fluoride. Tuy nhiên, ADA vẫn khuyến nghị rằng:

  • Trẻ dưới 3 tuổi thường nuốt kem đánh răng, do đó khuyến cáo không dùng kem đánh răng có Fluor. Nếu trẻ dưới 3 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên có thể sử dụng kem đánh răng có Fluor có kích thước bằng hạt gạo.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi là thời điểm răng vĩnh viễn đang hình thành, nếu lượng Fluor quá lớn sẽ phá hủy men răng và tạo nên các mảng bám. Do đó, chỉ nên dùng kem đánh răng có lượng Fluor trong khoảng 200-500 ppm ( cỡ hạt đậu).
  • Trẻ từ 6-11 tuổi chỉ nên dùng kem đánh răng có hàm lượng Fluor tối đa là 1000 ppm.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng kem đánh răng như người lớn.

Kem đánh răng đặc biệt không chứa fluoride cũng có sẵn dành cho trẻ nhỏ nếu bạn lo lắng về việc chúng nuốt kem đánh răng.

>> Xem thêm: Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

Có nên sử dụng nước súc miệng?

Bạn có thể súc miệng bằng nước súc miệng không chứa cồn hoặc nước muối tự pha loãng. Chúng có thể hỗ trợ làm sạch sâu khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trong miệng, giúp hơi thở thơm hơn.

Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng. Hãy súc miệng tương tự cách đánh răng đúng ở trên, thực hiện 2-3 lần một ngày. Bởi vì trong khoang miệng vẫn có lợi khuẩn, súc miệng quá nhiều lần sẽ vô tình làm trôi lượng lợi khuẩn cần thiết này. Và nếu đã súc miệng thì tốt nhất không nên ăn trong vòng 30 phút đầu tiên để phát huy tác dụng.

Như vậy, việc đánh răng trước khi ăn hay sau khi ăn cũng đều quan trọng như nhau. Chỉ cần bạn hiểu và biết cách chăm sóc răng miệng của mình thật tốt, thì sẽ tránh được vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng sâu răng.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý:

  • Không đánh răng ngay sau khi ăn xong. Tốt nhất nên chờ 30-60 phút sau khi ăn hoặc uống để đánh răng. Vì ngay sau khi ăn xong, độ PH trong khoang miệng giảm xuống. Đặc biệt nếu bạn ăn hoặc uống những thức ăn có chứa nhiều acid như: nước cam, soda, coffee, bánh, kẹo,…việc đánh răng lúc này sẽ khiến cho răng của bạn dễ bị bào mòn hơn.
  • Bạn có thể nhai kẹo cao su để giúp hơi thở được thơm hơn trong lúc chờ đợi.
  • Sử dụng kem đánh răng giàu canxi hoặc có chưa Flour để giúp tăng cường men răng.
  • Thay bàn chải đánh răng theo định kỳ ít nhất 3 tháng/ lần.
  • Rửa sạch bàn chải sau khi đánh răng xong, để làm sạch vi khuẩn còn bám lại trong bàn chải.
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng của bạn. Cần chú ý lựa chọn loại chỉ nha khoa phù hợp với kích thước kẽ răng của mình.

Ngoài việc thực hành cách đánh răng đúng, chọn bàn chải đánh răng nào và dùng kem đánh răng nào phù hợp tình trạng răng miệng, bạn cũng cần lấy cao răng định kỳ mới có thể hoàn thiện quy trình chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học.

Bài viết liên quan

Cách chọn kem đánh răng trẻ em an toàn phụ huynh nên biết

Ngày: 06/10/2023

Trẻ em từ 1 - 2 tuổi đã có thể tự chăm sóc răng miệng, phụ huynh chỉ cần lưu ý mua bàn chải mềm và biết ...

Cách vệ sinh bàn chải đánh răng sạch khuẩn nhất

Ngày: 17/01/2024

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thì bảo quản vệ sinh bàn chải đánh răng cũng rất quan trọng. Bạn đã biết ...

Lựa chọn bàn chải đánh răng trẻ em theo độ tuổi

Ngày: 09/10/2023

Bé 5 tháng tuổi những chiếc răng đầu tiên đã bắt đầu mọc và cần được vệ sinh. Chọn bàn chải đánh ...

Đánh răng thôi chưa đủ, làm thêm 10 mẹo này giúp bạn có hàm răng chắc khỏe

Ngày: 12/02/2022

Không chỉ đánh răng, làm thêm những mẹo này thì cả đời không bao giờ cần gặp nha sĩ.