Đặt lịch hẹn

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 27/09/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng được giới thiệu nhiều công dụng. Vậy bạn đã biết cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng của mình chưa?

1. Thành phần của kem đánh răng

Kem đánh răng có tác dụng làm sạch răng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn bám lại trên răng, từ đó góp phần giảm sự hình thành vôi răng, giữ cho hơi thở thơm tho.

Thành phần cơ bản của một ống kem đánh răng bao gồm:

  • Chất mài mòn: 20-40%.
  • Nước: 20-40%.
  • Chất làm ẩm (glycerin): 20-40%.
  • Chất tạo bọt: 1-2%.
  • Ngoài ra còn có các chất khác như: hương liệu, chất làm đặc, chất bảo quản và nhóm tác nhân điều trị khoảng 5%.

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

1.1 Chất mài mòn và đánh bóng

Khả năng làm sạch răng của kem đánh răng chủ yếu đến từ chất mài mòn và chất đánh bóng. Dĩ nhiên thành phần chất mài mòn và làm bóng trong mỗi sản phẩm kem đánh răng là khác nhau, tuỳ vào tính chất của dòng sản phẩm mà nhà sản xuất muốn nhấn mạnh.

Trước tiên, bạn đừng vội nghĩ chất mài mòn và chất đánh bóng sẽ gây mòn men răng. Thực tế chất mài mòn không làm tổn thương men răng.

  • Chất mài mòn thường là silicon oxides, aluminium oxides, bicarbonate… khả năng mài mòn tùy thuộc vào độ cứng của chất, kích thước, hình dạng của hạt mài mòn, và một số yếu tố khác như: kỹ thuật chải răng, áp lực lúc chải răng, độ cứng của đầu lông bàn chải, hướng chải răng, số lần chải răng trong ngày.
  • Còn chất đánh bóng trong kem đánh răng thường là các hạt có kích thước nhỏ như nhôm, canxi, thiếc, magiê…

1.2 Nhóm tác nhân có tính trị liệu

Các dòng kem đánh răng cho răng ê buốt, răng nhạy cảm… liên quan đến nhóm tác nhân có tính trị liệu. Nhóm này phổ biến nhất bao gồm:

  • Fluor: tăng cường tái khoáng hóa cho men răng, giảm sâu răng, làm chậm sự phát triển của lỗ sâu, sâu răng ít ảnh hưởng đến tủy răng.
  • Triclosan: giảm vi khuẩn trong mảng bám, ức chế sự lắng đọng của Ca/P từ đó làm giảm sự hình thành vôi răng, giảm mùi hôi trong miệng. Nó sẽ tăng tác dụng hỗ trợ lấy cao răng nếu kết hợp với copolymer hoặc citrate kẽm.
  • Hydrogen peroxide, carbamide peroxide: là tác nhân tẩy trắng răng, thường được sử dụng kết hợp với chất tẩy trắng tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cách chọn kem đánh răng phù hợp

2.1 Hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm

Hiện nay, “thuần chay” và “nhà làm” là 2 từ khoá rất thu hút, xu hướng lựa chọn hoá mỹ phẩm “nhà làm” ngày càng nhiều. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo mình hiểu thành phần sản phẩm cũng như quy trình sản xuất. Khác với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng hoá mỹ phẩm rất đặc thù, cùng bảng thành phần như tỉ lệ khác nhau hay cách cô đặc khác nhau sẽ cho ra sản phẩm rất khác nhau.

Kem đánh răng cũng không ngoại lệ. Sản phẩm từ phòng lab, trải qua bước đánh giá thử nghiệm sẽ an toàn hơn. Tốt nhất bạn nên mua kem đánh răng từ nhãn hàng uy tín tại các nhà phân phối, siêu thị uy tín…

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

2.2 Hiểu rõ tình trạng răng nướu

Việc chọn kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng nướu sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng. Trong trường hợp bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng thì hãy tìm đến nha sĩ để được tư vấn, kê đơn phù hợp.

2.3 Tập đọc bảng thành phần sản phẩm

Dĩ nhiên, ngay cả những người nghiên cứu chuyên sâu cũng khó có thể đọc hiểu hoàn toàn bảng thành phần để trả lời chính xác kem đánh răng nào tốt. Hơn nữa bảng thành phần và công thức lại là 2 vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chọn kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình thì hãy học cách phát hiện những thành phần “nghi ngờ” từ bảng thành phần kem đánh răng.

>> Xem thêm: Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

Dưới đây là những hóa chất độc hại thường hiện diện trong sản phẩm kem đánh răng mà bạn nên biết:

  • Sodium Fluoride (natri florua): Mặc dù các bác sĩ nha khoa khuyến cáo người tiêu dùng dùng kem đánh răng có chứa natri florua để ngăn ngừa sâu răng nhưng thành phần này nguy hại với trẻ em nếu vô tình nuốt phải.
  • Thuốc nhuộm/chất tạo màu: Nếu hấp thụ chất FD&C Blue Dyes 1&2 có trong thuốc nhuộm/chất tạo màu một thời gian dài sẽ phân lập thành các hoạt chất có hại.
  • Sodium Lauryl Sulfate (SLS): SLS đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh là có thể ăn mòn men răng và gây hại cho tế bào da.
  • Triclosan: Triclosan có tính kháng khuẩn mạnh nhưng nếu lượng triclosan tích lũy nhiều và trong thời gian dài sẽ thật sự nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Hydrated silica: Samuel Epstein, chủ tịch Liên minh phòng chống Ung thư khuyến cáo người tiêu dùng không nên dùng các sản phẩm chứa Hydrated Silica nhằm tránh gây hại men răng, tránh dùng kem đánh răng chứa thành phần hydrated silica và cellulose khi đang bệnh nướu răng, sâu răng và nướu răng nhạy cảm với các hoa chất.

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

3. Nên chọn kem đánh răng nào tốt?

Mặc dù vai trò chính của kem đánh răng là làm sạch và khả năng làm sạch răng miệng liên quan nhiều đến cách chải răng của bạn, thế nhưng cách chọn kem đánh răng nào tốt và phù hợp với tình trạng răng miệng của quan trọng. Nguyên nhân là do sự gia giảm của các thành mài mòn và tác nhân có tính trị liệu sẽ phù hợp với những thể trạng răng nhất định.

3.1 Kem đánh răng cho răng ố vàng xỉn màu

Với trường hợp răng bị ố vàng do màu thực phẩm thì sử dụng kem đánh răng có khả năng làm trắng được xem là giải pháp ít tốn kém. Bạn có thể tham khảo các dòng Kem đánh răng Colgate Optic White, Kem đánh răng dạng gel Closeup Lốc xoáy Đỏ,

Kem đánh răng Darlie All Shiny White,… Lưu ý là đối với các trường hợp nhiễm màu nặng, ố vàng lâu năm, nhiễm màu thuốc kháng sinh… thì kem đánh không có tác dụng nổi bật mà cần can thiệp lấy cao răng định kỳ và tẩy trắng răng phù hợp.

3.2 Kem đánh răng có khả năng chống sâu răng

Sản phẩm kem đánh răng có khả năng chống sâu răng sẽ có chứa Fluor cao, có chứa thành phần ngăn ngừa axit từ đường giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Tiêu biểu là Kem đánh răng P/S Ngừa sâu răng vượt trội, Kem đánh răng Colgate Ngừa sâu răng, Kem đánh răng Aquafresh Ngừa sâu răng hương Bạc hà,…

3.3 Kem đánh răng cho răng ê buốt 

Nguyên nhân gây ê buốt ở răng là do lớp men răng cứng bị phá hỏng hay tụt nướu làm hở các ống thần kinh. Vì thế kem đánh răng dành cho răng ê buốt thường chứa các hoạt chất trung tính, giảm ê buốt cho răng, giúp bảo vệ lớp ngà bị hở bằng chặn đường truyền cảm giác tới dây thần kinh. Có thể kể đến các dòng kem đánh răng cho răng ê buốt như Kem đánh răng P/S Sensitive Expert, Kem đánh răng Bamboo Salt, Kem đánh răng dạng gel Sensodyne Cool gel.

3.4 Kem đánh răng thơm miệng

Cách chọn kem đánh răng giúp hơi thở thơm là bổ sung các hương liệu có tính khử mùi như Kem đánh răng Epix Tinh thể băng, Kem đánh răng P/S Bảo vệ 123 hương Trà xanh, Kem đánh răng Closeup Pha lê tuyết,…

Trên đây là hướng dẫn cách chọn kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng dựa vào thành phần kem đánh răng. Nếu bạn đang gặp bệnh lý răng miệng nghiêm trọng thì hãy liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn và kê đơn phù hợp.

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Chủ đề: chọn kem đánh răngĐánh rănghướng dẫn vệ sinh răng miệngkem đánh răng chống ê buốtLấy cao răng
Bài viết liên quan

Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?

Tranh cãi xoay quanh vấn đề nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng có nhiều ý kiến trái chiều khiến bạn hoang ...

Lựa chọn bàn chải đánh răng trẻ em theo độ tuổi

Bé 5 tháng tuổi những chiếc răng đầu tiên đã bắt đầu mọc và cần được vệ sinh. Chọn bàn chải đánh ...

Cách vệ sinh bàn chải đánh răng sạch khuẩn nhất

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thì bảo quản vệ sinh bàn chải đánh răng cũng rất quan trọng. Bạn đã biết ...

Cách chọn kem đánh răng trẻ em an toàn phụ huynh nên biết

Trẻ em từ 1 - 2 tuổi đã có thể tự chăm sóc răng miệng, phụ huynh chỉ cần lưu ý mua bàn chải mềm và biết ...