Đặt lịch hẹn

Răng bị ê buốt khi nhai là bị gì? Cách khắc phục là gì?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 17/10/2023
5/5 - (2 bình chọn)

Nếu bạn đang không biết răng bị ê buốt khi nhai là bị gì, đặc biệt là đồ cứng thì rất có thể bạn đang gặp bệnh lý về răng miệng hoặc các chấn thương răng.

1. Răng bị ê buốt khi nhai là bị gì?

Trong tình trạng bình thường sức khỏe răng miệng ổn định, không gặp vấn đề gì liên quan đến đau nhức khi nhai thì ngà răng và tủy răng được bao bọc và bảo vệ bởi men răng và các mô để có thể cảm nhận được các kích thích từ môi trường.

Trái lại khi men răng bị vỡ hoặc bị mài mòn, ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài bị ê buốt hoặc đau nhức khi ăn đồ ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm đông lạnh hoặc quá nóng. Chính vì vậy, liên quan đến câu hỏi răng bị ê buốt khi nhai là bị gì thì có thể bạn đang gặp bệnh lý về răng miệng hoặc các chấn thương răng khiến ngà răng hoặc các mô mềm bị tổn thương.

2. Vì sao răng bị ê buốt khi nhai?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị ê buốt khi nhai. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Răng bị ê buốt khi nhai là bị gì? Cách khắc phục là gì?

2.1 Bị sâu răng

Như đã đề cập ở trên, mô răng là bộ phận dễ cảm nhận được tác động từ môi trường bên ngoài nhất. Bị sâu răng đồng nghĩa với việc mô răng đã bị tổn thương, tình trạng sâu răng sẽ ngày một nghiêm trọng hơn và người bệnh ngày càng gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai.

2.2 Bị viêm tủy răng

Viêm tủy răng cũng tương tự như sâu răng nhưng nghiêm trọng hơn. Với các bệnh nhân gặp tổn thương về tủy răng sẽ gặp tình trạng răng bị ê buốt khi nhai rất nghiêm trọng. Bạn phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định răng bị ê buốt khi nhai là bị gì cũng như nguyên nhân vì sao răng bị ê buốt khi nhai để tránh nguy cơ mất răng do chết tủy hoàn toàn.

2.3 Răng bị nứt, mẻ

Một nguyên nhân khác khiến răng bị ê buốt khi nhai là răng bị nứt mẻ hoặc vỡ do thiếu chất hoặc do các chấn thương nghiêm trọng cũng có thể bị tổn thương tủy răng.

2.4 Bị viêm nướu

Khi nướu răng bị viêm nhiễm sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường và làm răng bị ê buốt khi nhai hoặc khi gặp các kích thích từ bên ngoài. Bạn có thể nhận ra dấu hiệu bị viêm nướu dễ dàng khi nướu bị sưng phồng, có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, nướu mềm khi sở vào, thậm chí có thể gây chảy máu chân răng.

2.5 Răng bị mòn quá mức

Răng bị mài mòn nghiêm trọng sẽ khiến ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài từ đó gây ra vấn đề răng bị ê buốt khi nhai. Thông thường, răng có xu hướng bị mài mòn ở mặt nhai hoặc cổ răng.

2.6 Phục hình không đúng kỹ thuật

Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình thẩm mỹ làm đẹp hàm răng. Tuy nhiên nếu kỹ thuật phục hình không đúng, lấy cao răng sai kỹ thuật hay lạm dụng tẩy trắng răng cũng sẽ khiến răng bị tổn thương bề mặt hoặc gặp các chấn thương liên quan đến men răng và tủy răng. Trong trường hợp này bạn sẽ nhanh chóng gặp vấn đề răng bị ê buốt khi nhai.

3. Cách điều trị răng ê buốt khi nhai là gì?

Bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện các chỉ định của Bác sĩ đồng thời xác định chính xác cách điều trị răng ê buốt khi nhai. Tuy nhiên trước đó bạn có thể thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng ê buốt tại nhà để giảm cơn đau răng bị ê buốt.

3.1 Dùng kem đánh răng dành cho răng ê buốt

Với những bạn đang gặp tình trạng ê buốt răng thì kem đánh răng dành cho răng ê buốt, răng nhạy cảm sẽ giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu. Các loại kem đánh răng dùng riêng cho da nhạy cảm có chứa Fluoride giúp răng khỏe hơn. Hoặc bạn có thể tham khảo các loại kem đánh răng chứa kali nitrat để phục hồi tình trạng ê buốt răng.

Bạn đang gặp tình trạng ê buốt răng thì kem đánh răng dành cho răng ê buốt

3.2 Súc miệng bằng nước muối

Nước muối không chỉ giúp kháng khuẩn và kháng viêm mà còn giúp cải thiện tình trạng ê buốt chân răng. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng để vệ sinh răng miệng sau lần chải răng. Nếu bạn dùng nước muối tự pha thì nên chú ý hàm lượng muối, pha nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng còn quá nhạt sẽ giảm hiệu quả làm sạch khoang miệng và giảm ê buốt răng sẽ không được đảm bảo.

3.3 Sử dụng tinh dầu đinh hương

Dầu đinh hương là hợp chất có vị cay và được ứng dụng nhiều trong y học giúp giảm đau nhanh chóng và gây tê dây thần kinh. Dầu đinh hương chứa các loại vitamin B, C, E cũng như các chất khác như kẽm, canxi và folate có tác dụng gây tê cực mạnh. Từ đó có khả năng điều trị răng bị ê buốt khi nhai hiệu quả.

3.4 Sử dụng lô hội (nha đam)

Các nghiên cứu khoa học chứng minh gel nha đam có khả năng phục hồi tổn thương răng và diệt vi khuẩn do có chứa các thành phần như anthraquinones, anthraquinones và propolis. Đây là các hoạt chất giúp tiêu viêm, giảm đau và làm lành vết thương, vitamin B, C, E, canxi, magie, kẽm, sắt… cũng giúp giảm ê buốt, giảm tình trạng vi nướu và tẩy trắng răng hiệu quả.

3.5 Sử dụng trà xanh

Trong trà xanh có nhiều hoạt chất tốt cho răng lợi như catechin, florua và axit tannic… giúp phục hồi lớp men răng đã bị mài mòn và hạn chế các tổn thương do môi trường axit gây ra. Trà xanh còn có khả năng chống oxy hóa tối ưu giúp điều trị ê buốt răng và giữ lại hơi thở thơm mát.

>> Xem thêm: Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

Trên đây chỉ là những cách điều trị răng ê buốt khi nhai tại nhà mang tính chất tạm thời làm giảm triệu chứng. Để điều trị dứt điểm cần phải loại bỏ nguyên nhân gốc rễ vì sao răng bị ê buốt khi nhai. Vì vậy hãy đến phòng răng thăm khám sớm nhất có thể.

Những cách điều trị răng ê buốt khi nhai tại nhà mang tính chất tạm thời làm giảm triệu chứng

4. Lưu ý khi vệ sinh răng bị ê buốt

Bên cạnh việc lựa chọn kem đánh răng dành cho răng ê buốt, bạn cần chú ý chăm sóc vệ sinh răng nhạy cảm đúng cách.

  • Vệ sinh răng miệng sạch mỗi ngày, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm phù hợp. Đánh răng đúng cách chải răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu, bào mòn men răng.
  • Làm sạch thức ăn thừa bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước, lấy cao răng định kỳ giúp răng được sạch sẽ, loại bỏ nguy cơ hại khuẩn lưu trú.
  • Không lạm dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng chứa hoạt chất tẩy trắng răng quá nhiều vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm lành mạnh. Bạn không nên ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá lạnh hoặc quá chua, ngọt,…
  • Ăn đồ mềm, dễ nhai, không nên cắn nhai những vật quá cứng và nhai đều ở hai bên hàm.

Tóm lại, răng bị ê buốt khi nhai có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý răng miệng. Khi gặp lo lắng răng bị ê buốt khi nhai là bị gì thì bạn hãy áp dụng một số phương pháp chăm sóc phù hợp cho răng nhạy cảm. Nếu sau 2 tuần tình trạng vẫn không cải thiện thì bạn nên đến nha khoa kiểm tra và thăm khám sớm, tìm ra nguyên nhân vì sao răng bị ê buốt khi nhai để có biện pháp can thiệp chữa trị triệt để.

Bài viết liên quan

Răng ê buốt khi tẩy trắng phải làm sao?

Ngày: 13/10/2022

Răng ê buốt sau khi tẩy trắng không phải hiếm, thường gặp ở nhiều người, không gây nguy hiểm và khắc phục ...

Vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt? Cách điều trị ê buốt răng?

Ngày: 23/06/2023

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt chân răng. Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất. Tuy nhiên, vì ...

Dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm ngăn ngừa ê buốt răng

Ngày: 21/09/2023

Nhìn bên ngoài bạn sẽ khó thấy dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm, phát hiện trễ sẽ làm lớp men tiêu ...

Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

Ngày: 21/08/2023

Tình trạng răng ê buốt hay nhạy cảm có thể điều trị và cải thiện được bằng cách trang bị kiến thức ...