Đặt lịch hẹn

Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 21/08/2023
Đánh giá

Tình trạng răng ê buốt hay nhạy cảm có thể điều trị và cải thiện được bằng cách trang bị kiến thức răng ê buốt dùng kem đánh răng nào, ăn gì và kiêng gì.

1. Vì sao răng ê buốt?

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng răng miệng khá phổ biến, không quá nghiêm trọng và có thể điều trị cải thiện được. Có khoảng 80% đối tượng trong độ tuổi 20-40 đang bị ê buốt răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

  • Đánh răng sai cách: Thói quen đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày… gây mòn men răng, dẫn đến các phần tử từ các thực phẩm tiếp xúc vào ngà răng hay tủy răng gây ê buốt khó chịu.
  • Sử dụng nước súc miệng trong thời gian dài: Một số loại nước súc miệng có chứa axit, khi bạn sử dụng hằng ngày trong thời dài sẽ làm răng nhạy cảm hơn và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương thêm.
  • Thói quen nghiến răng: Nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ làm men răng mòn dần theo thời gian, kéo theo hệ lụy là ê buốt răng.
  • Ăn thực phẩm có tính axit: Một số loại thực phẩm có tính axit phổ biến như: ngũ cốc, đường, cá, một số chế phẩm từ sữa, thực phẩm giàu protein, soda và các đồ uống ngọt khác… nếu không bị tích vụ lại trên răng sẽ gây hại đến lớp men răng, dẫn đến ê buốt.
  • Sau các thủ thuật nha khoa: Răng có xu hướng nhạy cảm hơn sau khi lấy cao răng, làm láng chân răng, bọc mão răng giả hay các quy trình phục hình răng khác. Thông thường, tình trạng ê buốt răng vì những nguyên nhân này sẽ biến mất sau 4–6 tuần.
  • Các bệnh lý răng miệng: Phần lớn nguyên nhân khiến răng nhạy cảm ê buốt là biểu hiện của bệnh lý đau răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Có nhiều nguyên nhân vì sao răng ê buốt khác nhau. Mặc dù ê buốt nhạy cảm không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Điển hình là nguy cơ bị biếng ăn, đau nhức quai hàm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Ngoài ra cũng có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ và chảy máu do bệnh viêm nướu, người bệnh còn có xu hướng ngại giao tiếp xã hội.

2. Chăm sóc răng ê buốt như thế nào?

Nếu bạn đã gặp phải tình trạng răng nhạy cảm thì tức là đã có một số men răng bị mòn hay tổn thương. Khi bị ê buốt răng, cách tốt nhất là thực hiện các phương pháp bảo vệ men răng, tránh những tác nhân kích thích đến dây thần kinh trong răng. Để ngăn chặn và không để tình trạng tiến triển thêm, bạn nên lưu ý 6 cách chăm sóc răng ê buốt sau đây.

Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

  • Không đánh răng quá mạnh: Tốt nhất là bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, chải răng theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn, để bàn chải tạo thành một góc 45º với đường nướu rồi chải lên xuống nhẹ nhàng.
  • Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt: Hãy đọc kỹ bảng thành phần ghi trên bao bì, tránh các hóa chất độc hại như chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan,…ưu tiên thành phần dược liệu tự nhiên. Hãy tham khảo cụ thể răng ê buốt dùng kem đánh răng nào ở phần tiếp theo.
  • Liệu pháp Florua: Là bổ sung florua vào các khu vực nhạy cảm của răng, dưới dạng chất lỏng và thuốc viên nhằm làm giảm sự phân hủy bởi các axit từ thực phẩm, tăng khả năng tái khoáng hóa và giảm hoạt động của vi khuẩn.
  • Tránh những thực phẩm có tính axit: Hãy lưu ý hàm lượng đường tinh luyện trong bữa ăn của bạn, cũng nên ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại axit và vi khuẩn tác động làm mòn men răng.
  • Bỏ thói quen nghiến răng: Bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia về giấc ngủ để tiến hành kiểm tra, xác định xem bạn có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không và nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào từ đó có phương án điều trị.
  • Điều trị bệnh lý răng miệng: Hãy đến nha khoa để thăm khám răng miệng định kỳ, nếu nguyên nhân vì sao răng ê buốt liên quan đến bệnh lý thì hãy điều trị triệt để.

3. Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Nếu bạn chưa chọn được răng ê buốt dùng kem đánh răng nào thì sao đây là những cái tên được nhiều người lựa chọn hàng đầu:

3.1 Sensodyne Repair & Protect

Sensodyne là loại kem đánh răng được chuyên gia khuyên dùng cho răng nhạy cảm. Sensodyne có sự kết hợp giữa fluoride, canxi, natri, silica và photpho, không chỉ giúp giảm độ nhạy cảm mà còn chống sâu răng và hạn chế ảnh hưởng của axit ăn mòn men răng, giúp làm dịu các dây thần kinh ở ngà răng, hỗ trợ răng giảm ê buốt và đau răng hiệu quả.

Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

3.2 Colgate Sensitive Complete Protection

Colgate Sensitive Protection chứa các ion K+ loại bỏ mảng bám trên răng, găn chặn các tác nhân gây ê buốt và sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Trong trường hợp bạn bị đau răng cũng có thể bôi trực tiếp một lượng nhỏ Colgate Sensitive Complete Protection và xoa trong vòng 1 phút.

3.3 P/S Sensitive Expert

P/S Sensitive Expert cũng là một trong những đề cử cho bạn không biết răng ê buốt dùng kem đánh răng nào. Kem đánh răng P/S Sensitive Expert chứa khoáng chất HAP và hợp chất Zn, ngăn chặn các kích thích lên tủy răng, giúp giảm ê buốt, ngăn nguy cơ tụt nướu và có tác dụng làm trắng răng rất tốt.

3.4 Bamboo Salt

Kem đánh răng muối tre tinh khiết từ Hàn Quốc cũng là một giải pháp tốt cho vấn đề răng ê buốt dùng kem đánh răng nào. Bamboo Salt có công thức bảo vệ nướu răng đặc biệt từ tinh chất muối tre được nung nóng 9 lần ở hơn 1000 độ C giúp diệt khuẩn gấp 3 lần muối thông thường, thành phần hoạt chất giúp loại bỏ mảng bám cho bạn hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng.

4. Răng ê buốt nên ăn gì kiêng gì?

Cảm giác ê buốt răng thường xuất hiện khi có những tác nhân từ bên ngoài tác động vào răng đang bị mài mòn men suy yếu khả năng tự bảo vệ. Vì vậy mà bên cạnh việc trang bị răng ê buốt dùng kem đánh răng nào, thì việc thực hành đúng răng ê buốt nên ăn gì kiêng gì sẽ giúp ngăn chặn tác nhân nhạy cảm.

Răng ê buốt dùng kem đánh răng nào? Ăn gì kiêng gì?

4.1 Răng ê buốt nên ăn gì?

Những thực phẩm nên ăn khi răng nhạy cảm ê buốt bao gồm những loại thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nên giàu vitamin-khoáng chất:

  • Những món ăn mềm và lỏng như súp hoặc cháo cùng thịt, cá, rau củ, …
  • Những loại thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa tươi, …
  • Các loại rau củ quả như khoai tây, súp lơ,…
  • Cá các loại như cá ngừ, cá hồi, cá thu, …
  • Sinh tố trái cây như các loại táo, dâu tây, lê, …

4.2 Răng ê buốt nên kiêng gì?

Những thứ cần tránh ăn khi răng nhạy cảm, ê buốt là các loại đường hóa chất, đường thực phẩm:

  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, trà, cà phê…
  • Thực phẩm có tính axit như chanh, nước chanh, dưa chua, các loại nước ngọt.
  • Thực phẩm cứng như các loại kẹo cứng hay nước đá.
  • Carbohydrate tinh chế có trong bánh ngọt, kẹo, bánh mỳ, …

Việc thực hành theo hướng dẫn răng ê buốt dùng kem đánh răng nào, răng ê buốt nên ăn gì kiêng gì chỉ mang tính chất tạm thời, ngăn chặn răng nhạy cảm thêm. Để có thể điều trị triệt để tình trạng răng nhạy cảm ê buốt bạn cần đến Nha Khoa Đà Nẵng Implant thăm khám chính xác vì sao răng ê buốt hoặc lấy cao răng định kỳ.

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Bài viết liên quan

Trám răng bao nhiêu tiền? Trám răng ở đâu uy tín tại Đà Nẵng?

Ngày: 01/08/2023

Bảng giá trám răng thẩm mỹ lấy số lượng răng làm đơn vị tính. Cụ thể giá trám răng bao nhiêu tiền phụ ...

Nguyên nhân ê buốt răng là gì? Có chữa dứt điểm được không?

Ngày: 09/08/2023

Nếu khi bạn ăn uống thực phẩm nóng, lạnh, ngọt, chua mà có cảm giác buốt hàm thì bạn cần đến nha khoa ...

Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Cách điều trị dứt điểm

Ngày: 15/08/2023

Hiện tượng nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đây là thói quen xấu gây khó ...

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

Ngày: 16/08/2023

Răng sữa tồn tại từ khoảng 6 tháng-12 tuổi có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh cần chăm ...