Đặt lịch hẹn

Nguyên nhân ê buốt răng là gì? Có chữa dứt điểm được không?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 09/08/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Nếu khi bạn ăn uống thực phẩm nóng, lạnh, ngọt, chua mà có cảm giác buốt hàm thì bạn cần đến nha khoa chẩn đoán nguyên nhân ê buốt răng là gì nhanh chóng.

Răng ê buốt (răng nhạy cảm) là cách gọi của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Nếu khi bạn ăn uống thực phẩm nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh mà có cảm giác buốt hàm răng thì có nghĩa là bạn đã có triệu chứng răng ê buốt răng.

Triệu chứng ê buốt răng ban đầu sẽ khá nhẹ, tần suất ít. Nhưng nếu không được điều trị sớm thì sẽ ngày càng nặng thêm, ê buốt chân răng sẽ biến chứng, thậm chí gây viêm tủy. Thông thường người bệnh hầu như không thể tự xác định nguyên nhân ê buốt răng là gì mà phải được thăm khám chuyên môn.

1. Nguyên nhân ê buốt răng là gì?

Ở trạng thái khỏe mạnh, ngà răng sẽ được bao bọc bởi một lớp men răng. Khi men răng bị hỏng, ngà răng không được bảo vệ, bị lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với axit trong khoang miệng cũng như những kích thích từ thực phẩm. Đây chính là lý do làm răng bạn trở nên nhạy cảm hơn, bị ê buốt thậm chí là lung lay.

Sau đây là một số nguyên nhân răng bị ê buốt phổ biến nhất.

1.1 Tổn thương cấu trúc răng

Những trường hợp mòn men răng, mòn hở cổ răng, răng sứt mẻ sẽ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm. Khi ngà bị lộ sẽ dễ bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm.

1.2 Tụt nướu

Tụt nướu răng để lộ lớp ngà dưới chân răng, khi phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa sẽ làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong.

Nguyên nhân ê buốt răng là gì? Có chữa dứt điểm được không?

1.3 Chế độ chăm sóc răng miệng không tốt

Chải răng quá kỹ, chải răng nhiều hơn ba lần một ngày, dùng lực quá mạnh, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao… có khả năng gây mất men răng, từ đó trở thành nguyên nhân ê buốt răng.

1.4 Chế độ ăn uống nhiều axit

Một chế độ ăn chứa nhiều axit từ thức ăn chua, nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và mài mòn bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân răng bị ê buốt.

1.5 Thói quen xấu

Một số thói quen xấu như nhai đá, nghiến răng kéo dài cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương cũng sẽ gây nên tình trạng răng nhạy cảm.

1.6 Can thiệp thủ thuật nha khoa

Một số thủ thuật nha khoa như tẩy trắng răng thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, gây ê buốt răng.

Ngoài ra, cũng có một số người bẩm sinh có răng nhạy cảm hơn những người khác. Những trường hợp này có lớp men răng mỏng hơn bình thường từ đó tạo điều kiện cho axit tấn công và gây cảm giác ê buốt.

2. Bệnh ê buốt răng có chữa dứt điểm được không?

Như vậy nguyên nhân răng bị ê buốt chủ yếu là do men răng nhạy cảm hoặc bị tổn thương, tiêu biến. Khi đã biết được nguyên nhân ê buốt răng là gì thì có thể tìm đến các cách trị ê buốt răng phù hợp.

Tuy nhiên, nếu bạn hỏi ê buốt răng có chữa dứt điểm được không thì câu trả lời là không. Thực tế, hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào có thể điều trị tận gốc vấn đề răng ê buốt. Nguyên nhân là vì không thể khôi phục lớp men răng tự nhiên được.

Men răng được hình thành từ nền tảng Canxi và Fluor, nó không phải là một dạng tế bào sống. Thế nên khi men răng mất đi thì không thể tự tái tạo.

Mặc dù trên lý thuyết chúng ta có thể tăng cường Canxi và Fluor. Nhưng trong thực tế, quá trình bồi đắp 2 dưỡng chất này vào răng diễn ra rất sớm từ khi răng bắt đầu mọc và kéo dài hàng năm trời. Khi các răng vĩnh viễn bước vào hoàn thiện, xương hàm vững chắc thì quá trình tự tái tạo men răng là rất kém đôi khi là không thể.

Nguyên nhân ê buốt răng là gì? Có chữa dứt điểm được không?

Cho đến thời điểm hiện tại, các biện pháp điều trị ê buốt hàm, ê buốt chân răng chỉ mang tính chất đẩy lùi triệu chứng.

3. Cách trị ê buốt răng như thế nào?

Nếu bạn đến phòng răng và mong muốn được tư vấn cách trị ê buốt răng là gì thì bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp nhằm khắc phục, tái tạo khoáng men răng hoặc biện pháp che phủ men răng hạn chế tình trạng men răng tiếp tục bị tổn thương.

Để lựa chọn phương án cụ thể phải thăm khám xem nguyên nhân ê buốt răng là gì, mức độ men răng bị tổn thương từ đó đề xuất phương án ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Nguyên nhân bị đau răng đột ngột và cách trị nhức răng tại nhà

Một số trường hợp răng ê buốt nặng, không thể khắc phục được bằng cách thông thường như chải răng bằng kem đánh răng đặc trị thì bác sĩ sẽ tư vấn bọc sứ hoặc trám răng thẩm mỹ.

3.1 Trám răng

Trám răng là giải pháp thẩm mỹ răng đơn giản và không mất nhiều thời gian. Bằng cách hàn trám giúp củng cố men răng, loại bỏ cảm giác ê buốt, miếng trám mỏng bám chặt vào thân răng sẽ phục hồi khả năng ăn nhai của bạn.

3.2 Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được áp dụng điều trị bệnh lý răng nặng. Sau khi mài nhỏ răng đi, một mão sứ được chế tác riêng sẽ được gắn lên cùi răng giúp răng thật chắc chắn và đều đẹp hơn, khắc phục hiệu quả tình trạng răng ê buốt giúp chúng ta ăn nhai thoải mái hơn.

4. Cách chăm sóc răng ê buốt như thế nào?

Một trong những cách chữa ê buốt răng hiệu quả là chăm sóc đúng cách và ăn uống phù hợp. Chính thói quen giữ gìn răng miệng hằng ngày của bạn sẽ quyết định việc men răng có bị tổn thương hay không. Dù bạn đã đến các phòng răng Đà Nẵng thăm khám và biết nguyên nhân ê buốt răng là gì thì cũng cần đặc biệt chú trọng việc chăm sóc răng nhạy cảm hằng ngày tại nhà hơn bình thường.

Nguyên nhân ê buốt răng là gì? Có chữa dứt điểm được không?

  • Vệ sinh răng đúng cách: Chải răng bằng bàn chải lông mềm, chải răng 2 lần/ngày một cách nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc dọc thân răng. Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm kết hợp nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Loại bỏ thức ăn thừa ở các kẽ răng sau mỗi bữa ăn bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay vì tăm xỉa răng.
  • Ăn uống hợp lý: Khi răng bị ê buốt, bạn cần lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống thật khoa học, tránh xa những loại thực phẩm có thể gây kích thích mạnh đến men răng như quá nóng, quá lạnh, quá nhiều đường hay quá nhiều axit.
  • Từ bỏ những thói quen xấu: Một số thói quen không tốt cho răng bị ê buốt như nhai nước đá, nhai kẹo, nghiến răng,… bạn cần từ bỏ nó để hỗ trợ cách trị ê buốt răng tại nhà.

5. Người bị ê buốt răng nên ăn gì kiêng gì?

  • Những người có răng nhạy cảm cần tránh thức ăn và đồ uống có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh như cháo nóng, canh nóng, nước lẩu nóng, kem, nước đá…
  • Nước đá, kem lạnh, soda, kẹo và có đường là những cái tên tiêu biểu trong danh sách người bị ê buốt răng nên kiêng.
  • Carbohydrate tinh chế như bánh ngọt, bánh mì sandwich không tốt cho người bị ê buốt hàm răng.
  • Trái cây sấy khô có hàm lượng đường cao và có thể lưu lại và dần trở thành nguyên nhân ê buốt răng.
  • Thực phẩm và đồ uống có tính axit cao làm mòn men răng, khiến bạn dễ bị ê buốt răng và sâu răng hơn, hãy hạn chế hấp thụ chúng.
  • Cuối cùng, người bị ê buốt răng nên ăn gì? Tuyến nước bọt của chúng ta hoạt động một cách tự nhiên để đối phó với axit, mảng bám và vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Việc của bạn là bổ sung những loại thực phẩm giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt, làm ẩm miệng, chống lại axit và vi khuẩn ăn mòn men răng như thực phẩm giàu chất xơ, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Bây giờ, nếu như bạn đang gặp khó khăn vì ê buốt chân răng, thì hãy đến Nha Khoa Đà Nẵng Implant để thăm khám xác định nguyên nhân ê buốt răng là gì cũng như nhận tư vấn cách trị ê buốt răng nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Đau răng nên làm gì? Các cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Ngày: 01/10/2023

Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề răng miệng, có thể do nhiều nguyên ...

5+ loại thuốc giảm đau răng thông dụng và những điều lưu ý

Ngày: 23/03/2023

Thuốc giảm đau răng là biện pháp cấp tốc giúp cải thiện cơn đau răng hiệu quả. Vậy, nên chọn loại thuốc ...

Tổng hợp 15 cách trị lở miệng hết tức thì giảm đau rát

Ngày: 06/06/2023

Lở miệng kéo dài sẽ làm cho cơ thể nóng, sốt, sưng hạch, cản trở việc ăn uống. Sau đây là tổng hợp 15 ...

Răng số 8 là răng nào? Nhổ răng số 8 có ảnh hưởng sức khỏe không?

Ngày: 11/11/2022

Răng số 8 thường được gọi là răng khôn nằm ở vị trí số 8 tính từ răng cửa. Răng số 8 thường mọc vào ...