Đặt lịch hẹn

Đau răng nên làm gì? Các cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Tác giả: Nha khoa Đà Nẵng Implant
Ngày: 01/10/2023
5/5 - (3 bình chọn)

Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề răng miệng, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, chấn thương răng, hoặc các vấn đề về răng khôn.

1. Nguyên nhân gây đau răng

Nguyên nhân đau răng tùy thuộc theo tình trạng của cơn đau, có thể kể đến 4 dạng đau nhức răng phổ biến như: đau răng hàm kéo dài, đau răng bất chợt, đau răng từng đợt và đau nhức chân răng. Cùng khám phá nguyên nhân của từng loại đau nhức răng này.

Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề răng miệng, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

1.1 Đau răng hàm kéo dài

Do răng hàm có chức năng cắn, nhai thức ăn, nên nếu răng đau buốt sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Các nguyên nhân gây nên tình trạng này:

  • Do mắc dị vật trong răng hàm: Nếu thức ăn thừa mắc vào kẽ răng trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây đau nhức răng hàm.
  • Do thường xuyên nghiến răng: Việc nghiến răng thường xuyên sẽ khiến răng hàm bị mài mòn và lớp men răng bị thương tổn nghiêm trọng.
  • Do bệnh nha khoa: Tình trạng áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn tấn công răng từ bên trong và người bệnh bị nhiễm trùng tăng lên.

Đau răng xảy ra từng đợt thì rất có thể người bệnh đang bị viêm tuỷ hoặc viêm nướu.

1.2 Đau răng bất chợt

Khi gặp những tình trạng như sâu răng, nứt răng, tụt nướu,… răng của người bệnh có thể gặp những cơn đau bất chợt. Bên cạnh đó, cơn đau này cũng có thể đến từ vị trí răng bọc hoặc trám thì mối cao hàn đã bị rơi ra.

1.3 Đau răng từng đợt

Trường hợp con đau răng xảy ra từng đợt thì rất có thể người bệnh đang bị viêm tuỷ hoặc viêm nướu. Triệu chứng của bệnh là bạn bị đau buốt răng khi nhai nuốt thức ăn.

1.4 Đau nhức chân răng

Tình trạng đau nhức chân răng và tê cứng khớp miệng xảy ra khi răng khôn mọc. Ngoài ra, khi sâu răng đến mức độ nặng, làm hỏng lớp men răng, ngà răng và lan sâu đến buồng tủy cũng gây nên những cơn đau buốt ở chân răng.

Khi sâu răng đến mức độ nặng, làm hỏng lớp men răng, ngà răng và lan sâu đến buồng tủy cũng gây nên những cơn đau buốt ở chân răng.

2. Đau răng nên làm gì? Cách tự xử lý tại nhà

Nếu bạn bị đau răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau răng tại nhà sau:

2.1 Chườm đá

Để chườm đá đúng cách, bạn nên bỏ đá vào túi và để bên má, ngoài vị trí răng đau khoảng 20 phút. Túi chườm lạnh sẽ giúp tê liệt dây thần kinh và giảm đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện cách này thường xuyên vì sẽ giảm hiệu quả.

Để chườm đá đúng cách, bạn nên bỏ đá vào túi và để bên má, ngoài vị trí răng đau khoảng 20 phút

2.2 Súc miệng bằng nước muối

Việc vệ sinh răng miệng bằng nước muối cũng làm dịu cơn đau răng hiệu quả. Khi súc miệng bằng nước muối, răng sẽ giảm bớt sự ê buốt và đau nhức. Đồng thời, thức ăn còn lại trong kẽ răng cũng sẽ được loại bỏ. Bạn nên súc miệng bằng nước muối đều đặn từ 4-5 lần/ ngày để giảm sưng, viêm nướu và chữa các mô mềm quanh răng.

2.3 Dùng thuốc trị đau răng

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen (Advil) hoặc Acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau nhức tạm thời. Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

2.4 Dùng thảo dược

Ngoài các cách trên, người bị răng có thể dùng một số loại thảo dược để giảm đau tại nhà:

  • Tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin giúp kháng khuẩn cao và có thể giúp cơn đau dịu đi. Hãy giã tỏi và thêm chút muối, sau đó đắp vào chỗ răng sâu.
  • Đinh hương: Trong đinh hương có chứa Eugenol giúp gây tê, chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau răng hiệu quả. Cách dùng là thấm bông gòn với dầu đinh hương, sau đó đặt lên răng bị đau nhức. Nếu không, bạn có thể nhai đinh hương khô và giữ lại bã ở khu vực đau khoảng 20 phút.
  • Bạc hà: hãy thử uống trà bạc hà khi nhức răng. Chỉ cần ngâm bạc hà khô với nước sôi trong 20 phút để thành trà bạc hà, sau đó uống hoặc súc miệng. Trong bạc hà có tinh chất gây tê để giảm cơn đau răng.

3. Chế độ ăn uống khi bị đau răng

Khi đau răng, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống bằng việc bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu canxi, chất xơ như: rau xanh, sữa, hải sản,…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng một số loại thực phẩm có hại cho răng đau như:

  • Đồ ăn ngọt như bánh kẹo, bao gồm cả kẹo cứng hoặc mềm.
  • Đồ uống có gas, cà phê.
  • Hạn chế ăn thịt gà để không bị mắc thức ăn vào kẽ răng, gây ra đau nhức thêm.
  • Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Kem lạnh.
Khi đau răng nên có chế độ ăn uống hợp lý

Khi đau răng nên có chế độ ăn uống hợp lý

4. Khi nào đau răng cần đến thăm khám tại nha khoa?

Bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được khám răng và điều trị tình trạng đau răng triệt để khi thấy các dấu hiệu dưới đây:

  • Bị nhức răng kéo dài không khỏi trong khoảng 2-4 tuần.
  • Bị đau răng nghiêm trọng, có tình trạng sưng mủ.
  • Đã có tiền sử sâu răng, đau nhức răng nhưng chưa xử lý triệt để.
  • Khi tự điều trị tại nhà, răng càng đau nhức thêm.
Đến thăm khám tại nha khoa là một trong những giải pháp đau răng nên làm gì

Đến thăm khám tại nha khoa là một trong những giải pháp đau răng nên làm gì

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có được giải pháp đau răng nên làm gì hiệu quả. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, hãy đến các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé!

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Bài viết liên quan

5+ loại thuốc giảm đau răng thông dụng và những điều lưu ý

Ngày: 23/03/2023

Thuốc giảm đau răng là biện pháp cấp tốc giúp cải thiện cơn đau răng hiệu quả. Vậy, nên chọn loại thuốc ...

Đau răng uống thuốc gì? Mẹo chữa đau răng không dùng thuốc

Ngày: 23/08/2023

Tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ chỉ định đau răng uống thuốc gì. Một số thuốc giảm đau ...

Ngày: 01/10/2023

Đánh răng thôi chưa đủ, làm thêm 10 mẹo này giúp bạn có hàm răng chắc khỏe

Ngày: 12/02/2022

Không chỉ đánh răng, làm thêm những mẹo này thì cả đời không bao giờ cần gặp nha sĩ.