Đau răng uống thuốc gì? Mẹo chữa đau răng không dùng thuốc
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 23/08/2023
5/5 - (2 bình chọn)
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ chỉ định đau răng uống thuốc gì. Một số thuốc giảm đau thường được sử dụng như paracetamol, aspirin, kháng sinh…
1. Nguyên nhân bị đau răng là gì?
Đau răng là tình trạng báo hiệu bệnh lý răng miệng. Một số nguyên nhân bị đau răng phổ biến là:
Các bệnh về nướu: Những mảng bám làm cho nướu bị tụt xuống, phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Khi hình thành túi nha chu sẽ làm cho vùng răng khó vệ sinh sạch nên gây viêm các tổ chức quanh răng, gây đau nhức chân răng.
Sâu răng, viêm tủy: Vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit và hòa tan men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu, các lỗ sâu lớn hơn gây ra viêm tủy, không chữa đau răng kịp thời sẽ dẫn tới áp xe xương ổ răng.
Áp xe nướu răng: Nguyên nhân bị đau răng do áp xe nướu, viêm nhiễm trùng thường đi kèm dấu hiệu sưng hay chảy mủ.
Thiếu dinh dưỡng: Thiếu vitamin C gây viêm lợi, chảy máu chân răng; thiếu canxi, vitamin D3, vitamin A, fluor làm cho cấu tạo răng yếu, khoáng hóa răng và răng mọc không đúng vị trí.
Suy yếu sức đề kháng: Trẻ em sau khi mắc các bệnh như sởi, thủy đậu,… người già sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân bị đau răng, bị viêm lợi, viêm quanh răng.
Chấn thương răng, miệng: Những trường hợp ngã do tai nạn giao thông, nhai phải sạn khi ăn, ẩu đả… gây gãy, mẻ và rạn răng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm trùng.
Rối loạn nội tiết tố: Viêm lợi tuổi dậy thì, viêm lợi khi hành kinh, viêm lợi khi thai nghén, viêm lợi tuổi mãn kinh… cũng sẽ gây nên tình trạng đau răng ở nữ giới.
Mọc răng khôn: Răng khôn khi mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm là nguyên nhân bị đau răng kéo dài ở người lớn.
Mòn cổ răng: Đánh răng quá mạnh, đánh không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải cứng gây hiện tượng mòn phần răng sát với nướu, làm lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt, đau nhức răng khi ăn uống.
Gặp sự cố nha khoa: Trong trường hợp nhổ răng hàm bị sâu lâu ngày chỉ còn chân răng, phải đục để nhổ chân răng gây rạn xương hàm… sẽ làm bạn bị đau nhức răng nhiều.
Tùy thuộc nguyên nhân bị đau răng là gì mà bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định đau răng uống thuốc gì cũng như cách chữa đau răng hiệu quả.
Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin…
Phối loại thuốc kháng sinh họ beta lactam với metronidazol để đem lại hiệu quả giảm đau nhức răng nhanh, diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí.
Benzocain: Đây là thuốc giảm đau răng nhanh, thường được dùng với tác dụng gây tê cục bộ, làm dịu tại nơi đau, giúp giảm nhói và áp lực xoang.
Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc kháng viêm không steroid được xem là thuốc giảm đau răng cấp tốc do răng sâu, bệnh nướu răng hoặc áp lực xoang trong thời gian ngắn. Acetaminophen: Thường được chỉ định đau răng uống thuốc gì đầu tiên để điều trị các cơn đau nhói liên quan đến sâu răng cấp cũng như đau răng dai dẳng lan rộng.
Bổ sung vitamin: Vitamin A, D3, C, B2 là những loại vitamin bạn nên bổ sung bên cạnh việc quan tâm đau răng uống thuốc gì.
Các loại thuốc Nam: Gừng tươi, nghệ tươi, kha tử, gel tươi lô hội,… có tác dụng giảm đau, diệt khuẩn, kháng sinh, phục hồi tổ chức thương tổn, bồi bổ cơ thể… và ngừa đau răng hiệu quả.
Trên đây là những loại thuốc có tác dụng giúp giảm cơn đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên, để biết bạn đang đau răng uống thuốc gì thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa. Không nên tự ý mua thuốc giảm đau về uống để tránh những tác dụng phụ không mong đợi.
3. Mẹo chữa đau răng không dùng thuốc
Trong trường hợp cơn đau răng của bạn không phải cấp tính thì cũng có thể áp dụng những mẹo chữa đau răng không dùng thuốc tại nhà để làm dịu cơn đau. Sau đây là 3 mẹo đơn giản, lành tính, được nhiều người áp dụng hiệu quả.
3.1 Dùng nước muối
Muối biển có công dụng làm sạch, khử khuẩn và sát trùng vết thương hở. Khi súc miệng bằng nước muối sẽ giúp làm sạch và hạn chế vi khuẩn viêm nhiễm trong khoang miệng, khử mùi hôi miệng, mang đến cảm giác thoải mái.
3.2 Chườm đá
Phương pháp chườm đá lạnh luôn được áp dụng đểtrị giảm sưng tấy và đau nhức răng tại nhà. Nhiệt độ thấp của đá sẽ hạn chế quá trình giãn cơ và tăng độ đàn hồi cho tế bào, giúp giảm sưng đau nhanh. Hãy cho đá lạnh vào khăn và chườm lên má bên ngoài vùng răng đang bị đau. Không nên ngậm trực tiếp đá lạnh, để tránh nguy cơ bỏng lạnh.
3.3 Sử dụng gừng
Gừng là một loại nguyên liệu có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và được dùng như một bài thuốc trị sâu răng. Cách chữa đau răng không dùng thuốc với gừng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đem gừng đập dập rồi đắp lên vùng răng bị đau trong khoảng 10 phút cho tinh chất trong gừng thấm vào vùng răng bị đau là được.
Hãy lưu ý rằng dù là thuốc giảm đau hay các mẹo chữa đau răng không dùng thuốc thì đều là giải pháp tạm thời để làm dịu cơn đau nhức. Nếu không tìm được nguyên nhân bị đau răng là gì, không điều trị triệt để thì nguy cơ tái phát đau nhức răng sẽ rất cao.
Vì vậy, bạn có thể liên hệ nha khoa nhận tư vấn đau răng uống thuốc gì và áp dụng các mẹo chữa đau răng không dùng thuốc tại nhà, sau đó nhanh chóng đến phòng răng Đà Nẵng thăm khám. Hãy nhớ rằng những cơn đau răng cấp tính là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của sức khỏe răng miệng. Nếu bạn bỏ qua thời gian vàng điều trị bệnh lý nha khoa thì việc chữa trị sau này sẽ phức tạp, tốn kém nhiều chi phí trong khi không thể loại trừ nguy cơ mất răng.
Hãy liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant nếu bạn muốn biết đang đau răng uống thuốc gì và đặt lịch khám nguyên nhân bị đau răng là gì nhanh nhất có thể.
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng