5+ loại thuốc giảm đau răng thông dụng và những điều lưu ý
Tác giả: Nha khoa Đà Nẵng Implant
Ngày: 23/03/2023
5/5 - (3 bình chọn)
Thuốc giảm đau răng là biện pháp cấp tốc giúp cải thiện cơn đau răng hiệu quả. Vậy, nên chọn loại thuốc nào? Tự ý sử dụng thuốc khi răng đau nhức có ảnh hưởng gì không? Cùng giải đáp những điều này qua bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng
Răng bị đau nhức chủ yếu xuất phát từ các nguyên do:
Các bệnh về nướu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức răng. Chẳng hạn như mảng bám tích tụ dẫn đến tụt nướu, từ đó phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Túi nha chu gây khó khăn trong quá trình làm sạch răng miệng, điều này gây viêm các tổ chức quanh răng.
Sâu răng, viêm tủy: Các lỗ sâu là nơi chứa đựng những mảnh vụn thức ăn, gây ra tình trạng viêm tủy. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới áp xe xương ổ răng.
Áp xe nướu răng: Thức ăn kẹt lại tại nướu lâu dần dẫn đến viêm, đau nhức và nhiễm trùng. Trường hợp này diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt, gây sưng, đau và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, người bệnh thường tìm mua thuốc giảm đau răng để cải thiện triệu chứng.
Tình trạng đau răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Đau răng do thiếu dinh dưỡng hoặc đề kháng yếu: Tình trạng chảy máu chân răng, viêm lợi, răng yếu xuất phát từ việc cơ thế thiếu vitamin C, D3, A, Canxi và Fluor. Bên cạnh đó, trẻ em bị bệnh hoặc người già có sức đề kháng kém thường không giữ vệ sinh răng miệng tốt. Đây có thể là nguyên nhân gây viêm loét miệng, viêm lợi và viêm quanh răng.
Chấn thương: tai nạn, ẩu đả,… gây mẻ răng, gãy răng. Vi khuẩn dễ xâm nhập vào tủy răng làm nhiễm trùng.
Sự cố nha khoa: các biến chứng sau khi thực hiện nhổ răng, điều trị răng sâu tại nha khoa.
Rối loạn nội tiết tố: tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, thai nghén hay mãn kinh cũng có thể gây viêm lợi, đau răng.
Mọc răng khôn: Răng khôn mọc lệch thường gây đau và các biến chứng nghiêm trọng khác.
2. Mẹo vặt giảm đau răng tại nhà
Trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo vặt giúp cải thiện cơn đau răng đơn giản ngay tại nhà. Cụ thể:
Dùng nước muối ấm để súc miệng. Muối tinh luyện có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn và giảm đau răng hiệu quả.
Chườm đá lạnh giúp làm tê dây thần kinh, từ đó giảm cảm giác đau nhức.
Súc miệng bằng nước muối pha loãng giúp giảm cảm giác đau răng
3. Các loại thuốc giảm đau răng phổ biến nhất
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giảm đau răng được bán tại các nhà thuốc, được chia thành các nhóm. Bạn đọc có thể tham khảo một số nhóm thuốc giúp giảm đau nhức răng sau đây:
Nhóm NSAIDs: Đây là nhóm thuốc không chứa Steroid. Thuốc có công dụng hạ sốt, kháng viêm. Có thể sử dụng loại thuốc này để xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Nhóm thuốc giảm đau an toàn Acetaminophen: Thuốc hạ sốt, giảm đau nhanh chóng chuyên dùng cho đối tượng dị ứng với thuốc giảm đau NSAIDs hoặc thuốc giảm đau có thành phần Aspirin. Acetaminophen hầu như không có tác dụng phụ, song lại có tác dụng chậm hơn so với thuốc NSAIDs.
Nhóm thuốc giảm đau Paracetamol Panadol: Đây là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt thông dụng tại nhà. Tuy nhiên, thuốc này không có công dụng kháng viêm nên chỉ phù hợp với trường hợp đau răng mà không sưng nướu.
Nhóm thuốc giảm đau Naphacogyl: Dòng thuốc giảm đau, kháng viêm được bác sĩ nha khoa khuyên dùng giúp giảm đau tức thì. Đồng thời, Naphacogyl cũng ngăn ngừa viêm nhiễm sau khi trích túi mủ, phẫu thuật áp xe,… Lưu ý, không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ cho con bú, thai phụ và đối tượng có tiền sử rối loạn tiêu hóa.
Nhóm thuốc gây tê tại chỗ: Đây là dòng thuốc gây tê dưới dạng gel, xịt hoặc dung dịch giúp giảm đau trong tích tắc. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau chỉ kéo dàu trong khoảng 15 – 60 phút. Bệnh nhân có thể dùng thuốc gây tê nhiều lần trong ngày, tuy nhiên cần tránh việc làm dụng thuốc.
Naphacogyl là thuốc giảm đau răng cấp tốc, hiệu quả
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc đau răng
Mặc dù thuốc giảm đau răng làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, song các loại thuốc tồn tại những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Điều này có thể dẫn đến hậu quả khôn lường khi người bệnh không biết cách sử dụng.
Nhóm thuốc NSAIDs hay thuốc có chứa Aspirin có nguy cơ làm tổn hại màng nhầy ở hệ tiêu hóa, dạ dày, gây nên bệnh lý viêm loét dạ dày nếu sử dụng quá liều.
Dùng sai thời điểm hay quá liều Paracetamol có thể làm tổn thương thận, gan.
Người bị dị ứng, mang thai, phụ nữ cho con bú hay trẻ em rất dễ mắc phản ứng phụ nếu không tìm hiểu hoặc không có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Nhìn chung, thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Trong khi đó, tình trạng đau nhức răng có nhiều nguyên nhân và là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Nếu cơn đau kéo dài trên 2 ngày, hoặc người bệnh kèm theo các triệu chứng rét, sốt,… bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ nha khoa uy tín để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Địa chỉ Nha khoa trị đau răng chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
Nha khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp và uy tín tại Đà Nẵng. Với đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, cùng với hệ thống máy móc công nghệ hiện đại, Nha khoa Đà Nẵng Implant định hướng mang đến trải nghiệm dịch vụ nha khoa đáng tin tưởng.
Đến với Nha khoa Đà Nẵng Implant, khách hàng sẽ được thăm khám, tư vấn, lên hoạch phác đồ chi tiết cùng các bác sĩ tận tâm nhất. Nha khoa đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới nhằm tối ưu hiệu quả và quá trình điệu trị.
Nha khoa Đà Nẵng Implant – địa chỉ chăm sóc răng miệng uy tín, chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
Để sử dụng thuốc giảm đau răng an toàn, hãy liên hệ hotline 0899 412 412 để đặt lịch thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ tại Nha khoa Đà Nẵng Implant nhé!
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng