Đặt lịch hẹn

Vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt? Cách điều trị ê buốt răng?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 23/06/2023
Đánh giá

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt chân răng. Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất. Tuy nhiên, vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt?

1. Răng ê buốt là gì?

Răng ê buốt còn được biết đến bằng cái tên khác là hiện tượng quá cảm ngà. Răng ê buốt là tình trạng răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Hiện tượng răng ê buốt không phải là một dạng bệnh lý răng miệng, mà là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề răng miệng bất thường.

Răng có thể bất ngờ bị ê buốt hoặc bị kích thích bởi tác động từ bên ngoài như đánh răng, ăn đồ lạnh, chua, ngọt hoặc thức ăn quá nóng,… mà không rõ nguyên nhân vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt.

2. Vì sao bị ê buốt chân răng?

Khi răng khỏe mạnh, ngà răng sẽ được bao bọc bởi một lớp men răng. Khi lớp men răng bị hỏng thì ngà răng sẽ không được bảo vệ nữa. Lúc này những tác động từ việc ăn uống hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên ngà răng. Lâu dần răng trở nên nhạy cảm hơn và người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau buốt và lung lay răng.

Nhiều người thắc mắc vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt chân răng. Những loại thức đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh lại càng kích thích các dây thần kinh trong ống tủy răng khiến những cơn, ê buốt hình thành. Ở nhiều trường hợp răng quá nhạy cảm đến mức chỉ cần hít phải một luồng không khí lạnh cũng khiến răng của người bệnh bị ê buốt.

Vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt? Cách điều trị ê buốt răng?

Dưới đây là những nguyên nhân vì sao bị ê buốt chân răng phổ biến nhất.

  • Do một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, sứt mẻ răng,… hoặc gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Tình trạng tụt lợi cũng khiến cho phần ngà ở phía dây thần kinh chân răng bị lộ ra và khiến răng dễ bị ê buốt hơn.
  • Do vệ sinh răng sai cách khiến răng miệng chưa được làm sạch hoàn toàn, hoặc đánh răng quá mạnh, quá kỹ và quá nhiều lần khiến cho lớp men răng bị bào mòn, răng cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và có dấu hiệu ê buốt chân răng.
  • Ngoài ra việc lựa chọn bàn chải đánh răng quá cứng, kem đánh răng không phù hợp hoặc lạm dụng nước súc miệng cũng là nguyên nhân vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt. Đặc biệt, với những trường hợp lớp men răng đã bị hỏng thì việc dùng nước súc miệng có chứa nhiều axit trong thời gian dài sẽ khiến răng tổn thương nhiều hơn.
  • Thói quen ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều axit và không vệ sinh răng miệng cẩn thận là nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về răng, nhất là viêm nướu và sâu răng chứ không chỉ gây ê buốt răng.
  • Thói quen xấu như nghiến răng, hai hàm răng sẽ siết chặt lại và gây mòn răng, từ đó ảnh hưởng đến men răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Tẩy trắng răng hoặc một số thủ thuật nha khoa khác cũng là nguyên nhân vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt.

3. Răng bị ê buốt có hại không?

Nhiều người xem nhẹ vấn đề răng bị ê buốt có hại không. Tuy nhiên, tình trạng ê buốt chân răng không phải bệnh lý mà là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Khi răng bị ê buốt không đơn giản chỉ khiến bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể ảnh hưởng đến việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt đối với các em nhỏ, đau buốt răng có thể dẫn tới chứng biếng ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt? Cách điều trị ê buốt răng?

Nghiêm trọng hơn, trong nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân vì sao bị ê buốt chân răng kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây tổn thương tủy, kéo theo một số vấn đề răng miệng.
  • Dẫn đến các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… chủ yếu do vệ sinh răng kém hơn.
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống chủ yếu do phải kiêng khem từ đó dễ sinh cáu kỉnh, bực bội.

4. Có cách điều trị ê buốt răng tại nhà không?

Thực tế, răng ê buốt là tình trạng mà 51% người Việt gặp phải. Có nhiều cách cải thiện tình trạng răng bị ê buốt tại nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thăm khám để xác định nguyên nhân vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt tại phòng răng Đà Nẵng, từ đó mới có thể điều trị triệt để được.

Tại nhà, bạn có thể áp dụng những cách điều trị ê buốt răng sau đây.

4.1 Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt

Các loại kem đánh răng cho răng ê buốt có chứa các hợp chất giúp che chắn các đầu dây thần kinh khỏi tác động của chất kích thích. Sau một vài lần sử dụng kem đánh răng cho răng ê buốt, độ nhạy cảm của răng sẽ giảm dần. Hãy kiểm tra bảng thành phần của kem đánh răng, thành phần hoạt động mạnh nhất là kali nitrat, một số khác là canxi, natri, silica và photpho.

4.2 Súc miệng với dung dịch muối loãng

Muối được xem là chất khử trùng hiệu quả, giúp giảm viêm rất tốt. Để giảm bớt các triệu chứng đau buốt từ răng nhạy cảm, bạn hãy súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần/ngày.

Vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt? Cách điều trị ê buốt răng?

4.3 Súc miệng với dung dịch Oxy già (Hydrogen peroxide) pha loãng

Oxy già (Hydrogen peroxide) là một chất khử trùng nhẹ thường được sử dụng để khử trùng vết cắt, vết bỏng và các vết thương khác nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng có thể dùng hydrogen peroxide như một loại nước súc miệng để chữa lành nướu, ngăn ngừa viêm. Hãy pha 1 thìa cà-phê hydrogen peroxide vào nước ấm và súc miệng trong tối đa 30 giây.

4.4 Súc miệng với mật ong

Mật ong là một chất kháng khuẩn, giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, giảm đau, sưng và viêm. Bạn chỉ cần súc miệng với dung dịch mật ong pha nước ấm, cơn ê buốt chân răng sẽ nhanh chóng biến mất.

>> Xem thêm: Răng bị sâu không nhổ có được không? Sâu răng có tự khỏi không?

4.5 Thoa bột củ nghệ

Hợp chất curcumin trong củ nghệ đảm nhận trọng trách điều trị viêm. Bạn có thể sử dụng nghệ như một cách điều trị ê buốt răng tại nhà. Hãy thoa tinh bột nghệ lên răng hoặc tạo ra hỗn hợp gồm 1 thìa cà-phê bột nghệ, 1/2 thìa muối và 1/2 thìa dầu mù tạt thoa lên răng nhạy cảm và vùng nướu xung quanh ít nhất 2 lần/ngày.

4.6 Súc miệng với nước trà xanh

Trà xanh được sử dụng rộng rãi trong công cuộc phòng tránh ung thư và nghiên cứu sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và giúp ích cho sức khỏe răng miệng. Cách sử dụng đơn giản là súc miệng 2 lần/ngày bằng dung dịch trà xanh không đường.

Vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt? Cách điều trị ê buốt răng?

4.7 Bôi gel có chứa Capsaicin

Capsaicin được tìm thấy trong ớt, có đặc tính giảm đau, và từng được sử dụng để điều trị hội chứng bỏng miệng bằng cách giảm viêm và đau. Đối với răng nhạy cảm, răng bị ê buốt, bạn có thể dùng capsaicin dưới dạng gel bôi ngoài da hoặc súc miệng sẽ giúp giảm rõ rệt triệu chứng.

4.8 Thoa chiết xuất vani

Có thể bạn chưa biết chiết xuất vani có tính chất sát trùng và giảm đau, hữu ích trong việc điều trị cơn đau và ngứa của trẻ trong giai đoạn mọc răng. Cách điều trị ê buốt răng tại nhà là đổ chiết xuất vani lên một miếng mút hoặc bông gòn, sau đó thấm vào nướu trong vài phút, lặp lại nhiều lần trong ngày.

5. Cách ngăn ngừa răng ê buốt

Tương tự như việc điều trị ê buốt răng, bạn có thể loại bỏ mối lo lắng vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt bằng các phương pháp ngăn ngừa đơn giản:

  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, sử dụng bằng bàn chải lông mềm đã được vệ sinh sạch.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trong kẽ răng.
  • Hạn chế dung nạp quá nhiều thực phẩm và đồ uống có tính axit.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ vào ban đêm nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Lên lịch khám nha khoa tại phòng răng uy tín định kỳ 6 tháng/lần.

Nếu bạn đã áp dụng những cách ở trên mà vẫn cải thiện được tình trạng ê buốt chân răng thì hãy đến Nha Khoa Đà Nẵng Implant để thăm khám vì sao răng không sâu nhưng bị ê buốt và nhận tư vấn miễn phí cách điều trị ê buốt răng:

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Bài viết liên quan

Tẩy trắng răng bằng baking soda có tốt không? Hướng dẫn cách thực hiện tại nhà

Ngày: 02/10/2023

Baking soda được biết đến như một nguyên liệu làm trắng tại nhà. Tuy nhiên, tẩy trắng răng bằng baking soda ...

Đau răng nên làm gì? Các cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Ngày: 01/10/2023

Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề răng miệng, có thể do nhiều nguyên ...

Top 6 cách làm trắng răng tại nhà bằng dầu dừa

Ngày: 11/10/2023

Các cách làm trắng răng tại nhà bằng dầu dừa giúp cải thiện màu men răng tự nhiên và không ảnh hưởng đến ...

Cách chọn kem đánh răng trẻ em an toàn phụ huynh nên biết

Ngày: 06/10/2023

Trẻ em từ 1 - 2 tuổi đã có thể tự chăm sóc răng miệng, phụ huynh chỉ cần lưu ý mua bàn chải mềm và biết ...