Mật ong được mệnh danh là thần dược của thiên nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Có nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Nhiệt miệng là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng, có màu từ trắng sang vàng, xung quanh vết loét sẽ sưng đỏ. Nhiệt miệng không phải bệnh lý nghiêm trọng, không cần điều trị mà sẽ tự khỏi sau từ 7-10 ngày, cũng không để lại sẹo.
Tuy nhiên, nhiệt miệng thường có xu hướng tái đi tái lại và gây cảm giác đau rát , khó chịu khi ăn uống hay nói chuyện.
Thực tế có nhiều tác nhân có thể gây nên tình trạng nhiệt miệng:
>> Xem thêm: Tổng hợp 15 cách trị lở miệng hết tức thì giảm đau rát
Mật ong có tính kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả, từ xa xưa đã được gọi là “thần dược từ thiên nhiên”. Mật ong có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Đối với tình trạng nhiệt miệng, mật ong có nhiều tác động tích cực như:
Vì là nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng, lành tính và có hương vị thơm ngon nên bạn có thể ứng dụng theo nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong vừa hiệu quả vừa dễ chịu. Sau đây là 6 cách trị nhiệt miệng bằng mật ong phổ biến nhất.
Thoa trực tiếp mật ong lên vết loét
Đây là cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong nhanh nhất. Bạn chỉ cần dùng tăm bông nhúng vào mật ong và bôi trực tiếp lên vết đau nhiều lần để mật ong thấm sâu vào vết thương. Sau đó đợi khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm. Duy trì thực hiện 2-3 lần một ngày và giữ cho đến khi vết loét biến mất.
Ngậm mật ong
Hãy ngậm mật ong trong miệng trong 1-2 phút, rồi nuốt từ từ, cuối cùng súc miệng bằng nước ấm để làm sạch miệng. Kiên trì thực hiện cách này từ 3-5 ngày bạn sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên cách này sẽ hơi “tốn kém” mật ong và chỉ dễ chịu khi bạn thích vị ngọt.
Sử dụng mật ong và bột nghệ
Khi kết hợp giữa mật ong và bột nghệ kết hợp sẽ làm tăng hiệu quả chữa nhiệt miệng bằng mật ong. Hãy trọn đều 2 nguyên liệu này theo tỷ lệ 1:1 rồi đắp trực tiếp lên vết thương, thoa đều nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm, thực hiện 2-3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất.
Kết hợp mật ong với quất
Quất (tắc) chứa nhiều vitamin C có khả năng kháng khuẩn tốt. Do đó, kết hợp quất với mật ong cũng có thể giúp trị nhiệt miệng hiệu quả và làm dịu bớt vị ngọt của mật ong. Vì vậy cách này đặc biệt phù hợp khi bạn không thích hương vị mật ong. Hãy trộn 2 thìa mật ong với nước cốt của 1 quả quất, ngậm trong khoảng 3-5 phút rồi nuốt từ từ. Cuối cùng đừng quên súc miệng bằng nước ấm.
Kết hợp mật ong với rau ngót
Cách trị nhiệt miệng bằng mật ong với rau ngót cũng được nhiều người áp dụng thành công. Cách này có thể hơi mất thời gian những cách ở trên:
Mật ong pha với nước trái cây
Uống nước ép trái cây pha mật ong không chỉ giúp làm lành vết loét miệng mà còn giúp giải nhiệt và bổ sung vitamin C cho cơ thể. Qua đó góp phần giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Bạn chỉ cần chuẩn bị các loại trái cây tươi như cam, bưởi, cà rốt…. ép lấy nước và thêm 1-2 thìa mật ong tùy khẩu vị và uống trực tiếp.
Trên đây là những cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong đơn giản mà các bạn có thể áp dụng ngày tại nhà. Để giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng lành cũng cần kết hợp việc vệ sinh răng miệng tốt, súc nước muối cũng như có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, hạn chế các đồ ăn cay nóng, giàu rau quả tươi. Ngoài mật ong vẫn còn nhiều nguyên liệu thiên nhiên giúp điều trị nhiệt miệng tại nhà khác như:
>> Bạn nên xem: Hay bị nhiệt miệng thiếu vitamin – chất gì?
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng thì hãy xem xét loại bỏ các thói quen xấu, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng:
Ngoài ra, hãy bổ sung thêm:
Như vậy, Nhiệt miệng chưa phải là bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu gặp phải tình trạng bị nhiệt miệng, thường thì nó làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong vấn đề ăn uống cũng như giao tiếp và cũng sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng có dấu hiệu nặng hơn, diễn ra trong thời gian dài không khỏi thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra kịp thời. Bởi vì có thể nhiệt miệng là dấu hiệu cảnh báo bất thường trong cơ thể.