Đặt lịch hẹn

Hay bị nhiệt miệng thiếu vitamin – chất gì?

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 01/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Nhiệt miệng là biểu hiện của hệ miễn dịch suy yếu, thiếu các vi chất dinh dưỡng. Vậy cụ thể nhiệt miệng thiếu vitamin gì? cùng Nha khoa Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng còn gọi là loét áp tơ, viêm loét miệng tái diễn là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành những vết loét nhỏ. Ban đầu là đốm trắng, sau đó to dần và hơi mọng nước, gây đau và khó chịu, sẽ lớn dần và có thể vỡ ra sau vài ngày. Các vết loét này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng như má và môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu. Trong cùng thời điểm có thể xuất hiện nhiều vết loét.

Hay bị nhiệt miệng thiếu vitamin - chất gì?

Thông thường nhiệt miệng không cần điều trị, có thể tự khỏi trong 5-10 ngày và cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, các vết loét sẽ gây đau rát cho người bệnh và có xu hướng tái đi tái lại nếu không loại bỏ triệt để nguyên nhân gây nhiệt miệng.

Vì sao thường xuyên bị nhiệt miệng?

Theo dân gian, nhiệt miệng là do tình trạng nóng trong người hoặc ăn nhiều thực phẩm cay nóng. Còn theo quan điểm y học hiện đại, ngoài vấn đề thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng thì còn có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp là:

  • Bệnh lý răng miệng, sâu răng, viêm nướu,…
  • Nhiễm khuẩn gây ra viêm loét niêm mạc miệng, phản ứng phụ với các thành phần hóa học trong sản phẩm vệ sinh răng miệng mà bạn đang sử dụng.
  • Vệ sinh răng miệng hay ăn nhai vô tình làm tổn thương niêm mạc, nướu.
  • Cơ thể thiếu hụt các nhóm vi khoáng thiết yếu như vitamin B, axit folic hay các khoáng chất khác.
  • Căng thẳng
  • Đánh răng quá mạnh, sai kỹ thuật
  • Thay đổi nội tiết tốt trong thời kỳ dậy thì hoặc trong giai đoạn mang thai.
  • Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa Natri Lauryl Sulfate.
  • Viêm ruột, viêm loét đại tràng.

>> Xem thêm: Top 10+ cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày nhanh khỏi

Hay bị nhiệt miệng là thiếu vitamin, chất gì?

Vitamin là một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Khi miệng xuất hiện vết loét, đây có thể là lời cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu một số loại vitamin cần được bổ sung.

Vậy hay bị nhiệt miệng là thiếu vitamin, chất gì?

Thiếu Vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu và cần được bổ sung hàng ngày. Thiếu hụt Vitamin C khiến cơ thể dễ bị suy nhược, mệt mỏi, hàng rào phòng thủ của hệ miễn dịch cũng bị nới lỏng, vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập, gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có nhiệt miệng.
Do sức đề kháng giảm, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên yếu ớt và không thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài dẫn đến những vết loét sẽ ngày càng nặng hơn.

Hay bị nhiệt miệng là thiếu vitamin C

Thiếu Vitamin D

Vitamin D giúp tăng trưởng và phát triển hệ xương. Thiếu Vitamin D có thể dẫn đến các bạnh như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Nhiệt miệng có thể là do vi khuẩn tấn công vết thương hở trong khoang miệng, gây ra viêm loét.

Thiếu Vitamin PP (B3)

Vitamin PP (hay còn gọi là vitamin B3) là thành phần của hai coenzym tham gia vào vận chuyển hydro và điện tử trong phản ứng oxi hóa khử, giữ vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp hoặc phân hủy các chất như acid béo, glucid, quá trình chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác. Cơ thể thiếu vitamin PP dễ rơi vào tình trạng suy nhược, gây ra các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, nhiệt miệng,…

Thiếu vitamin B2

Vitamin B2 đóng nhiều vai trò quan trọng như:

  • Tham gia vào phản ứng ôxy hóa hoàn nguyên.
  • Chuyển hóa đạm, đường, béo ra năng lượng phục vụ hoạt động sống của cơ thể.
  • Tác động đến việc hấp thụ, trữ và sử dụng sắt trong cơ thể.
  • Khống chế phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế bào.

Khi cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ có tình trạng mệt mỏi, viêm mép, viêm lưỡi, phù niêm mạc môi, vết thương lâu lành,…

Thiếu Vitamin B6

Vitamin B6 là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Vi chất này tham gia sản xuất hemoglobin giúp tăng cường cung cấp oxy đến từng tế bào. Nếu cơ thể thiếu hụt Vitamin B6 sẽ gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, phát ban trên da, đau cơ, môi nứt, viêm lưỡi và dấu hiệu bổ biến nhất là loét miệng.

Thiếu Vitamin B7 (biotin)

Vitamin B7 là một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển các tế bào, giúp tăng khả năng trao đổi chất của acid amin và sản xuất chất béo. Thiếu B7 có thể gây nghiêm trọng hơn và đau nhức các vết lở loét trong miệng.

Thiếu Vitamin B9

Vitamin B9 hay Axit Folic là dưỡng chất cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu, bạch cầu. Người bị thiếu Vitamin B9 thường bị khó thở, mất vị giác, trầm cảm. Đối với phụ nữ có thai, nếu thiếu hụt Axit Folic, sinh con rất dễ dị tật bẩm sinh hoặc tim mạch…

Thiếu Vitamin B12

Các kiểm tra thực tế trên bệnh nhân nhiệt miệng có tỷ lệ tái phát cao cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin B12 là một phần nguyên nhân gây ra các vết loét.

Bệnh nhân nhiệt miệng có tỷ lệ tái phát cao cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin B12 là một phần nguyên nhân gây ra các vết loét.

Nên bổ sung vitamin từ nguồn nào?

Thực tế, việc bổ sung vitamin và khoáng chất không chỉ cần thiết khi có dấu hiệu nhiệt miệng mà nên được thực hiện hằng ngày.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, vitamin được bổ sung hiệu quả nhất qua các bữa ăn hằng ngày. Bởi vì thực phẩm hàng ngày như rau xanh, trái cây, protein từ thịt, trứng, sữa… đều có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất. Việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất cũng đủ bổ sung vitamin cần thiết để ngăn chặn nhiệt miệng tái đi tái lại, giúp vết thương mau lành, rút ngắn thời gian tự điều trị của bệnh nhiệt miệng.

Vậy cụ thể, nên bổ sung vitamin gì khi bị nhiệt miệng và bổ sung vitamin từ nguồn nào?

Rau củ quả

Rau củ quả tươi là nhóm thực phẩm giàu vitamin, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, các bác sĩ khuyên bạn nên tăng cường ăn hàng ngày. Người thường xuyên bị nhiệt miệng nên ăn nhiều những thực phẩm sau:

  • Vitamin B2: cải bó xôi, súp lơ xanh, nấm, yến mạch, hạnh nhân…
  • Vitamin B3: gạo lứt, lúa mì, đậu Hà Lan, khoai tây…
  • Vitamin B7: ngũ cốc, cà rốt, quả óc chó, rau bina, bánh mì, đậu nành…
  • Vitamin C: cam, bưởi, chanh, quýt, ổi, ớt chuông, kiwi, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ…

Bổ sung vitamin cần thiết để ngăn chặn nhiệt miệng tái đi tái lại, giúp vết thương mau lành

Thịt, cá, trứng

Thịt, cá, trứng có chứa nhiều loại vitamin giúp nhiệt miệng nhanh khỏi như:

  • Vitamin B2: thịt đỏ, heo, gà, gan động vật, cá hồi…….
  • Vitamin B3: cá ngừ, cá cơm, cá hồi, thịt bò…
  • Vitamin B7: cá trích, cá mòi, cá ngừ, trứng, sữa…

Thực phẩm chức năng

Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ có tác dụng tích cực giúp trị nhiệt miệng nhanh khỏi và phòng ngừa nhiệt miệng tái đi tái lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hấp thụ tối đa lượng vitamin trong chế độ ăn uống hàng ngày, hoặc đôi khi chế độ ăn chưa cung cấp đủ, chưa đảm bảo sự cân bằng.

Trong trường hợp cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém, hay ốm vặt, cơ thể không hấp thu tốt thức ăn…. Thì tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp.

Ngoài ra, một số vấn đề khác bạn nên quan tâm để tránh nhiệt miệng tái đi tái lại:

  • Uống tối thiểu 1,5l-2l nước mỗi ngày.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn răng miệng.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, có tính axit cao gây kích ứng cho niêm mạc miệng, đồ ăn cay nóng khiến cơ thể tăng nguy cơ nhiệt miệng.
  • Lựa chọn các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát cho cơ thể để đề phòng nhiệt miệng cho cơ thể tốt hơn.
  • Nên thường xuyên vận động giúp tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể hạn chế tình trạng virus, vi khuẩn xâm nhập.
  • Thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, xử lý sớm những bệnh lý răng miệng.

Tóm lại

Nhiệt miệng có thể tự khỏi trong 5-10 ngày. Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng nó sẽ gây cho bạn cảm giác đau rát, khó chịu, không muốn ăn uống hay giao tiếp với bất kỳ ai. Mặc dù vậy, qua từng ngày nhiệt miệng sẽ dần giảm đi và trở lại bình thường.

Nếu bạn biết chăm sóc vệ sinh khoang miệng thật tốt, thì hạn chế được tình trạng nhiệt miệng xuất hiện. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng nhiệt miệng, thì bạn nên tìm hiểu các biện pháp để giúp giảm bớt được đau rát miệng, đồng thời giúp cho nhiệt miệng nhanh chóng lành lại.

Bài viết liên quan

Không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng? Vì sao?

Ngày: 23/02/2024

Bị nhiệt miệng gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hằng ...

Bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì? Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Ngày: 16/09/2024

Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, thường khiến mẹ bầu dễ bị nhiệt miệng gây trở ngại ...

Những dấu hiệu răng sứ có vấn đề nên cảnh giác

Ngày: 29/08/2024

Sau khi bọc răng sứ xong, việc vệ sinh ăn uống cũng cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Theo dõi cảm giác ...

Niềng răng mất bao lâu, phương pháp niềng răng nào nhanh nhất?

Ngày: 04/07/2024

Trung bình thời gian niềng răng sẽ mất khoảng từ 12-36 tháng. Ngoài ra, niềng răng mất bao lâu cũng phụ thuộc ...