Bị nhiệt miệng gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hằng ngày. Hãy cùng xem không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng.
Sự xuất hiện của những vết loét nhỏ, nông tại các mô mềm bên trong môi, má, dưới lưỡi và nướu được gọi chung là tình trạng nhiệt miệng. Những vết nhiệt này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong việc ăn uống và giao tiếp.
Thông thường, nhiệt miệng có thể tự hết sau khoảng 5-7 ngày mà không cần điều trị hay can thiệp. Tuy nhiên vấn đề là tình trạng này sẽ tái phát nhiều lần. Ngày nay, các nguyên nhân gây viêm nhiệt miệng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng hay nguyên nhân tái phát của vết loét miệng.
Chúng ta chỉ có thể biết một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng thường xuyên, bao gồm:
Mỗi trường hợp nhiệt miệng có thể liên quan đến những nguyên nhân riêng biệt hoặc do sự cộng hưởng tiêu cực từ nhiều vấn đề khác nhau.
Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị nhiệt miệng và thường các vết loét do nhiệt miệng sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo sau khoảng 1 – 2 tuần. Trong trường hợp bạn không thích cảm giác bị đau khi ăn uống thì có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ chữa trị tình trạng này.
Muối có tác dụng khử trùng và làm khô vết loét, sử dụng nước muối để điều trị nhiệt miệng là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Thời gian đầu khi súc miệng bằng nước muối, bạn sẽ cảm thấy đau nhẹ tại các vết loét. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ nhanh chóng dịu lại và biến mất.
Bạn có thể súc miệng nước muối từ 3 – 4 lần/ngày để giúp vết loét mau lành, tự pha nước muối tại nhà hoặc sử dụng nước muối sinh lý đều được.
Mật ong chẳng những có công dụng kháng khuẩn và hỗ trợ quá trình lành vết loét diễn ra nhanh chóng hơn, mà còn bảo vệ da khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn nên thoa mật ong nguyên chất trực tiếp lên vùng bị nhiệt miệng đều đặn 4 lần mỗi ngày.
Bột nở hay baking soda có khả năng cân bằng độ pH bên trong khoang miệng khoảng từ 7 – 7,4, giúp làm lành nhanh chóng các vết loét. Để pha nước súc miệng bằng baking soda, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cao nhờ chứa acid lauric tự nhiên, giảm đau, sưng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Hãy lấy một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ thoa lên vết lở miệng một vài lần mỗi ngày. Không nuốt nước bọt sau đó để bảo vệ vị trí vết lở miệng.
>> Xem thêm: Cách trị nhiệt miệng cho bé bằng thực phẩm và bằng thuốc bôi
Bổ sung các loại Vitamin khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây ra nhiệt miệng thông qua các nguồn thực phẩm như trứng, cá, sữa, gạo, đậu nành, rau chân vịt, cải xanh, măng tây hoặc sử dụng hình thức viên uống.
Ngoài những loại thực phẩm có lợi khi bị nhiệt miệng, bạn cần biết không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng để tránh xa thực phẩm dễ gây cảm giác khó chịu cũng như dẫn đến nặng hơn.
Để tránh phải “cầu viện” tới các cách điều trị nhiệt miệng bạn hãy áp dụng các cách ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả sau đây: