Nổi đẹn còn gọi là đẹn miệng, đẹn lưỡi, là tình trạng nhiễm trùng do nấm Candida albicans gây ra. Không gây nguy hiểm và có nhiều cách trị đẹn lưỡi tại nhà.
Đẹn lưỡi là tình trạng nổi đẹn trên lưỡi. Nổi đẹn trong miệng hay còn gọi là đẹn miệng, đẹn lưỡi hoặc nhiệt miệng, đặc trưng bởi vết loét hình tròn, lành tính, không lây và có thể xuất hiện dưới dạng đơn lẻ hoặc từng đám trên các mặt lưỡi. Đẹn lưỡi không lây, mỗi đợt thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, có thể tự khỏi mà không để lại sẹo hay di chứng. Vì vậy, nhiệt lưỡi không phải là một bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Theo góc nhìn y tế, nhiệt lưỡi là kết quả của rối loạn chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào T và sự phá hủy biểu mô niêm mạc qua trung gian bạch cầu trung tính và tế bào mast. Tổn thương gây ra do thay đổi các chất chuyển hóa trung gian của tế bào như tăng interferon gamma, các yếu tố hoại tử và phân tử kết dính giữa các tế bào biểu mô. Từ đó tạo ra màng giả chứa dịch tiết dạng sợi, vi khuẩn, tế bào viêm và tế bào niêm mạc bị hoại tử.
Đẹn ở lưỡi thường là những vết loét nhỏ, màu trắng hoặc vàng, có thể gây đau và khó chịu khi ăn uống cũng như giao tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra đẹn lưỡi:
Mặc dù nhiệt ở lưỡi có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần, nhưng khoảng thời gian này cảm giác đau rát sẽ tăng theo kích thước vết loét khiến bạn gặp nhiều khó khăn, ăn uống kém. Hãy áp dụng những cách trị đẹn lưỡi nhanh chóng tại nhà dưới đây:
Nha đam có tính sát khuẩn cao, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau, có thể hỗ trợ làm lành các vết lở loét do nhiệt ở lưỡi gây ra. Còn muối nổi tiếng với công dụng sát khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng. Vì vậy, cách trị đẹn lưỡi tại nhà đơn giản nhất là dùng một thìa cà phê muối và nước ép nha đam pha với 1/2 cốc nước ấm làm dung dịch súc miệng mỗi ngày.
Lưu ý: không được sử dụng phần nhựa vàng trong cây nha đam vì nó có chứa Aloin có khả năng gây kích ứng da và nguy hại cho đường ruột.
Mật ong có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm cảm giác sưng đỏ, đau rát của vết loét lưỡi. Cách trị đẹn lưỡi bằng mật ong như sau:
Ngoài ra, keo ong cũng là một phương thuốc tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị đẹn miệng. Theo nền y học hiện đại, keo ong có chứa hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm và kháng nấm mạnh, được ứng dụng rất nhiều trong điều trị chứng viêm.
>> Xem thêm: Những mẹo chữa nhiệt miệng bằng mật ong đúng cách, hiệu quả
Đây là 2 vị thuốc Đông y đã có mặt từ lâu đời.
Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên được rất nhiều người sử dụng. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, chống viêm, giảm đau rát, sưng đỏ và ngăn cản quá trình bệnh lý lây lan. Bạn có thể bôi trực tiếp dầu dừa vào vết lở khoảng 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi vết loét lành lại.
>> Xem ngay: Hay bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì?
Bột sắn dây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, giúp làm mát cơ thể và làm dịu cơn đau do viêm loét ở lưỡi gây ra.
Ngoài những cách trị đẹn lưỡi tại nhà dễ thực hiện như trên thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ như:
Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, nhất là đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc hoặc đang điều trị các bệnh lý khác.
Đẹn lưỡi có khả năng tái đi tái lại rất nhiều lần. Cùng với những cách điều trị đẹn lưỡi thì bạn cần kết hợp nghỉ ngơi thư giãn và chăm sóc răng miệng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để ngăn chặn tình trạng tái diễn. Đồng thời khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để giữ cho nướu luôn được chắc khoẻ.
Cuối cùng, nếu đẹn lưỡi có các dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời:
Tóm lại, đẹn lưỡi là bệnh lý mà nhiều người thường hay gặp phải. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan, các cách trị đẹn lưỡi và phòng ngừa có thể mang đến nhiều tác dụng tích cực. Hi vọng qua bài viết trên giúp bạn điều trị được nhiệt miệng một cách an toàn và nhanh chóng nhất.