Giải đáp ăn gì để hết nhiệt miệng – Thói quen ăn uống ngăn ngừa nhiệt miệng
Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 04/09/2024
5/5 - (2 bình chọn)
Nhiệt miệng là một dạng tổn thương niêm mạc miệng, tuy không gây nguy hiểm, nhưng làm cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó khăn trong vấn đề ăn uống và giao tiếp. Vậy, nhiệt miệng là do đâu? và thói quen ăn uống như thế nào để ngăn ngừa nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng được xếp vào dạng bệnh lý tự miễn, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Thực tế, gần 90% người lớn đã tiếp xúc với virus gây viêm loét miệng và gần một nửa bị tái phát nhiều lần. Nhiệt miệng là một loại vết loét nhỏ, hình thành phát triển ở mô mềm phía bên trong má và miệng.
Các vết loét này có thể xuất hiện ở một hay nhiều vị trí, không có tính chu kỳ hay cố định. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, có thể tự lành sau khoảng 1 tuần, tối đa 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Bệnh cũng không lây nhiễm nhưng có thể tái đi tái lại vô số lần trong suốt vòng đời con người.
Biểu hiện nhiệt miệng là đốm trắng to 1 – 2mm trong niêm mạc miệng đốm trắng to dần hơi mọng nước. Sau vài ngày các vết này sẽ vỡ ra tạo thành vết loét, lớn dần trong vài ngày tiếp theo, có thể đạt đến 10mm. Các vết trắng sẽ tấy đỏ, sưng và gây đau nhức khi tiếp xúc đồ ăn, thậm chí là uống nước cũng gây khó chịu.
Vì sao bị nhiệt miệng?
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng:
Chấn thương tại chỗ: Tai nạn khi đánh răng, cắn má trong, …
Ăn đồ ăn cay nóng: Tình trạng kích ứng niêm mạc trong khoang miệng, khiến cho các bị trí này bị tổn thương và gây viêm.
Nóng trong người: Các vết nhiệt miệng là dấu hiệu cơ thể cảnh báo tình trạng “nóng trong người”.
Các vấn đề khoang miệng: Mọc răng khôn, viêm họng, viêm amidan,… lan ra thành các vết nhiệt miệng.
Hệ miễn dịch suy giảm: Những thời lúc bị ốm, bị bệnh, stress,… vết lở trong miệng cũng hình thành.
Thiếu chất: Thiếu sắt, vitamin, kẽm, … cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Sự thay đổi nội tiết: Thời kỳ kinh nguyệt, mang thai,… hay các thời điểm thay đổi nội tiết đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhiệt miệng.
Ngoài ra, nhiệt miệng cũng được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền.
Nên ăn gì khi bị nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ cảm giác đau rát tại vết loét khiến việc ăn uống trở nên kém đi, từ đó có thể dẫn đến việc lười ăn, bỏ bữa và thậm chí không muốn giao tiếp với người xung quanh. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có tỉ lệ Lysine cao hơn Arginine như:
Bơ
Sữa và pho mát
Cá, gà, bò và cừu
Táo, xoài, mơ, đu đủ, củ cải đường
Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng:
Thức ăn mềm, ít gia vị: Những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… sẽ giúp hạn chế tình trạng đau xót khi ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Sữa chua: Thành phần lactobacillus acidophilus trong sữa chua giúp ức chế vi khuẩn gây hại khoang miệng, giúp làm dịu cơn đau do nhiệt miệng đáng kể, đồng thời lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Trà xanh/trà đen: Trong trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương, có tác dụng giảm sưng viêm, đau rát do nhiệt miệng gây ra một cách hiệu quả.
Thực phẩm giàu sắt và khoáng chất khác: Người thường xuyên bị nhiệt miệng cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt, kẽm như thịt gà, trứng, súp lơ xanh,…
Rau má: Theo y học cổ truyền rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt chất Triterpenoids cũng có tác dụng đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết thương, từ đó giảm cảm giác đau rát nhanh chóng.
Ngoài ra, hãy bổ sung thêm:
Vitamin E nhằm làm dịu da một cách tự nhiên và giúp sửa chữa các tổn thương.
Vitamin C tăng số lượng tế bào bạch cầu và giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại sự tấn công của virus.
L-lysine để phòng ngừa hoặc trong quá trình phục hồi, đây là một axit amin ngăn chặn virus gây viêm loét miệng.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng thì bạn cũng cần phải hạn chế những loại thực phẩm sau, để tránh làm vết loét thêm đau hoặc lâu khỏi.
Thực phẩm có vị cay mạnh như ớt, tiêu,…
Đồ quá mặn, các loại mắm chua…
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, tẩm ướp nhiều gia vị.
Trái cây chua như chanh, mận,
Đồ uống có cồn hay các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
Hạn chế các chất có chất kích thích như rượu, bia,…
Thói quen tốt giúp ngăn ngừa nhiệt miệng
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng dù đã hiểu ăn gì khi bị nhiệt miệng thì hãy xem xét loại bỏ các thói quen xấu, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
Hạn chế thực phẩm cay, ít gia vị, ít nóng dễ ăn và ít gây tổn thương cho miệng hơn.
Hạn chế ăn các món quá khô, quá cứng hoặc quá giòn để tránh tổn thương niêm mạc miệng.
Tránh thực phẩm nhiều cồn hoặc các chất gây nóng người, tích tụ độc tố.
Tránh các món chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe và khoang miệng.
Nên hạn chế dung nạp các loại thực phẩm mà có hàm lượng Arginin cao và nghèo Lysine như:
Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên
Sau đây là một số loại “thảo dược” thiên nhiên lành tính có tác dụng làm dịu vết loét. Bạn có thể bôi trực tiếp lên các vị trí bị nhiệt miệng để giảm đau rát, giúp ăn uống thoải mái hơn.
Dầu cây trà
Tinh dầu bạc hà
Gel nha đam
Dầu hoặc chiết xuất vani
Trà Echinacea
Lời kết:
Như vậy, nhiệt miệng không hề gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây cho bạn cảm giác đau rát, khó chịu. Nếu bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh khoang miệng thật tốt, thì bạn sẽ hạn chế được tình trạng nhiệt miệng xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng nhiệt miệng, thì bạn cũng không nên quá lo lắng, bạn có thể tìm hiểu các biện pháp để giúp giảm bớt được đau rát miệng, đồng thời giúp cho nhiệt miệng nhanh chóng lành lại.
Nếu tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại liên tục, kéo dài hơn 10 ngày thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám vì sao bị nhiệt miệng, có phải cơ thể đang gặp vấn đề bất thương hay không.