Cảm giác đau rát khi bị nhiệt miệng khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp. Hãy áp dụng những cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày để nhanh khỏi hơn.
Nhiệt miệng là tình trạng diễn ra phổ biến ở bất kỳ độ tuổi nào, mà hầu hết ai cũng gặp phải. Có người ít khi gặp phải và cũng có người thường xuyên bị nhiệt miệng. Điển hình nhất là các vết loét nhỏ, nông, màu trắng trên các mô mềm của khoang miệng như lưỡi, nướu, má trong hoặc môi.
Nhiều người không biết tại sao bị nhiệt miệng liên tục dù đã uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng như:
Mặc dù những vết lở loét này không gây nguy hiểm, nhưng chúng gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống hay nói chuyện. Theo thời gian, những vết lở loét này sẽ dần dần tự khỏi mà không cần phải điều trị.
Khi ăn uống cũng mất đi cảm giác ngon miệng. Đặc biệt là khi ăn phải những thức ăn cay, nóng hoặc những loại thực phẩm có vị chua thì càng làm đau và khó chịu hơn.
Bên cạnh đó, khi bị nhiệt miệng thì việc vệ sinh khoang miệng như đánh răng, súc miệng sẽ trở nên khó khăn hơn vì cảm giác đau rát. Thậm chí khi bạn bị nhiệt miệng, chỉ cần cử động nhẹ khi cười, nói cũng đã gây đau rát.
Có rất nhiều cách để giúp tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi, chúng ta có thể dùng thuốc bôi trực tiếp lên vùng lở loét hoặc bạn cũng có thể áp dụng top 10 cách trị nhiệt miệng sau đây để trị nhiệt miệng một cách nhanh chóng.
Theo Đông Y, rau diếp cá có chứa chất kháng sinh decanoyl-acetaldehyd, với nhiều công dụng trong chữa bệnh như kháng viêm, thải độc, sát trùng và làm mát cơ thể. Ngoài ra, rau diếp cá còn có khả năng diệt khuẩn và nấm, nên có thể dùng loại rau này như cách trị nhiệt miệng tự nhiên mà vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể thực hiện theo các cách như sau:
Rau ngót có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Mật ong có tính kháng viêm
Khi kết hợp 2 loại này lại với nhau, bôi lên vùng nhiệt miệng thì sẽ giúp giảm đau rát một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi các vết nhiệt miệng hoàn toàn biến mất.
Bột sắn dây có tác dụng giảm đau, làm dịu tình trạng sưng đỏ ở niêm mạc miệng, lưỡi. Giúp làm lành vết lở loét và ngăn nhiệt miệng tái phát.
Bên cạnh tác dụng giải nhiệt, bột sắn dây còn giàu chất xơ, chất đạm, chất chống oxy hoá, khoáng chất, flavonoids,..có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm lành vết loét do nhiệt miệng gây ra.
Cách thực hiện:
Baking Soda được biết đến với công dụng làm sạch, sát khuẩn và kháng viêm có thể làm vết loét trong khoang miệng nhanh lành hơn với hiệu quả chỉ sau 1 – 2 ngày.
Cách thực hiện:
Trong mật ong có chứa các thành phần kháng viêm và làm lành vết thương rất tốt. Đây là 1 trong top cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày được nhiều người áp dụng và công nhận về hiệu quả.
Cách thực hiện:
Kiên trì thực hiện cách trị nhiệt miệng này 3 lần/ngày sẽ giúp giảm đau rát khi bị nhiệt miệng nhanh chóng.
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn tốt do chứa axit là uric tự nhiên lành tính.
Cách thực hiện:
Kiên trì thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm đau rát khi bị nhiệt miệng nhanh chóng.
Một trong những cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày cũng thường được áp dụng là tỏi. Vì trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng viêm.
Cách thực hiện:
Rau đắng giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid và saponin có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt và giải độc và hỗ trợ chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện:
Ngoài ra, một số loại trà túi lọc thành phần 100% rau đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Bạn có thể uống trà rau đắng hàng ngày cho đến khi hết nhiệt miệng.
>> Xem thêm: Nhiệt miệng là gì? Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì?
Nước muối giúp sát khuẩn, khử trùng và giúp vết loét nhiệt miệng nhanh khô hơn. Mặc dù súc miệng bằng nước muối khi bị nhiệt miệng sẽ làm bạn cảm thấy rát nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện vết nhiệt miệng lành dần.
Cách thực hiện:
Ngoài những cách trên thì bạn cũng có thể bổ sung thêm viên ngậm kẽm. Bởi vì việc thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng. Vì vậy bạn có thể bổ sung kẽm để giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Bên cạnh đó, Vitamin cũng rất quan trọng đối với cơ thể của bạn. Vì vậy, cần bổ sung các loại vitamin như vitamin B6, B12, acid folic, sắt, kẽm..qua việc bổ sung vitamin đầy đủ trong các bữa ăn hoặc dùng các thực phẩm chức năng.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp trị nhiệt miệng trên, để giảm đi cảm giác khó chịu, đau rát. Thì bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày.
Nếu bạn cảm thấy đau rát khi ăn thì hãy tìm hiểu dưới đây xem bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, để giúp bạn ăn uống được dễ dàng hơn.
Thực tế thì nếu cơ thể của bạn ở tình trạng tốt thì có thể hạn chế tối đa tình trạng viêm loét nhiệt miệng. Hãy áp dụng các mẹo phòng ngừa nhiệt miệng sau đây:
Lời kết:
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng nó sẽ gây cho bạn cảm giác đau rát, khó chịu, không thích ăn uống hay giao tiếp với bất kỳ ai. Mặc dù vậy, qua từng ngày nhiệt miệng sẽ dần giảm đi và trở lại bình thường.
Nếu bạn biết chăm sóc vệ sinh khoang miệng thật tốt, thì hạn chế được tình trạng nhiệt miệng xuất hiện. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng nhiệt miệng, thì bạn nên tìm hiểu các biện pháp để giúp giảm bớt được đau rát miệng, đồng thời giúp cho nhiệt miệng nhanh chóng lành lại.