Đặt lịch hẹn

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 22/04/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh cam là bệnh lý răng miệng nguy hiểm, trẻ bị cam miệng cần được áp dụng cách điều trị bệnh cam miệng cho trẻ kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa.

1. Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh cam” được dùng để chỉ trẻ em bị đau hoặc lở loét tại miệng, lưỡi, mũi, mắt hoặc những trẻ bị suy dinh dưỡng. Bệnh cam cũng được dùng để chỉ những trẻ em bị cam thũng (phù), cam tích (bụng to), cam xang (mụn nhọt),… Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi khá phổ biến, thường xảy ra với các bé ở giai đoạn sơ sinh và dưới 1 tuổi.

Cam miệng là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thường gặp ở trẻ nhỏ bị yếu và có sức đề kháng cực kỳ kém. Bệnh khởi phát từ khoang miệng, tốc độ tiến triển rất nhanh và có nguy cơ chuyển biến nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Phụ huynh cần trang bị kiến thức về các dấu hiệu nhận biết trẻ bị cam miệng cũng như có các điều trị bệnh cam miệng ở trẻ em kịp thời để tránh tiến triển nghiêm trọng như hoại tử môi, lợi, hở hàm ếch.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi trẻ bị cam miệng không được điều trị kịp thời:

  • Tốc độ phá hủy của bệnh cam miệng nhanh đến chỉ có thể khiến phần lợi, môi bị hoại tử chỉ sau vài ngày phát bệnh.
  • Mặt khác, cam miệng còn sinh ra tình trạng kiết lỵ, nốn trớ, biếng ăn hay quấy khóc, khiến trẻ chậm lên cân, thậm chí là sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?

2. Nguyên nhân gây cam miệng ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân gây cam miệng ở trẻ nhỏ, trong đó phổ biến nhất phải kể đến những lý do sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng kém, không đảm bảo, nhất là thời điểm đang mọc răng sữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào mô mềm trong khoang miệng gây lở loét, đau nhức.
  • Trẻ vừa ốm dậy, vẫn còn bị tấn công bởi các loại vi khuẩn khiến các mạch máu quanh miệng bị viêm nhiễm, hình thành mủ, máu không thể lưu thông như bình thường, cản trở quá trình tuần hoàn máu, cuối dẫn đến hoại tử các mô bào trong khoang miệng.
  • Nguyên nhân gây cam miệng ở trẻ nhỏ cũng có thể do trẻ bị các bệnh lý siêu vi khác như sốt virus, sởi, các bệnh liên quan tới hô hấp hoặc tiêu hóa,…
  • Những tác động từ bên ngoài như vật cứng, vật nhọn, vết phỏng bởi thức ăn quá nóng làm cho niêm mạc lợi bị tổn thương, sưng viêm và bị vi khuẩn tấn công sẽ ngày càng lở loét thêm dẫn đến cam miệng.
  • Việc sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị cúm mà không có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, tổn thương đường tiêu hóa, lâu dẫn trở thành nguyên nhân gây cam miệng ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?

3. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cam miệng

Trẻ bị cam miệng có thể tiến triển xấu rất nhanh, nên phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi phát hiện những vấn đề sau đây:

  • Mô nướu đỏ bất kèm dấu hiệu sưng to và lở loét
  • Bề mặt lưỡi đột nhiên xuất hiện lớp màu trắng khá dày
  • Bé hay chảy nước dãi và khoang miệng có mùi hôi khó chịu
  • Trẻ thường xuyên bị nóng sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều hoặc đêm
  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường không rõ nguyên nhân
  • Trẻ khó ngủ, ít ngủ, thương nằm sấp khi ngủ và đổ nhiều mồ hôi trộm
  • Có thể đi kèm với táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ
  • Trẻ biếng ăn dẫn đến sụt cân

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?

4. Cách điều trị bệnh cam miệng cho trẻ

Bệnh cam ở miệng trẻ cần được thăm khám cẩn thận và điều trị theo phác đồ phù hợp. Nên khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị cam miệng, phụ huynh cần phải đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có những chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây cam miệng ở trẻ nhỏ từ đó mới chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi theo đơn bác sĩ kê, bố mẹ cũng cần chú trọng vào việc vệ sinh khoang miệng và chế độ dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị. Sau đây là một số việc cha mẹ xử lý đúng đắn ngay lập tức khi trẻ bị cam miệng:

  • Thường xuyên rơ lưỡi và nướu với trẻ chưa mọc răng. Hướng dẫn trẻ hoặc thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, đặc biệt khu vực nướu và lợi.
  • Tăng cường bổ sung khoáng chất vitamin, chất xơ từ rau củ, trái cây và dinh dưỡng tổng hợp vào bữa ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Trong thời gian điều trị bệnh cam miệng cho trẻ, bố mẹ cho bé kiêng các loại thực phẩm sau đây:
    • Thực phẩm cay nóng: không nên thêm vào các loại gia vị như nước mắm, bột quế, tiêu, tỏi, ớt, gừng,…
    • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: không chế biến thức ăn theo dạng chiên xào hoặc thức ăn nhanh.
    • Thực phẩm có tính axit: hãy bổ sung trái cây nhưng hãy kiêng các trái cây có vị chua thường tính axit cao.
    • Thức ăn chứa nhiều đường: vì hấp thụ quá nhiều đường cũng khiến cơ thể nóng hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công vào nướu gây viêm nhiễm.

5. Cách phòng ngừa bệnh cam miệng ở trẻ em

Mặc dù có cách điều trị bệnh cam miệng cho trẻ hiệu quả, nhưng phụ huynh nên trang bị các cách phòng ngừa bệnh cam miệng ở trẻ em, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?

5.1 Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng

  • Nên dùng miếng rơ lưỡi làm sạch bề mặt lưỡi và nướu cho con hằng ngày.
  • Cho trẻ uống nước lọc sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi uống sữa với nhiệt độ nước và sữa phải vừa phải, không quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của con.
  • Bình sữa và chén muỗng cần được rửa sạch và tráng lại bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

5.2 Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên

  • Nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng và hình thành thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện tiêm chủng đầy đủ, không tự ý cho con sử dụng các loại thuốc kháng sinh không được kê đơn từ bác sĩ.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin, kẽm, magie, sắt, chất xơ,… thông qua bữa ăn hằng ngày, hạn chế một số loại thực phẩm chứa nhiều đường.

6. Trẻ bị cam miệng bao lâu thì khỏi?

Thông thường cam miệng thường khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian trẻ bị cam miệng bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của trẻ.

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?

  • Loét canker (lở miệng): Các vết loét thường sẽ giảm đau sau 3-4 ngày và sẽ dần lành sau 7 – 10 ngày.
  • Bệnh tay chân miệng: Thời kỳ toàn phát của bệnh thường kéo dài từ 3 – 10 ngày, các nốt phát ban chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ít hơn 7 ngày và ít khi gây loét hoặc nhiễm trùng.
  • Cam do thiếu vitamin: Thường sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt sau 1 – 2 tuần, nhưng cũng còn phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt và chế độ bổ sung vitamin của trẻ.
  • Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thời gian trẻ bị cam miệng bao lâu thì khỏi bệnh:
    • Sức khỏe tổng thể của trẻ: hệ miễn dịch mạnh sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn.
    • Vệ sinh răng miệng: Giữ khoang miệng trẻ sạch sẽ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy lành vết loét.
    • Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ phục hồi nhanh hơn.

Tóm lại: phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị và chăm sóc trẻ bị cam miệng tại nhà, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Bài viết liên quan

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh hết nhanh, an toàn

Ngày: 07/06/2023

Nếu mẹ lo lắng khi con khó chịu, quấy khóc do nhiệt miệng kéo dài tái đi tái lại thì cách trị nhiệt miệng ...

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

Ngày: 16/08/2023

Răng sữa tồn tại từ khoảng 6 tháng-12 tuổi có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh cần chăm ...

Có nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà không? Cách nhổ an toàn

Ngày: 28/03/2024

Mặc dù răng sữa sẽ dần rụng khi trẻ thay răng nhưng cũng cần được can thiệp đúng cách để răng vĩnh viễn ...

Trẻ em có nên lấy cao răng không? Bao nhiêu tuổi lấy cao răng?

Ngày: 15/11/2023

Nhiều phụ huynh thắc mắc là trẻ nhỏ thì việc lấy cao răng có thực sự cần thiết không? Bao nhiêu tuổi thì ...