Đặt lịch hẹn

Răng bị sâu đen phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 27/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Sâu răng là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất trên thế giới, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Sâu răng là hiện tượng mô cứng thân răng bị phá hủy, hình thành những lỗ li ti trên bề mặt thường được gọi là lỗ sâu. Các triệu chứng như đau, ê buốt thường xuất hiện sau đó.

Những vết sâu răng sẽ tấn công từ bên ngoài men răng dần dần lan vào bên trong ngà răng và tủy răng cũng như lây lan sang các răng kế cận. Và răng bị sâu đen là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh đang tiến triển nặng.

Răng bị sâu đen phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Khi bạn phát hiện bề mặt răng có những chấm đen thì có thể kèm theo những triệu chứng sâu răng khác như:

  • Răng ê buốt: Khi bạn ăn hoặc uống thức ăn có vị chua, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh hoặc đột ngột tiếp xúc môi trường lạnh và thậm chí là khi bạn chải răng.
  • Đau nhức răng: thỉnh thoảng xuất hiện và có thể gia tăng vào buổi tối, cảm giác đau nhức gây trở ngại cho việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bạn.
  • Răng yếu và dễ lung lay: lớp men và lớp ngà sẽ trở nên yếu hơn, thường dễ bị lung lay và nhiều trường hợp tác động đến nướu răng.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: răng bị sâu đen có thể gây nên mùi hôi miệng khó chịu do các vi khuẩn tăng cường hoạt động chuyển hóa các chất sinh ra khí gây mùi.
  • Nổi hạch: một số trường hợp bị sâu răng nặng có thể kèm theo triệu chứng nổi hạch, thân nhiệt tăng cao.

1. Vì sao răng bị sâu đen dù đánh răng mỗi ngày?

Sâu răng xuất hiện do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khiến vi khuẩn phát triển không kiểm soát. Vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, các bệnh lý toàn thân hoặc di truyền… đều là những yếu tố như vậy.

  • Cấu trúc răng kém: răng bị ăn mòn, hàm răng bị sứt mẻ, răng mọc xiêu vẹo,… tạo điều kiện khiến vi khuẩn dễ tấn công và phát triển sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không đảm bảo khiến các mảnh vụn thức ăn và mảng vi khuẩn tích tụ ở bề mặt răng, kẽ răng và viền nướu tăng điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Việc bạn không lấy cao răng cũng là nguyên nhân gây sâu răng, vi khuẩn bám lại nhiều, đẩy nướu dần xuống dưới gây tụt nướu và các bệnh liên quan đến nướu.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng khiến quá trình khoáng hóa và tái tạo men răng không diễn ra thuận lợi. Đồng thời, thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều acid, thức ăn quá cay nóng, các chất kích thích tạo ra nhiều mảng bám khiến vi khuẩn tích tụ, mài mòn men răng và dễ bị tấn công vào sâu ngà răng.
  • Khô miệng: Nước bọt có tác dụng cân bằng độ ẩm, cân bằng pH khoang miệng và góp phần loại sạch vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ người mắc chứng khô miệng hoặc sử dụng thuốc có tác dụng phụ khô miệng mắc bệnh sâu răng và đa sâu răng khá cao.

Vì sao răng bị sâu đen dù đánh răng mỗi ngày?

2. Không nhổ răng bị sâu đen được không?

Khi răng bị sâu đen tức là báo hiệu tình trạng nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm thì có thể trở nặng, ảnh hưởng xấu nghiêm trọng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ.

  • Làm men răng bị mòn: Men răng mỏng và yếu dần làm răng ngày càng trở nên nhạy cảm, ảnh hưởng tới cả sinh hoạt hàng ngày, có thể dễ bị mắc nhiều bệnh lý răng miệng khác.
  • Ngà răng bị phá hủy: những lỗ răng to đen sẽ dễ dàng bị phát hiện bằng mắt thường, tiếp đến thân răng sẽ dần bị phá hủy và gây mẻ, ngà răng sẽ nhanh chóng bị phá hủy.
  • Tủy răng bị gây hại: vi khuẩn ngày càng phát triển, dần ăn vào tủy răng, bạn có thể đối diện với nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Tùy vào mức độ của răng bị sâu mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn. Nếu vùng tổn thương chưa quá lớn và quá sâu thì có thể bảo tồn răng góc bằng biện pháp trám hay bọc sứ.

Tuy nhiên, trong trường hợp răng đã bị sâu và ăn sâu vào tủy, thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng. Biện pháp này nhằm bảo tồn những răng lân cận cũng như bảo vệ sức khỏe nướu.

>> Xem ngay: Nhổ răng khôn có đau không? Tại sao phải nhổ răng khôn?

3. Răng bị sâu đen phải làm sao?

Bạn không thể chờ răng sâu tự khỏi mà chần nhanh chóng đến nha khoa. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định răng bị sâu đen phải làm sao hiệu quả nhất.

3.1 Hàn trám răng sâu

Đây là cách điều trị răng bị sâu đen không cần nhổ bỏ. Với những trường hợp tổn thương ở răng sâu, độ nứt mẻ răng nhỏ. Chất trám sẽ là chất composite cùng màu với răng có tác dụng ngăn ngừa tối đa vi khuẩn tấn công răng đồng thời tạo được độ thẩm mỹ tự nhiên của răng giống như ban đầu.

Hàn trám răng sâu khi răng bị sâu đen

  • Nếu các lỗ đen còn nhỏ thì vật liệu hàn trám thường là GIC, Composite.
  • Khi các lỗ sâu đen lớn thì cần hàn che tủy bằng vật liệu có tính sinh học cao như Ca(OH)2, MTA…

3.2 Điều trị nội nha (chữa tủy răng)

Điều trị nội nha được áp dụng cho trường hợp sâu răng tiến triển đến viêm tủy nhưng chưa quá nặng. Các bước sẽ gồm lấy sạch tủy tổn thương, tạo hình, làm sạch ống tủy sau và trám bít kín hệ thống ống tủy để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo vệ các phần mô răng còn lại.

>> Xem thêm: Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng? Cách chăm sóc để có nụ cười khỏe đẹp

3.3 Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được chỉ định khi tư vấn răng bị sâu đen phải làm sao để bảo tồn răng góc đã bị vỡ quá lớn, chỉ còn lại phần chân răng. Cách thực hiện thường sẽ là chữa tủy trước để loại bỏ vùng viêm nhiễm, sau đó bọc mão răng sứ lên toàn bộ thân răng đã được mài nhỏ. Phương pháp này có tác dụng bảo vệ răng tối đa trong thời gian dài, phục hồi được chức năng nhai và có tính thẩm mỹ cao.

Bọc răng sứ được chỉ định khi tư vấn răng bị sâu đen phải làm sao để bảo tồn răng góc đã bị vỡ quá lớn, chỉ còn lại phần chân răng

3.4 Nhổ răng và trồng răng sứ

Khi tình trạng răng bị sâu đen quá nghiêm trọng không thể bảo tồn răng thật được nữa thì bắt buộc phải loại bỏ. Sau khi nhổ răng vĩnh viễn các bác sĩ nha khoa thường sẽ khuyến khích bệnh nhân trồng răng cố định. Trồng răng sứ bằng cách cấy ghép implant hoặc lắp cầu răng sứ nhằm đảm bảo chức năng nhai, thẩm mỹ và đặc biệt là ngăn chặn biến chứng mất răng như tiêu xương hàm.

4. Cách chăm sóc răng bị sâu đen

Người bị sâu đen răng nên lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng:

  • Nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch triệt để kẽ răng.
  • Dùng nước súc miệng có chứa florua hoặc các thành phần khử trùng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  • Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hạn chế thực phẩm quá nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện, chất bột đường.
  • Từ bỏ thói quen ăn đêm, ăn ngậm vì chất bột đường có thể tạo điều kiện để sâu răng phát triển.
  • Nên súc miệng và loại bỏ thức ăn thừa bằng tăm nước hay chỉ nha khoa sau các bữa ăn.
  • Lấy cao răng định kỳ để loại bỏ mảng bám, ổ vi khuẩn bảo vệ các răng còn lại.
  • Cuối cùng là đến nha khoa để điều trị.

Tóm lại, răng bị sâu đen phải làm sao sẽ tùy vào mức độ phá hủy của răng. Với sự tiến bộ của công nghệ nha khoa hiện đại, mặc dù không thể tự phục hồi nhưng những chiếc răng bị sâu vẫn có thể được bảo tồn.

Để tiết kiệm chi phí và bảo tồn răng góc, bạn cần phải đến nha khoa để có cách điều trị răng bị sâu đen sớm nhất có thể. Thời điểm vàng điều trị sâu răng là phát hiện lỗ đen trên thân răng kèm đau nhức và ê buốt. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn này, hết nhức răng tức là sâu đã ăn vào tủy gây mất cảm giác.

Răng bị sâu đen phải làm sao? Vì sao răng bị sâu đen dù đánh răng mỗi ngày?

Hãy đến Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn đặt lịch nhổ răng sâu với đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm.

Bài viết liên quan

Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Ngày: 17/09/2024

Câu trả lời là Không. Sâu răng không thể tự hồi phục dù chỉ bị nhẹ. Sâu răng nhẹ nếu không được điều ...

Nguyên nhân và cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà nhanh chóng

Ngày: 13/09/2024

Răng bị lủng lỗ thường làm bạn cảm thấy đau nhức, mất thẩm mỹ và còn liên quan đến các vấn đề sức ...

Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ

Ngày: 19/06/2024

Sún răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, do cấu trúc răng bị phá hủy, mài mòn và tiêu ...

10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý kịp thời

Ngày: 24/04/2024

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ miệng vào vết thương. Đây là vấn ...