Trám răng thưa thẩm mỹ là giải pháp phục hình nhanh chóng và tiết kiệm nhất với trường hợp răng bị thưa. Bạn lo lắng trám răng thưa thẩm mỹ giữ được bao lâu?
Răng thưa là tình trạng khoảng cách giữa các răng khá lớn, thường gặp nhất ở răng cửa hàm trên. Răng cửa thưa có thể do răng mọc lệch, mọc ngầm, do ảnh hưởng từ các bệnh lý răng miệng, do đánh răng không đúng cách hoặc do bẩm sinh răng đã thưa. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị răng thưa như mặt dán sứ veneer, bọc răng sứ, trồng răng sứ, niềng răng thưa hoặc trám răng.
Trong đó, trám răng thưa thẩm mỹ là một kỹ thuật khá đơn giản và phổ biến nhưng mang đến hiệu quả cao. Khi trám răng thưa, khoảng trống giữa các răng sẽ được lấp đầy bằng vật liệu chuyên dụng mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng không phẫu thuật xâm lấn, không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai bình thường.
Hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng với những đặc tính khác nhau, thời gian trám răng thưa thẩm mỹ giữ được bao lâu cũng khác nhau. Tùy theo tình trạng răng miệng, vị trí răng cần trám và nhu cầu của mỗi người mà bác sĩ sẽ sử dụng loại vật liệu phù hợp nhất.
Vì là răng cửa nên ưu tiên hàng đầu là tính thẩm mỹ, nên vật liệu sử dụng cũng phải là loại có màu sắc tự nhiên giống như răng thật. Vật liệu composite hiện được lựa chọn nhiều nhất do có nhiều ưu điểm nổi bật so với các vật liệu truyền thống như:
Ngoài Composite còn 1 loại vật liệu cũng hay được lựa chọn để trám răng cửa là GIC. GIC có màu tương đồng với màu răng tự nhiên, có chứa Fluoride có khả năng chống sâu răng. GIC thường được sử dụng cho những răng ít phải chịu lực nhai mạnh, có thể khắc phục trường hợp răng thưa tạm thời. Tuy nhiên, GIC có hạn chế là trắng đục, không được tự nhiên như Composite và dễ vỡ, mẻ hơn các loại vật liệu khác.
Trám răng thưa thẩm mỹ không phải là một phương pháp điều trị xâm lấn nên nó phù hợp với hầu hết mọi người. Thường được áp dụng điều trị trong các trường hợp như sau.
Nhiều người thắc mắc trám răng thưa thẩm mỹ giữ được bao lâu? Như đã nói ở trên, vật liệu Composite được sử dụng phổ biến trám răng cửa thưa thẩm mỹ. Miếng trám Composite có thể sử dụng được 2 – 6 năm, nếu được chăm sóc đúng cách, răng trám cũng có thể duy trì đẹp từ 3 đến 10 năm.
Tuy nhiên vấn đề của vật liệu trám răng thưa là kết cấu nhẹ xốp nên dễ bị nhiễm màu. Nếu không chăm sóc đúng cách kéo dài thì miếng trám Composite sẽ bị đổi màu, gây nên sự khác biệt về màu sắc của răng và vị trí trám răng làm mất thẩm mỹ. Cụ thể, trám răng thưa thẩm mỹ có bền không, thời gian trám răng giữ được bao lâu phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
Sau khi thực hiện trám răng thưa thẩm mỹ hoặc áp dụng điều trị răng thưa như bọc răng sứ thẩm mỹ, bạn nên chú ý cách chăm sóc răng miệng cũng như hoạt ăn nhai hằng ngày.
Hàn trám răng thưa thẩm mỹ không đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ giảm thời gian trám răng giữ được bao lâu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể tác hại của việc trám răng không đúng cách là gì?
Nguyên nhân bị ê buốt sau khi trám răng là do chưa làm sạch hoàn toàn mô răng bị sâu khiến vi khuẩn vẫn tiếp tục sinh sôi và làm bệnh lý thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó cũng có thể kỹ thuật trám không chuẩn xác, miếng trám dày hoặc không sát khít gây các tổn hại cho răng nướu.
Đây có thể là nguy cơ lớn nhất khi trám răng không đúng cách. Chất liệu trám không chất lượng, không có độ kết dính cao… có thể làm mất thời gian và chi phí để hàn trám lại.
Một số trường hợp sau khi trám răng thưa thảm mỹ lại bị sâu các răng kế cạnh. Nguyên nhân đến từ vết trám nứt vỡ mà không nhận ra, thực ăn bị kẹt lại khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh lây lan đến các răng kế cạnh.
Thực tế, tác hại của việc trám răng không đúng cách lớn nhất là việc phải hàn trám nhiều lần. Khi trám không đúng cách gây những ảnh hưởng xấu như trên phải thực hiện hàn trám lại. Tuy nhiên, việc trám răng nhiều lần cùng 1 chỗ sẽ làm lỗ sâu ngày càng to ra, cấu trúc răng ngày càng suy yếu, vi khuẩn dễ dàng phát triển gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó, tác hại của việc trám răng quá nhiều lần còn gây ra các tổn thương cho vùng tủy răng. Khi gặp biến chứng viêm tủy, chết tủy thì có thể sẽ không thể bảo tồn răng được, nguy cơ mất răng rất cao.
Trám răng là giải pháp thẩm mỹ an toàn, không cần gây tê hay gây mê, thời gian thực hiện lại nhanh chóng, không xâm lấn. Tuy nhiên, để chắc chắn bà bầu có nên trám răng không, tác hại của việc trám răng không đúng cách với mẹ bầu… phải có sự thăm khám và tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa.
>> Xem thêm: Trám răng có đau không? Tuổi thọ miếng trám được bao lâu?
Bà bầu muốn trám răng thưa thẩm mỹ an toàn cần phải tính toán thời gian hợp lý, lựa chọn vật liệu nha khoa lành tính…Hãy lựa chọn phòng răng Đà Nẵng uy tín để được tư vấn chi tiết nhất bà bầu có nên trám răng không, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Sâu răng tới tủy là tình trạng răng sâu đã đến giai đoạn nặng. Vi khuẩn đã ăn mòn hết phần men răng, ngà răng và tiếp tục tấn công vào buồng tủy, gây viêm hoặc thậm chí chết tủy. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng sâu răng tới tủy thông qua những cơn đau nhức kéo dài liên tiếp, đau dữ dội ngay cả khi ăn hoặc không ăn.
Đây là khi răng vẫn còn tủy. Đến khi bạn không còn cảm thấy đau nhức nữa thì viêm tủy đã rất nghiêm trọng, có thể tủy răng đã chết hoàn toàn. Điều trị răng sâu tới tủy có trám được không phụ thuộc vào giai đoạn tủy bị xâm nhập.
Việc hàn trám răng có thể thực hiện được nếu sau khi điều trị viêm tủy vẫn còn chỗ để vật liệu trám bám vào. Tuy nhiên, rất khó để thấy tác động tích cực trám răng thưa thẩm mỹ là gì trong trường hợp này. Vì đa phần sâu răng tới tủy lớp men răng bên ngoài đã không còn.
Cách điều trị lúc này là lấy triệt để tủy, giữ lại chân răng, mài nhỏ làm cùi và bọc sứ phục hình. Trong một vài trường hợp sâu răng đến tủy quá nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến răng kế cận hoặc mất chân răng và không thể phục hồi thì buộc phải nhổ bỏ.
Nếu bạn đang cần thêm thông tin về phương pháp trám răng thưa thẩm mỹ, tác hại của việc trám răng không đúng cách, tư vấn bà bầu có nên trám răng không… thì hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn miễn phí.