Nếu bạn lo lắng trám răng có đau không thì kỹ thuật hàn trám răng hiện nay được thực hiện máy móc hiện đại, có thuốc gây tê nên không gây đau đớn, khó chịu.
Trám răng hay hàn răng là thủ thuật nha khoa bịt kít mô răng và làm đầy khoảng trống bị khuyết do sâu răng gây ra bằng vật liệu hàn răng chuyên dụng. Trong nha khoa, trám thân răng là một kỹ thuật rất phổ biến và tương đối đơn giản có tác dụng giúp răng của bệnh nhân phục hồi lại hình dáng răng.
Trám hàn răng thẩm mỹ sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định cho hầu hết cho các trường hợp răng gặp hư tổn ở mức độ nhẹ, như:
Dĩ nhiên, không phải trường hợp nào áp dụng hàn răng cũng như trám răng có đau không bệnh nhân cần thăm khám, chụp phim và kiểm tra tình trạng răng để lên lộ trình điều trị hiệu quả nhất.
Thông thường, vật liệu được sử dụng hàn trám sâu răng tại nha khoa là Composite, Amalgam, vàng, bạc, đồng… Trong đó Composite được sử dụng phổ biến nhất. Dưới đây là một số loại vật liệu hàn răng thẩm mỹ:
Lựa chọn trám răng bằng vật liệu nào phụ thuộc vào vị trí trám. Bởi vì mỗi vật liệu có độ bền và tính thẩm mỹ nhất định, sẽ phù hợp cho những vị trí nhất định. Bác sĩ nha khoa thường sẽ tư vấn chi tiết rằng bạn phù hợp trám răng bằng vật liệu nào khi thăm khám.
Hàn răng thẩm mỹ không phải là một kỹ thuật quá khó khăn hay phức tạp, quy trình diễn ra tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Trám răng có đau không tùy vào việc can thiệp vị trí răng bị tổn thương nhiều hoặc ít.
Tuy nhiên phải lưu ý răng vấn đề hàn trám răng có đau không cũng liên quan đến tay nghề của bác sĩ và máy móc, công nghệ điều trị.
Thêm vào đó, miếng trám đông cứng thường có xu hướng co lại sẽ tạo ra khe rỗng giữa răng với miếng trám. Khi ăn nhai sẽ làm cho áp suất khe rỗng thay đổi, dẫn đến tác động lên các ống ngà, dẫn truyền đến tủy răng và khiến người hàn trám cảm thấy ê buốt.
Thực tế, sau khi hàn răng, những người cơ địa nhạy cảm có thể sẽ xảy ra tình trạng buốt. Đây là hiện tượng bình thường, cơn ê buốt này sẽ giảm dần và hết hẳn sau 1 – 2 ngày. Trong thời gian này bạn hãy sử dụng thực phẩm mềm lỏng để không cần phải dùng lực nhai quá lớn gây đau đến vị trí trám. Đồng thời hãy hạn chế thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì răng còn tương đối nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng.
Trung bình, miếng trám nha khoa sẽ giữ được từ 2 – 5 năm. Cụ thể tuổi thọ miếng trám được bao lâu sẽ tùy vào việc bạn chọn trám răng bằng vật liệu nào, tình trạng răng, vị trí trám, tay nghề Bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng.
Amalgam hoặc xi măng Silicat có độ bền cao hơn Composite, nhưng tính thẩm mỹ lại kém hơn, dễ bị kích ứng khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Composite hay còn được gọi là vật liệu trám nha khoa thẩm mỹ thì có màu sắc tương đương với răng thật nhưng độ chắc lại không mấy vượt trội. Vì vậy nếu hàn răng bên ngoài như răng cửa, răng nanh thì nên lựa chọn Composite, còn hàn răng hàm thì có thể chọn Amalgam để bền chắc hơn.
>> Xem thêm: Răng bị sâu không nhổ có được không? Sâu răng có tự khỏi?
Đối với những răng chết tủy, đã lấy tủy trước đó thì tuổi thọ miếng trám sẽ ngắn hơn, răng ít hư tổn, sâu nhẹ thì có thể duy trì được lâu hơn.
Khi hàn răng hàm, miếng trám sẽ có diện tích tiếp xúc rộng hơn, do đó vật liệu trám có thể bám chắc chắn hơn vào răng thật. Đối với răng cửa hay răng nanh thì diện tích tiếp xúc hẹp hơn, miếng trám cũng vì vậy mà dễ bong và rơi ra ngoài khi ăn nhai mạnh.
Tương tự như vấn đề trám răng có đau không, tuổi thọ miếng trám được bao lâu liên quan nhiều đến tay nghề của Bác sĩ thực hiện. Nếu tay nghề bác sĩ không cao, trám sai kỹ thuật thì rất có thể miếng trám sẽ rơi ra chỉ sau một thời gian ngắn.
Để miếng trám có thể đạt tuổi thọ lâu dài, bạn cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách:
Để nhận tư vấn trám răng có đau không, thăm khám tuổi thọ miếng trám được bao lâu, hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant: