Viêm nha chu là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 19/06/2023
5/5 - (1 bình chọn)
Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức quanh răng kém đi. Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Viêm nha chu là gì?
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu (lợi), xương ổ răng, hệ thống dây chằng, có chức năng chống đỡ và giữ răng nằm chắc chắn trong xương hàm.
Viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nha chu, bệnh nướu răng. Đây là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm xung quanh răng. Bệnh lý răng miệng này có thể gặp ở cả người trẻ và lớn tuổi. Trong nha khoa, viêm nhiễm được chia thành 2 nhóm chính là:
Viêm lợi thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.
Viêm nha chu hình thành từ tình trạng viêm lợi không được điều trị kịp thời.
Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng tấy, đau nhức
Viêm nha chu có nguy hiểm không?
Người bệnh thường rất dễ bỏ qua dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu vì bệnh diễn tiến thầm lặng. Bệnh nha chu tiến triển qua 4 giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1: Vôi răng hình thành do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không lấy cao răng định kỳ tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ ở những mảng bám kẽ răng, cổ răng, viền lợi và gây kích thích nướu, dẫn đến viêm lợi.
Giai đoạn 2: Viêm lợi gây sưng phồng và chảy máu chân răng, đặc biệt là khi nhai thức ăn hoặc chải răng.
Giai đoạn 3: Viêm lợi không điều trị dẫn đến viêm nhiễm nha chu, chủ yếu là những ổ vi khuẩn có chứa mủ ở nướu.
Giai đoạn 4: Viêm tổ chức quanh răng phá huỷ xương ổ răng, làm tụt lợi, các tổ chức xung quanh răng không còn chắc chắn khiến răng bị lung lay và có thể dẫn đến mất răng sớm.
Nếu bạn thắc mắc viêm nha chu có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Nếu dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu bị bỏ qua, viêm nhiễm không được điều trị thì sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Áp xe răng.
Răng lung lay.
Tụt nướu, lộ chân răng.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý toàn thân như tim mạch, bệnh hô hấp hay tiểu đường.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu là gì?
Bệnh viêm nhiễm nha chu có thể xuất hiện từ rất sớm ở cả nam lẫn nữ, vì khi viêm lợi nướu sưng rồi xẹp nên người bệnh dễ lầm tưởng bệnh đã khỏi. Từ đó bỏ qua dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết viêm nha chu điển hình:
Vôi răng, cao răng đóng thành mảng ở cổ chân răng.
Nướu bị sưng, lợi sưng tấy.
Chảy máu chân răng, đặc biệt là khi chải răng hoặc cắn nhai thức ăn.
Khi đè vào vùng nướu đang sưng có thể thấy dịch mủ chảy ra.
Có tình trạng hôi miệng bất thường.
Cảm giác răng lung lay bất thường khi nhai thức ăn.
Răng thưa khác thường.
Nguyên nhân mắc bệnh viêm nha chu là gì?
Khi bước vào giai đoạn nặng bệnh lý nha chu có thể gây mất răng. Mặc dù là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhưng nguyên nhân lại thường xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém. Khi không đánh răng và làm sạch ở những nơi khó tiếp cận trong miệng sẽ xuất hiện các tình trạng:
Vi khuẩn nhân lên và hình thành mảng bám , hình thành cao răng.
Sự nhân lên của vi khuẩn trong khoang miệng khiến nướu viêm đỏ dẫn đến viêm lợi.
Sự gắn kết của nướu với chân răng bị phá vỡ và túi nha chu hình thành giữa nướu và chân răng. Túi nha chu là khoảng trống hoặc khe hở bao quanh răng nằm dưới đường viền nướu.
Vi khuẩn kỵ khí có hại cư trú trong túi và nhân lên, giải phóng độc tố làm hỏng nướu, răng và cấu trúc xương nâng đỡ.
Ngoài nguyên nhân chính là vệ sinh răng miệng kém kéo dài và không điều trị viêm lợi kịp thời thì vẫn có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu như:
Hút thuốc lá.
Mắc bệnh tiểu đường type 2.
Người mắc bệnh béo phì.
Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới.
Bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Thiếu vitamin C.
Do yếu tố di truyền.
Cách điều trị viêm nha chu là gì?
Chìa khóa của việc điều trị bệnh lý nha chu là phát hiện sớm dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu là xử lý kịp thời. Tùy vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ nha khoa sẽ có chỉ định cách điều trị viêm nha chu là gì phù hợp.
Bôi thuốc chống viêm và sát khuẩn vùng nướu, lợi viêm, sưng.
Lấy cao răng.
Kiểm tra các miếng trám răng, chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám mới.
Cố định những răng bị lung lay.
Nhổ răng nếu không giữ được.
Điều trị phẫu thuật
Cách điều trị viêm nha chu phẫu thuật sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định khi những phương án điều trị khác không đạt hiệu quả:
Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Thực hiện giảm kích thước của túi nha chu nhằm tạo thuận lợi để làm sạch các mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng.
Phẫu thuật tái tạo: Khi các túi nha chu tạo thành do mô và xương nha chu bị phá hủy sâu hơn, phá hủy thêm nhiều mô và xương nha chu sẽ làm nhiều răng bị lung lay, sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu sẽ tiến hành tái tạo mô và xương nha chu.
Phẫu thuật ghép mô mềm: Khi tình trạng viêm làm tụt lợi và bộc lộ chân răng sẽ phẫu thuật ghép mô mềm nhằm hạn chế tình trạng tụt lợi và phục hồi tổ chức xung quanh răng. Phẫu thuật ghép mô mềm có thể thực hiện ở một hoặc nhiều răng giúp làm giảm ê buốt, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ đường viền nướu.
Ứng dụng men răng tái sinh: Bác sĩ nha khoa sẽ đưa 1 loại gel chứa protein đặc biệt vào trong 1 gốc chân răng bị bệnh kích thích tăng trưởng men răng và giúp mô khỏe mạnh.
Điều trị duy trì
Thực tế là lộ trình điều trị viêm nha chu cần được duy trì trong một thời gian nhất định ngay cả khi bệnh đã ổn định. Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ, thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện, phòng trường hợp bệnh tái phát hoặc tiến triển.
Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu là gì?
Thực tế viêm nhiễm tổ chức nha chu là một dạng bệnh lý răng miệng dễ mắc phải nhưng lại rất dễ phòng tránh. Bạn chỉ cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng khoa học là đã có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh nha chu:
Chải răng đúng cách với bàn chải răng mềm và kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour, chỉ nha khoa để hạn chế thức ăn tích tụ bám trên răng tạo thành vôi răng.
Khám răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ 6 tháng để hạn chế cao răng gây viêm lợi.
Ngay khi phát hiện dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu thì phải đến bác sĩ nha khoa sớm để điều trị.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hãy liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant để nhận tư vấn sớm dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu cũng như đặt lịch thăm khám cách điều trị viêm nha chu triệt để:
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng