Răng chết tủy là kết quả của quá trình nhiễm trùng bên trong răng, nếu không điều trị răng chết tủy kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuỷ răng là lớp trong cùng của răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt và mô liên kết. Có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho răng.
Bên ngoài là ngà răng, men răng, giúp bảo vệ tuỷ răng khỏi nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn có trong khoang miệng.
Bạn sẽ không thể nhìn thấy tủy nhưng đây là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng. Tủy răng được xem là 1 phần của phức hợp “ngà – tủy”, 2 mô này có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau. Tủy răng nuôi dưỡng và tái tạo ngà răng, hỗ trợ men răng, đáp ứng miễn dịch, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn và duy trì sự khỏe mạnh của răng.
Như vậy, Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng tủy răng là yếu tố giúp răng tồn tại, với vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tủy răng còn nguyên vẹn có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn tốt hơn. Tủy răng cũng chính là tổ chức giúp cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có những kích thích tác động. Tức là bạn nhận biết được các cảm giác thường gặp gồm ê buốt, đau, khó chịu… đều nhờ có tủy răng.
Răng chết tủy là giai đoạn cuối của tình trạng viêm và nhiễm trùng do các tổn thương nặng không được điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng chết tuỷ.
Sau khi tuỷ răng bị hoại tử, người bệnh hầu như không còn cảm giác đau nhức và khó chịu trên răng, nên việc nhận biết và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, từ lúc răng tổn thương đến nhiễm trùng rồi mới gây ra viêm tuỷ cũng cần một giai đoạn dài. Trong suốt quá trình phát triển bệnh, có nhiều giai đoạn với những biểu hiện khác nhau, nhiều người không để ý đến và bỏ qua. Nếu không điều trị những tổn thương nhỏ ban đầu sớm hơn, sẽ dẫn đến việc chết tuỷ.
Có thể nhận biết răng bị chết tuỷ qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn viêm tuỷ phục hồi
Tuỷ chỉ mới bắt đầu tổn thương. Bạn sẽ thường xuyên bị ê buốt răng, nhất là khi ăn đồ ăn nóng lạnh hoặc về đêm.
Giai đoạn viêm tuỷ mãn tính
Những cơn đau nhức thường xuyên và kéo dài, răng nhạy cảm, dễ bị đau nhức khi nhai hơn.
Giai đoạn viêm tuỷ cấp tính
Những cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn và kéo dài. Nướu răng bị sưng to do mưng mủ.
Giai đoạn tủy bị hoại tử, còn gọi là chết tủy răng
Cơn đau lúc này không còn xuất hiện ở chiếc răng bị chết tuỷ nữa mà chúng chuyển dần sang viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng, khiến răng bị lung lay và có nguy cơ rụng khỏi hàm.
Răng chết tuỷ chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Những tổn thương trên răng dù nhẹ hay nặng đều không tự phục hồi, răng sâu sẽ không thể tự lành, vùng viêm tủy cũng không thể tự khỏe lại. Do đó răng chết tủy có chữa được không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Điều trị nội nha: là phương pháp điều trị hoại tử tủy phổ biến, loại bỏ mô tủy hoại tử, làm sạch và khử trùng bên trong răng, sau đó trám bít kín buồng tủy và ống tủy, cuối cùng là đặt mão răng để bảo vệ và củng cố răng.
Phẫu thuật cắt bỏ chóp: được áp dụng khi điều trị tủy không thành công hoặc không thể thực hiện được, cách này liên quan đến việc loại bỏ đầu chân răng và các mô bị nhiễm trùng xung quanh thông qua một lỗ phẫu thuật nhỏ ở nướu.
Nhổ răng: nếu răng bị tổn thương nặng và không thể cứu được thì buộc phải nhổ bỏ. Sau đó có thể trồng răng sứ bằng cấy ghép, cầu răng hoặc hàm giả để phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
Thuốc kháng sinh và kiểm soát cơn đau: Nếu có nhiễm trùng liên quan đến hoại tử tủy, thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nhằm kiểm soát cơn đau.
Việc điều trị tủy răng kịp thời và triệt để là rất quan trọng trong việc bảo tồn răng. Phương pháp điều trị tủy răng cơ bản là loại bỏ các mô tủy bị hư tổn, sau đó tạo hình và trám bít ống tủy.
Thông thường sẽ qua các bước điều trị cơ bản như sau:
Với cách điều trị răng chết tủy này, người bệnh sẽ được khuyến nghị nên bọc sứ cho chiếc răng không còn tủy để bảo vệ gia tăng tuổi thọ cho răng.
Tuy nhiên, trong trường hợp hoại tử tủy răng nghiêm trọng thì việc làm sạch tủy không còn hiệu quả mà bắt buộc phải nhổ bỏ răng. Lúc này để tránh tiêu xương hàm và khôi phục chức năng ăn nhai, đặc biệt khi người bệnh còn trẻ tuổi, người bệnh thường nên trồng lại răng sau khi nhổ.
Sau đây là bảng giá điều trị tủy tham khảo tại Nha Khoa Implant Đà Nẵng:
Điều trị | Vị Trí | Giá |
---|---|---|
Tuỷ thông thường | Răng trước | 900.000 |
Răng sau | 1.500.000 | |
Tuỷ bằng BIO-MTA | Răng trước | 1.500.000 |
Răng sau | 2.500.000 | |
Tuỷ lại thông thường | Răng trước | 1.400.000 |
Răng sau | 2.000.000 | |
Tuỷ lại bằng BIO-MTA | Răng trước | 2.000.000 |
Răng sau | 3.000.000 |
Sau khi điều trị răng chết tủy thành công, chiếc răng vẫn có thể sử dụng tạm thời trong một năm đầu, sau đó sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng sừng hóa mô răng. Thời gian tồn tại của răng không có tủy có thể đến 20 năm. Tuy nhiên, chức năng ăn nhai không còn, dễ vướng lại các mảng bám thức ăn từ đó gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng khác.
> Xem thêm: Điều trị tuỷ răng một lần hẹn
Hơn nữa, khi chết tủy, răng không còn được tủy nuôi dưỡng, cấu trúc như men răng, ngà răng bị suy yếu, kém đàn hồi, dễ sứt mẻ. Ngoài ra, sau khi đã lấy tủy răng, tốc độ bị bào mòn do các yếu tố bên ngoài sẽ nhanh hơn.
Nhìn chung, theo thống kê răng được lấy tủy có tuổi thọ trung bình khoảng 15 – 20 năm, còn răng chết tủy không được điều trị sẽ có tuổi thọ thấp hơn, thậm chí có nguy cơ khiến ổ nhiễm trùng lan rộng do không được loại bỏ phần tủy viêm, hoại tử.
Tình trạng răng chết tủy đổi màu là vấn đề thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Răng chết tủy đổi màu có làm sáng được không tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng. Những cách điều trị răng chết tủy ở trên hướng đến việc bảo tồn và duy trì chức năng răng. Trong khi đó, các cách làm trắng răng chết tủy nhằm khôi phục thẩm mỹ.
Để tẩy trắng răng chết tủy là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng bệnh mỗi người là khác nhau, nên mức độ cải thiện cũng như kỹ thuật làm trắng cụ thể cũng sẽ khác nhau.
Tóm lại
Để biết chính xác răng chết tủy đổi màu có làm sáng được không, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và thực hiện đúng quy trình.