Đặt lịch hẹn

Giải đáp: Phụ nữ mang thai có niềng răng được không?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 10/07/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Trong lộ trình chỉnh nha sẽ có nhiều giai đoạn đau nhức như tách kẽ, siết mắc cài,… Vậy phụ nữ mang thai có niềng răng được không?

Phụ nữ đang mang thai có niềng răng được không?

Niềng răng là phương pháp điều trị răng hô, móm, thưa, lệch lạc bằng các khí cụ như dây cung, mắc cài về đúng vị trí trên cung hàm. Răng được di chuyển từ từ và không bị xâm lấn hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chính vì thế, niềng răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Trường hợp đang niềng răng thì mang thai, các mẹ nên trao đổi ngay với Bác sĩ chỉnh nha để có phương án, kế hoạch điều trị phù hợp cho thời gian sắp tới. Nếu thai phụ đang niềng răng mắc cài, song tình trạng sức khỏe không ổn định thì có thể tạm dừng điều trị, giảm lực siết răng hoặc tháo bớt mắc cài để thoải mái và bảo vệ sức khỏe.

niềng răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Niềng răng khi mang thai có sao không?

Quá trình niềng răng thường kéo dài ít nhất 1 năm, trong thời gian này bạn phải thường xuyên đến phòng khám nha khoa để tái khám và điều chỉnh lực xiết của dây cung, việc không quen ăn uống khi mới gắn mắc cài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Các mẹ bầu hoàn cần đặc biệt lưu ý vấn đề chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé suốt thời gian này.

  • Trong trường hợp tình trạng sức khỏe không được tốt, ốm nghén quá nặng, phôi thai không ổn định… Bác sĩ có thể xem xét việc tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết răng hoặc thậm chí tháo khí cụ để thai phụ thoải mái và điều dưỡng sức khỏe.
  • Đặc biệt, để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên chụp phim, nhổ răng hay tạo lực siết răng quá mạnh, nhất là sau 3 tháng đầu đeo mắc cài.
  • Trong 3 tháng đầu mang thai bạn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng để việc thay đổi hormon không làm gia tăng nguy cơ viêm nướu.
  • Bước qua giai đoạn 3 tháng đầu niềng răng có thể diễn ra bình thường nhưng mọi thao tác khi chỉnh nha đều phải thật nhẹ nhàng.
  • Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ nên cân nhắc tạm dừng chỉnh nha, chuyển sang đeo hàm duy trì để ổn định răng, sau khi sinh xong sức khỏe ổn định thì tiếp tục liệu trình.

Để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên chụp phim, nhổ răng hay tạo lực siết răng quá mạnh

Phụ nữ mang thai nên niềng răng bằng phương pháp nào?

Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng cho phụ nữ mang thainiềng răng mắc cài cố địnhniềng răng trong suốt invisalign. Tuy nhiên đối với mẹ bầu thì phương pháp chỉnh nha bằng khay niềng vẫn được đánh giá cao hơn.

  • Máng niềng được làm từ chất liệu nhựa Polyurethane theo tiêu chuẩn của USP VI, không có chứa chất hóa dẻo Bisphenol-A, đạt chuẩn ISO 13485:2003, được công nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA an toàn với mẹ và bé.
  • Khay niềng ôm trọn thân răng, ngay cả khi thay khay mới để siết răng cũng không quá đau nhức, không gây cảm giác cộm trong khoang miệng.
  • Khay niềng có thể tháo lắp thuận tiện cho mẹ khi ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng, vừa không ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp dinh dưỡng hằng ngày vừa giúp hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng.
  • Không sử dụng mắc cài nên hạn chế được tối đa tình trạng kích ứng hoặc vấn đề bung tuột mắc cài, tần suất đến nha khoa cũng được giảm đáng kể.

Niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài

Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi niềng răng?

Những thay đổi về thể chất và thói quen hằng ngày của mẹ bầu dễ mắc các bệnh răng miệng hơn bình thường. Do đó khi mang thai mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý vấn đề chăm sóc răng miệng.

  • Đánh răng sau khi ăn, ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải lông mềm chải răng một cách nhẹ nhàng, chăm sóc nướu kỹ, không đánh răng quá mạnh.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi đánh răng để loại bỏ mảng bám sâu trong kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa hàm lượng fluor phù hợp.
  • Bên cạnh đó, mẹ trong thời kỳ mang thai thực hiện điều chỉnh vị trí răng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi). Ngay khi cảm thấy cơ thể bất thường phải đến gặp bác sĩ để thăm khám chẩn đoán.

Quan trọng hơn hết, việc niềng răng trong thai kỳ cần được thực hiện và theo dõi tại những phòng răng uy tín, Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nào phù hợp với mẹ bầu nhất!

Niềng răng trong suốt Invisalign là dịch vụ mũi nhọn tại nha khoa Đà Nẵng Implant, được đông đảo khách hàng tin chọn. Với phương châm “điều trị bắt đầu từ trái tim”, nha khoa luôn hướng tới chất lượng điều trị và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Hãy liên hệ để nhận thăm khám và tư vấn miễn phí:

Bài viết liên quan

Phụ nữ mang thai có lấy tủy răng được không? Khi nào thực hiện được?

Ngày: 15/03/2024

Khi bước vào thai kỳ, bà bầu rất dễ bị viêm tủy răng do thay đổi hormone. Vậy liệu phụ nữ mang thai có lấy ...

Phụ nữ đang mang thai có bọc răng sứ được không?

Ngày: 21/03/2024

Bạn cần tìm hiểu kỹ phụ nữ đang mang thai có bọc răng sứ được không, tốt nhất là được chỉ định của ...

Mẹ bầu có lấy cao răng được không?

Ngày: 06/09/2024

Cao răng là tình trạng vệ sinh răng miệng không kỹ, dẫn đến nhiều mảng bám xuất hiện trên răng, khiến bạn ...

Niềng răng mất bao lâu, phương pháp niềng răng nào nhanh nhất?

Ngày: 04/07/2024

Trung bình thời gian niềng răng sẽ mất khoảng từ 12-36 tháng. Ngoài ra, niềng răng mất bao lâu cũng phụ thuộc ...