Đặt lịch hẹn

Mẹ bầu có lấy cao răng được không?

Tác giả: Nha khoa Đà Nẵng Implant
Ngày: 06/09/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Cao răng là tình trạng vệ sinh răng miệng không kỹ, dẫn đến nhiều mảng bám xuất hiện trên răng, khiến bạn có cảm giác khó chịu. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng. Vậy mẹ bầu có được lấy cao răng không? Cao răng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Câu hỏi này đang được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây:

Cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là những mảng cặn cứng hình thành từ muối vô cơ canxi cacbonat hoặc phosphate hoặc xuất phát từ các mảnh vụn thức ăn còn dính lại trên răng. Lâu ngày không được loại bỏ sẽ cứng lại và đổi màu. Cao răng nằm ở vị trí thân răng và ở vùng dưới nướu, được chia làm 2 loại chính:

  • Cao răng huyết thanh: Xuất hiện tình trạng chảy máu răng kéo dài, hình thành mảng bám có màu nâu đen. Điều này cho thấy tình trạng răng miệng của bạn đang ở mức nguy hiểm.
  • Cao răng thông thường: xuất hiện ở thân răng và dưới nướu, là nơi vi khuẩn cư trú, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như: viêm nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng chân răng và thậm chí gây mất răng vĩnh viễn.
Cao răng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về răng miệng

Cao răng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về răng miệng

Cao răng có ảnh hưởng đến sức khoẻ thai phụ không?

Cao răng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của tất cả mọi người, đặc biệt là thai phụ. Nếu cao răng tích tụ trong thời gian dài và không được sử lý sớm, có thể dẫn đến các bệnh lý như: viêm nướu, sâu răng, chảy máu răng. Đối với phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như:

Ảnh hưởng đến tiêu hoá và hệ miễn dịch của thai nhi

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ có những biểu hiện thay đổi nội tiết tố, nếu để cao răng lâu ngày và không loại bỏ sớm,sẽ dễ gây ra sâu răng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, khi phụ nữ mang thai bị sâu răng, khi trẻ sinh ra sẽ bộ máy tiêu hoá và hệ miễn dịch kém và có nguy cơ mắc các bệnh liên quan về răng miệng.

Dẫn đến sinh non

Nếu cao răng xuất hiện và tồn tại quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong máu và gây ra viêm nhiễm, làm tăng lượng hormone prostaglandin trong cơ thể thai phụ. Điều này khiến thai phụ bị kích thích cơn chuyển dạ sớm và rất dễ sinh non. Trẻ sinh nón có thể chất và hệ thống miễn dịch kém hơn so với những đứa trẻ khác.

Cao răng có thể khiến thai phụ sinh non

Cao răng có thể khiến thai phụ sinh non

Gây ra các bệnh lý về răng miệng

Cao răng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, nếu không được loại bỏ sớm sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như: viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu răng, lung lay răng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi

Trong giai đoạn mang thai, nếu thai phụ mắc các bệnh lý về răng miệng thì sẽ làm giảm vị giác của mẹ bầu, khiến thai phụ cảm thấy ăn không ngon miệng và không muốn ăn. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong quá trình mang thai, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ và sự phát triển của cả thai nhi.

Thai phụ mất cân bằng dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Thai phụ mất cân bằng dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây hôi miệng

Khi vệ sinh răng miệng không tốt, thức ăn thừa sẽ bám lại và tích tụ ở răng, về lâu dần những mảng bám này sẽ cứng lại, theo thời gian cao răng sẽ có màu vàng đục và nâu gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, vi khuẩn trú ngụ tại cao răng sẽ sản sinh ra các chất có mùi hôi, khiến thai phụ e dè và ngại giao tiếp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Vậy có nên lấy cao răng khi đang mang thai không? – Trong thời gian mang thai, các mẹ hoàn toàn có thể thực hiện lấy cao răng. Việc lấy cao răng sẽ được các bác sĩ nha khoa thực hiện nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. Tuy nhiên thời điểm nào trong thai kì là tốt nhất để lấy cao răng, bạn cần phải được thăm khám và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Khi nào thai phụ cần lấy cao răng?

3 tháng đầu của thai kỳ

Trong 3 tháng đầu, bác sĩ nha khoa thường khuyên thai phụ không nên cạo vôi răng hay bất cứ thủ thuật nào liên quan đến nha khoa. Vì đây là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi vẫn còn rất yếu, nên tránh gây ra các tác động đến cơ thể. Để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

3 tháng giữa thai kỳ

Lúc này thai nhi đã bắt đầu ổn định, các cơ quan đã xuất hiện đầy đủ, mẹ bầu cũng có thể di chuyển dễ dàng hơn. Do đó, việc lấy vôi răng ở thời điểm này cũng sẽ an toàn cho cả mẹ và bé.

3 tháng cuối thai kỳ

Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng khuyên thai phụ không nên lấy cao răng. Vì lúc này thai nhi đã lớn hơn nhiều và đang trong thời kỳ phát triển, nên tránh những thay đổi bất thường của cơ thể. Điều này có thể sẽ gây ra biến chứng sinh non, tiền sản giật…

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế chụp X-quang, không thực hiện lấy cao răng ở nhưng nơi kém uy tín hoặc các phương pháp thô sơ, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc gây tê, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thai phụ nên khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi lấy cao răng

Thai phụ nên khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi lấy cao răng

Quy trình lấy cao răng cho mẹ bầu

  • Thăm khám tổng quát: Trước khi lấy cao răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho thai phụ, để xem tình trạng cao răng cũng như xác định thời điểm có phù hợp để lấy cao răng không.
  • Lấy cao răng: Nếu đủ điều kiện, bác sĩ sẽ sử dụng đầu cạo chuyên dụng,kết hợp với các tia nước đánh tan mảng vôi bám. Sử dụng khí thổi, tia nước và bột bicarbonate/erythritol Na loại bỏ hoàn toàn những vết dính và đánh bóng với Air-Flow.
  • Tư vấn chăm sóc răng tại nhà: Sau khi quá trình lấy cao răng hoàn tất, các bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà, sau đó có thể đặt lịch tái khám nếu cần thiết.

Nên chăm sóc răng miệng như thế nào để khoẻ mạnh trong thời kì mang thai?

Phụ nữ mang thai cần lưu ý chăm sóc răng miệng của mình như sau:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày. Đây là thói quen tốt các mẹ bầu không nên bỏ qua ngay cả khi ốm nghén, mệt mỏi.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các mảng bác tích tụ trên răng, hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Chế độ ăn uống khoa học
  • Thăm khám răng định kỳ trong suốt thai kì để kịp thời xử nếu có vấn đề liên quan đến răng miệng.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý chăm sóc răng miệng

Phụ nữ mang thai cần lưu ý chăm sóc răng miệng

Nếu bạn muốn khám răng hay thực hiện các bệnh liên quan về răng miệng, hãy đến với nha khoa Đà Nẵng Implant. Nha khoa Đà Nẵng Implant được trang bị với các thiết bị công nghệ tiên tiến cùng với thiết bị vô trùng hiện đại, các bác sĩ với tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa. Đảm bảo quá trình thăm khám và điều trị an toàn, đạt hiệu quả tốt nhất, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm

Để biết thêm thông tin bạn có thể liên thệ theo địa chỉ dưới đây:

Bài viết liên quan

Cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng thường xuyên?

Ngày: 14/07/2023

Ai cũng có cao răng nhưng việc cao răng sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ răng miệng thì số đông lại ...

Sau sinh bao lâu được lấy cao răng? Có ảnh hưởng tuyến sữa không?

Ngày: 10/04/2024

Thời điểm phù hợp nhất để mẹ bầu cạo vôi răng là 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu bỏ lỡ thì bạn nên hoãn ...

Giá lấy cao răng bao nhiêu? Giải đáp mọi thắc mắc về cao răng

Ngày: 03/04/2023

Nhiều người không quan tâm đến lấy cao răng định kỳ. Vậy cao răng có thực sự quan trọng đến thế? Giá ...

Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn và những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng

Ngày: 03/08/2022

Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn là câu hỏi được rất người quan tâm. Có nhiều thông tin khác nhau ...