Điều trị sâu răng vào tủy có giữ răng được không? Dấu hiệu nhận biết
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 14/07/2023
5/5 - (2 bình chọn)
Sâu răng không thể tự khỏi và phải được điều trị sớm. Điều trị sâu răng vào tủy có giữ răng được không tùy vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương.
1. Bệnh sâu răng là gì?
Răng có cấu tạo bao gồm chân răng, cổ răng và thân răng. Thân răng được bao bọc bởi lớp men răng bên ngoài, tiếp theo là ngà răng và trong cùng là tủy răng. Sâu răng là quá trình các vi khuẩn tiếp xúc, xâm nhập và tấn công vào cấu trúc răng gây tổn thương men răng, ngà răng và tiến sâu vào buồng tủy của thân răng. Biểu hiện răng bị sâu đầu tiên là những lỗ sâu li ti trên bề mặt hay quanh thân răng.
Các giai đoạn tiến triển sâu răng:
Ở giai đoạn đầu vết sâu hình thành, khi ăn luôn cảm thấy răng ê buốt, nhất là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, thỉnh thoảng răng bị đau nhức từng cơn từ 10-30 phút.
Ở giai đoạn tiếp theo, sâu răng đã chạm tủy vết sâu to khiến cặn thức ăn tồn đọng và vi khuẩn cư trú tại đó, gây ra mùi hôi khó chịu, răng đau nhức nhiều, đau âm ỉ kéo dài, đau tăng hơn về đêm, nhiều lúc cơn đau dữ dội lan rộng, kéo theo đau đầu, dùng thuốc giảm đau cũng không thấy đỡ.
Ở giai đoạn nặng răng đau nhức cường độ nặng, đau buốt kéo dài liên tục, lan ra các vị trí xung quanh. Nếu không điều trị thì có thể khiến cho răng bên cạnh bị sâu theo, tủy răng bị chết, răng dễ bị vỡ, lung lay, lâu dần có thể làm mất răng.
2. Dấu hiệu nhận biết sâu răng vào tủy là gì?
Sâu răng vào tủy là tình trạng răng bị vi khuẩn tấn công, lan tới tuỷ gây tổn thương nặng, đau nhức dữ dội. Bạn có thể nhận biết sâu răng vào tủy qua những biểu hiện sau đây:
Răng miệng có mùi hôi khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
Răng có lỗ sâu màu đen to dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Răng thường xuyên đau nhức khó chịu, ăn uống không ngon, đau nhức nhiều vào ban đêm.
Răng ê buốt khi ăn nhai thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt hay khi đánh răng.
Nóng sốt không rõ nguyên nhân, nướu sưng đau, đỏ sậm hoặc bị xuất huyết chảy mủ.
3. Vì sao sâu răng vào tủy rất đau nhức?
Sâu răng vào tủy rất đau nhức vì tủy răng là một tổ chức nhạy cảm chứa các dây thần kinh và mạch máu. Khi sâu răng ăn mòn men răng và ngà răng, chúng sẽ tiếp cận tủy răng và gây ra viêm tủy. Viêm tủy là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng có thể gây ra các cơn đau nhức dữ dội.
Có nhiều yếu tố có thể làm cho đau nhức sâu răng vào tủy trở nên trầm trọng hơn, bao gồm:
Cường độ của viêm tủy: Viêm tủy càng nặng thì cơn đau càng dữ dội.
Vị trí của răng: Răng hàm và răng cửa thường đau nhức hơn răng nanh.
Loại thức ăn và đồ uống: Một số loại thức ăn và đồ uống, chẳng hạn như thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt, có thể kích hoạt cơn đau nhức.
Áp suất: Áp lực lên răng, chẳng hạn như khi nhai hoặc nói, cũng có thể kích hoạt cơn đau nhức.
Đau nhức sâu răng vào tủy thường có các triệu chứng sau:
Đau nhức dữ dội: Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
Đau nhức lan tỏa: Cơn đau có thể lan sang các vùng xung quanh răng, chẳng hạn như má, thái dương hoặc cổ.
Đau nhức nhạy cảm: Cơn đau có thể bị kích hoạt bởi các tác nhân như thực phẩm và đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt, hoặc áp lực lên răng.
Nếu bạn bị đau nhức sâu răng vào tủy, điều quan trọng là phải đến nha khoa để được điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như áp xe răng hoặc mất răng.
Các phương pháp điều trị sâu răng vào tủy bao gồm:
Trám răng: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho sâu răng nhẹ. Bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và trám lại lỗ sâu bằng vật liệu trám răng.
Bọc răng sứ: Đây là phương pháp điều trị cần thiết cho sâu răng nặng. Bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và tạo hình lại răng. Sau đó, họ sẽ gắn một mão sứ lên răng để bảo vệ và phục hồi chức năng nhai.
Nhổ răng: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng nếu sâu răng quá nặng và không thể điều trị bằng các phương pháp khác.
Để phòng ngừa sâu răng vào tủy, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluoride.
Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng.
Khám răng định kỳ sáu tháng một lần để được bác sĩ nha khoa kiểm tra và làm sạch răng.
4. Sâu răng vào tủy có nguy hiểm không?
Mặc dù răng sâu không phải bệnh lý nha khoa nghiêm trọng, độ tuổi nào cũng có thể bị sâu răng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, những lỗ sâu sẽ lớn dần, sâu vào bên trong dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương tủy răng, gây đau nhức dữ dội. Điều trị sâu răng vào tủy có giữ răng được không tùy vào tình trạng viêm nhiễm của tổ chức tủy.
Tủy răng gồm nhiều dây thần kinh và nhiều mạch máu. Tủy răng có chức năng giúp cho răng cảm nhận được những kích thích bên ngoài như nhiệt độ nóng lạnh, độ cứng mềm khi ta nhai thức ăn và những thành phần, mùi vị có trong thức ăn. Các mạch máu trong tủy có chức năng vận chuyển và cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày để nuôi sống cho răng được khỏe mạnh.
Khi tủy răng bị tấn công sẽ tác động xấu đến toàn bộ chiếc răng gồm cả phần nướu, thậm chí là răng khác ở vị trí kế cận. Nếu không có cách điều trị sâu răng vào tủy thì sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Tình trạng hôi miệng: Sâu răng tạo thành hốc, răng bị vỡ, mẻ mắc thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lợi bị sưng, dễ chảy máu gây viêm và hôi miệng.
Dễ bị vỡ thân răng: Sâu răng lan rộng làm cho răng không còn khỏe mạnh để đảm nhận chức năng ăn nhai và dễ vỡ. Nếu thân răng vỡ thì sẽ ảnh hưởng đến cả phần chân răng, chóp (cuống) răng.
Mất răng hoặc ảnh hưởng răng kế cận: Sâu răng vào tủy làm chết tủy, phá hủy toàn bộ phần thân răng, chân răng và gây mất răng vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Viêm tủy răng dẫn đến viêm lợi chân răng, áp-xe chóp răng gây đau nhức, thậm chí sưng mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân.
Để lại di chứng nặng nề: Răng sâu vào tủy nếu bị nhiễm trùng chóp răng có thể hình thành nang chân răng trong xương hàm phá hủy tổ chức xương, việc điều trị cực kỳ phức tạp và để lại nhiều di chứng nặng nề.
Với những người có bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, khi bị viêm trong tủy sẽ càng làm cho tiến triển nặng nề hơn, khó kiểm soát.
5. Điều trị sâu răng vào tủy có giữ răng được không?
Tùy vào mức độ sâu mà bác sĩ nha khoa sẽ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
5.1 Khi chưa có biến chứng
Nha sĩ sẽ tập trung chữa tủy răng bằng cách gây tê mở buồng tủy, rửa và lấy sạch tủy nhiễm khuẩn ở buồng tủy, ống tủy. Sau đó tiến hành trám bít ống tủy, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu chữa tủy nhưng vẫn có hiện tượng đau răng, viêm nhiễm tái phát, thì khả năng cao là chưa điều trị tủy triệt để.
5.2 Khi bị nhiễm trùng chóp răng
Trong trường hợp nhiễm trùng chóp răng nha sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt cuống răng để loại bỏ ổ viêm. Sau đó, ống tủy ở phần chân răng còn lại sẽ được hàn kín lại, lỗ hổng ở xương sẽ được lấp đầy bằng xương nhân tạo và khâu kín niêm mạc bị rạch trước đó.
5.3 Khi sâu răng nặng
Bảo tồn răng là ưu tiên hàng đầu khi điều trị nha khoa. Nếu mức độ ăn mòn của răng lớn thì Bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng sâu để không lan sang răng bên cạnh. Nếu nhiễm trùng chân răng nặng, xương hàm mất nhiều tổ chức do nang nhiễm trùng chân răng gây ra thì phải nạo nang xương hàm hay cắt đoạn xương hàm, ghép xương.
Trong trường hợp phải nhổ bỏ răng sâu thì bạn nên trồng răng sứ bù vào chỗ răng vừa nhổ để không bị tiêu xương hàm ở khu vực mất răng và tránh hàm răng bị xô lệch.
6. Cách chăm sóc răng sau khi điều trị sâu răng vào tủy
Sau khi điều trị sâu răng, chữa tủy, để ngăn ngừa tình trạng sâu răng tái diễn phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ:
Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày sau khi ăn, chải kỹ các mặt răng.
Nên dùng thêm nước ngậm răng miệng thảo dược để hỗ trợ làm sạch tối ưu, bảo vệ răng miệng toàn diện.
Sau khi ăn, nên súc miệng thật sạch bằng nước, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước loại bỏ các thức ăn thừa.
Nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chua, tránh ăn đồ cứng.
Liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch tham khám nhanh chóng:
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Cơ sở 2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng