Thực tế chọn loại chỉ nha khoa không phải theo sở thích mà theo tình trạng răng. Để đạt hiệu quả cần chọn loại phù hợp và biết cách sử dụng chỉ nha khoa đó.
Chỉ nha khoa xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1851, khi một nha sĩ ở New Orleans tên là Levi Spear Parmly nhận thấy cần phải có phương án làm sạch răng trong trường hợp không có bàn chải. Ông đã dùng một sợi tơ bôi sáp chạy quanh các kẽ răng để lấy mảng bám thức ăn.
Đến năm 1882 nó mới bắt đầu được thương mại hóa trong ngành nha khoa bởi công ty Codman & Shurtleff. Sản phẩm đầu tiên ra mắt công chúng là chỉ nha khoa bằng lụa không sáp. Năm 1898 thương hiệu Johnson & Johnson đã được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho chỉ nha khoa lụa. Sau đó một số nhãn hiệu chỉ nha khoa xuất hiện trên thị trường là Red Cross, Salter Sill Co. và Brunswick.
Trước Thế chiến thứ 2, khá ít người biết cách sử dụng chỉ nha khoa tại nhà, nó chủ yếu được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng để khâu vết thương. Khi chiến tranh nổ ra, giá lụa tăng cao, Charles C. Bass đã phát triển một loại chất liệu thay thế là chỉ nha khoa nylon. Chỉ nha khoa nylon ưu việt hơn lụa, khả năng chịu mài mòn và đàn hồi lớn hơn.
Đến ngày nay trên thị trường có nhiều loại chỉ tơ nha khoa ra đời, người dùng có thể lựa chọn nên sử dụng chỉ nha khoa nào theo nhu cầu. Gần đây nhất là các loại chỉ làm từ chất liệu phân hủy sinh học có sẵn để đảm bảo thân thiện với môi trường.
Hiện nay chỉ nha khoa thường được làm từ 1 trong 2 loại polime là nilon hoặc teflon:
Về cấu tạo sợi, chúng ta có 2 dạng:
Chỉ nha khoa là loại dây nhỏ, mềm và mảnh, có độ đàn hồi tốt có khả năng len lỏi vào các kẽ răng nhỏ, kéo mảng bám trên răng và thức ăn thừa ra ngoài. Bên cạnh đó, trên sợi chỉ nha khoa còn được phủ chất kháng sinh vật, ức chế tạo men răng và làm giảm mảng bám kẽ răng. Hiện nay chỉ nha khoa được các nha sĩ khuyên dùng mỗi ngày một lần thay thế cho tăm tre.
Tác dụng của chỉ tơ nha khoa đã được chứng minh rõ ràng. Đây là phương án làm sạch răng một cách triệt để hằng ngày tại nhà.
Bằng cách sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày làm sạch mảng bám, cặn thức ăn thừa, bạn đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của chính mình.
Khi bạn sử dụng chỉ thay cho tăm tre, bạn đã loại bỏ được nguy cơ tổn thương lợi, nướu do độ cứng và kích thước lớn của tăm tre gây ra.
Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng không thể loại bỏ được hoàn toàn mẩu thức ăn hay mảng bám ở kẽ răng. Khi tích tụ lâu ngày trong miệng cùng với nước bọt sẽ bị phân hủy 1 phần thì đây trở thành điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây mùi phát triển. Chỉ nha khoa là giải pháp tối ưu cho tình trạng này.
Công dụng loại bỏ mảng bám kẽ răng của chỉ tơ nha khoa đi kèm với khả năng phòng ngừa tình trạng răng ố vàng, giữ được màu răng trắng sáng.
Cách sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng hằng ngày tại nhà khiến nhiều lo lắng dùng chỉ nha khoa có bị thưa răng không. Lý giải vấn đề này, nếu sử dụng đúng cách, đúng loại sẽ không làm thưa răng. Thực tế, đây là dụng cụ vệ sinh răng miệng đẩy lùi nguy cơ làm thưa răng do sử dụng tăm xỉa răng hằng ngày.
Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp vẫn gặp tình trạng thưa kẽ răng, chảy máu chân răng,… Nguyên nhân là vì:
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại chỉ tơ của các thương hiệu khác nhau. Nên sử dụng chỉ nha khoa nào bạn nên biết việc phân chia theo thành phần hoặc theo kích thước để phù hợp với từng cách sử dụng chỉ nha khoa.
Đây là loại chỉ nha khoa làm từ sợi nilon mỏng, cấu tạo gồm khoảng 35 sợi xoắn lại, đường kính của mỗi sợi là rất nhỏ nên cho thể vừa khít với không gian hẹp giữa các kẽ răng, ngay cả khi răng gần nhau. Tuy nhiên là khá dễ đứt.
>> Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Chỉ nha khoa có sáp là loại tốt với cấu tạo từ loại chỉ tơ nilon tiêu chuẩn có phủ lớp sáp nhẹ, giúp chỉ chắc và bền hơn, ít đứt gãy. Tuy nhiên, lớp sáp sẽ làm tăng đường kính của chỉ nha khoa, vì vậy sẽ khó len lỏi vào những kẽ nhỏ hơn.
Băng nha khoa khoa rộng và phẳng hơn so với chỉ nha khoa thông thường, có cả phiên bản có sáp và không sáp, phù hợp với những bệnh nhân có nhiều khoảng trống giữa hai răng bởi độ tiện lợi của nó.
Chỉ Polytetrafluorethylene (PTFE) được làm từ Teflon, có thể dễ dàng len lỏi qua các kẽ răng một cách nhanh chóng.
Loại này được làm từ vật liệu dạng sợi, có phần cứng ở đầu, thường được dùng để làm sạch xung quanh mắc cài (đối với người niềng răng mắc cài) hoặc khu vực cầu răng (trồng cầu răng sứ).
Chỉ nha khoa điện chạy bằng điện là cách sử dụng chỉ nha khoa thay thế cho những đối tượng gặp khó khăn trong việc dùng sợi chỉ. Hầu hết các máy đều có tay cầm tiện lợi, một số loại có đầu góc cạnh hỗ trợ làm sạch răng tốt hơn.
Trên thị trường có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng như: oral-b, fresh up, glide, dental floss…
Nên sử dụng chỉ nha khoa nào phù hợp để đạt hiệu quả tối đa nhất. Tùy vào tình trạng răng mà chúng ta sẽ chọn sử dụng loại chỉ tơ nha khoa phù hợp. Thực tế thì không có lời khuyên chính xác cho việc nên sử dụng chỉ nha khoa nào hay của hãng nào. Bạn nên ưu tiên trải nghiệm của mình sao cho thoải mái, dễ dàng, làm sạch tốt mà không làm răng hay nướu bị đau. Nên sử dụng chỉ nha khoa nào vừa với khoảng cách thực tế của các răng, có thể luồn vào kẽ nhỏ mà không cần dùng quá nhiều lực, không gây chảy máu hay đau.
Dù bạn tin nên sử dụng chỉ nha khoa nào thì cũng cần dùng đúng cách. Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng chỉ nha khoa trong một thời gian dài có thể gây nguy cơ thưa kẽ răng hay viêm nướu cho bị tổn thương.
Với dạng này, bạn có thể cắt chiều dài chỉ theo ý muốn cho mỗi lần dùng:
Tăm chỉ nha khoa thiết kế tiện lợi hơn, không cần phải cắt:
Lưu ý:
Để tránh vấn đề dùng chỉ nha khoa có bị thưa răng không, hãy chọn sợi chỉ vừa khít với kẽ răng của mình.
Đến Nha khoa Đà Nẵng Implant kiểm tra nếu có tình trạng chảy máu lợi quá nhiều hay bị đau buốt răng dữ dội khi dùng chỉ nha khoa làm sạch răng.