Đặt lịch hẹn

[Giải đáp] Niềng răng có được uống nước đá không?

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 18/01/2024
5/5 - (3 bình chọn)

Niềng răng có được uống nước đá không là thắc mắc của khá nhiều người. Cùng Nha khoa Đà Nẵng Implant giải đáp qua bài viết dưới đây!

Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam, nước đá thường là thức uống yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước đá. Trong đó cũng có những trường hợp niềng răng xong bị ê buốt khi uống nước lạnh, nước đá.

Niềng răng có uống nước đá được không? Có bị ê buốt không?

Tác hại của nước đá đối với răng miệng như thế nào?

Nước đá và kem lạnh thường được sử dụng để giải khát, cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác thư giãn cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng nước đá quá thường xuyên sẽ gây những tác hại đáng lo ngại cho sức khỏe răng miệng như:

  • Tổn thương men răng: Việc nhai đá thường xuyên làm tổn thương lớp men bảo vệ bề mặt răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cấu trúc của răng.
  • Gãy vỡ và sứt mẻ răng: Độ cứng của nước đá có thể gây gãy vỡ và sứt mẻ răng, đặc biệt là răng bị mòn men, bị yếu, có thể làm nướu chảy máu và gây ê buốt.
  • Viêm nướu: Thói quen nhai đá lạnh liên tục sẽ gây ra gây ra tình trạng viêm nướu, tụt nướu và từ đó làm mòn chân răng.
  • Dễ rụng và gãy răng: Khi dùng nước đá quá thường xuyên sẽ làm răng bị yếu, dễ lung lay và gãy rụng do có sự tác động cộng hưởng của nhiệt độ và độ cứng của nước đá lạnh.
  • Sâu răng: Nước đá sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng sâu răng.
  • Viêm tủy răng và chết tủy: Khi những vết nứt trên răng xuất hiện, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào ngà răng và tuỷ răng của bạn. Về lâu dần, sẽ gây viêm tủy và cuối cùng là chết tuỷ.

Tác hại của nước đá đối với răng miệng như thế nào

Niềng răng có uống nước đá được không?

Trong quá trình chỉnh nha, răng của bạn sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn so với trạng thái bình thường. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn đầu khi mắc cài được gắn vào. Bạn thường sẽ có cảm thấy ê buốt và đau nhức trong giai đoạn này.

Niềng răng có uống nước đá được không?

Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn không nên uống nước đá khi đang niềng răng. Uống hoặc nhai đá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và làm hỏng kết quả điều trị. Cùng với đó, đá lạnh có nhiệt độ thấp có thể làm tổn thương lớp men răng, gây ê buốt và khó chịu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, gây nguy cơ bị sâu răng, viêm tủy và viêm nha chu.

Trên thực tế, bạn có thể uống nước lạnh để giải khát ngay cả trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế uống nước lạnh thường xuyên. Khi uống nên chọn nước lạnh ở nhiệt độ vừa phải và tránh cắn hay nhai đá. Những thói quen này có thể làm tổn thương răng của bạn và tăng nguy cơ mắc cài niềng răng bị bung ra ngoài.

>> Xem thêm: Niềng răng kiêng ăn gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng đổi vị

Niềng răng có uống được trà sữa không?

Bạn có thể thể uống trà sữa, nhưng cần hạn chế.

Trà sữa là một loại đồ uống phổ biến, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, trà sữa thường có nhiều topping cứng, dẻo, khó nhai, có thể gây khó khăn cho quá trình ăn nhai của người đang niềng răng. Ngoài ra, trà sữa cũng có thể chứa nhiều đường, gây sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.

Niềng răng có uống được trà sữa không?

Nếu bạn mới thực hiện niềng răng thì chắc chắn trong 1-3 ngày đầu răng sẽ rất đau, ê buốt căng cứng khó nhai, khí cụ mới gắn vào cũng có thể gây cảm giác cộm khó chịu. Trong khoảng thời gian này bạn chỉ nên ăn và uống các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt, ít phải dùng lực để cắn nên hãy kiêng khem trà sữa trân châu.

Vì sao niềng răng bị ê buốt khi uống nước?

Nhiều người niềng răng gặp tình trạng bị ê buốt khi uống nước lạnh hoặc thậm chí là nước lọc bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bất thường này.

Do răng chưa kịp thích ứng

Niềng răng bị ê buốt khi uống nước có thể do răng chưa kịp thích nghi với những khí cụ niềng, đặc biệt là niềng răng mắc cài kim loại. Lực kéo siết của mắc cài và dây cung khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt, nên khi bạn ăn nhai hay cử động hàm có khả năng sẽ tăng cảm giác ê buốt.

Răng bị mắc các bệnh lý

Một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu cũng khiến răng đang niềng trở nên ê buốt, nhạy cảm khi uống nước, ăn uống.

Chải răng sai cách

Đánh răng nhiều hơn 3 lần/ ngày là nguyên nhân phổ biến khiến người niềng răng bị ê buốt khi uống nước. Tác động quá nhiều lên men răng, có thể khiến chúng bị mòn và yếu đi, hơn nữa khi bạn đang niềng răng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều lên cả chân răng và khí cụ nếu bạn chải răng quá mạnh.

Vì sao niềng răng bị ê buốt khi uống nước?

Ăn thực phẩm khiến răng nhạy cảm

Như đã phân tích ở trên, uống nước lạnh thường xuyên hoặc cắn nhai nước đá lạnh sẽ là nguyên nhân khiến người niềng răng gặp tình trạng ê buốt. Các thực phẩm chứa nhiều axit và đường như nước ngọt, trái cây có vị chua, rượu, cà phê, kẹo, bánh ngọt… đồ ăn quá nóng hay quá lạnh đều có thể khiến răng niềng bị ê buốt.

Niềng răng sai cách

Nếu trong quá trình niềng răng, tay nghề của bác sĩ còn, sẽ làm cho quá trình chuẩn đoán sai và thực hiện sai kỹ thuật. Từ đó gây ra những biến chứng sau khi niềng răng như: răng ê buốt, đau nhức , xô lệch nhau.

Dụng cụ niềng răng kém chất lượng

Nếu lựa chọn những loại mắc cài kém chất lượng, lực chịu không đủ tốt, làm ma sát nhiều lên răng. Từ đó khiến cho răng bị ê buốt trong khoảng thời gian dài.

Làm gì để khắc phục niềng răng bị ê buốt khi uống nước?

  • Nếu tình trạng bị ê buốt khi uống nước là do niềng răng, bạn có thể dùng thuốc giảm ê buốt theo đơn của bác sĩ nha khoa.
  • Súc miệng với nước muối ấm pha loãng để giúp răng dễ chịu hơn.
  • Chải răng và vệ sinh mắc cài đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Hãy đổi bàn chải đánh răng lông mềm hơn hoặc loại chuyên dụng cho răng niềng.
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
  • Sử dụng các dung dịch nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng.
  • Chú ý và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình theo khuyến cáo của bác sĩ sĩ về việc người niềng răng nên ăn gì và kiêng gì.

Nếu tình trạng ê buốt răng do bị các bệnh lý bạn cần đến gặp bác sĩ niềng răng của mình để được xử lý kịp thời.

Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Bài viết liên quan

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng dễ ăn, ngon miệng

Ngày: 05/01/2024

Người niềng răng thường bị nhàm chán trong các bữa ăn vì phải kiêng khem nhiều món. Bài viết này sẽ gợi ý ...

Độ tuổi niềng răng tốt nhất là khi nào? Lợi ích khi niềng răng sớm là gì?

Ngày: 15/01/2024

Niềng răng là phương pháp hiệu quả để nâng cao thẩm mỹ và cải thiện khả năng ăn nhai. Ở độ tuổi nào ...

Đặt thun tách kẽ niềng răng và những điều bạn cần biết

Ngày: 01/01/2024

Đặt thun tách kẽ là bước quan trọng trong quy trình niềng răng chỉnh nha. Đây cũng là thời điểm khiến người ...

Niềng răng mắc cài trong suốt tốt không? Ưu nhược điểm ra sao?

Ngày: 25/11/2023

Niềng răng mắc cài trong suốt có tính thẩm mỹ cao, hiệu quả điều trị tốt nên được đông đảo bệnh nhân ...