Chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn kẹt trong kẽ răng, sử dụng sai cách khiến nướu răng bị chảy máu và tổn thương mô mềm. Sau đây là cách sử dụng chỉ nha khoa đúng.
Chỉ nha khoa có dạng mỏng như sợi chỉ thường được dùng để vệ sinh răng miệng, loại bỏ thức ăn giắt vào kẽ răng. Việc sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và trong mỗi lần đánh răng luôn được bác sĩ nha khoa khuyến khích. Bởi có nhiều lợi ích:
Ngoài ra, việc biết cách dùng chỉ nha khoa còn mang đến hàm răng sạch đều với nụ cười tự tin.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chỉ nha khoa, tùy thuộc vào thói quen sử dụng, khoảng cách kẽ răng, tình trạng bạn có đang niềng răng hay không mà sẽ lựa chọn loại chỉ nha khoa phù hợp.
Chỉ nha khoa dạng cuộn được mọi người sử dụng nhiều nhất vì thiết kế trong hộp kín, nhỏ gọn dễ dàng mang theo bất kỳ đâu. Loại chỉ nha khoa này được làm từ sợi nylon mỏng, có sáp hoặc không sáp, dễ dàng len lỏi trong kẽ răng. Nếu kẽ răng hì hãy ưu tiên dùng các loại chỉ nha khoa có sáp để dễ loại bỏ mảng bám ở giữa kẽ răng hơn.
Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn loại chỉ nha khoa có hương vị hoặc không. Chỉ cần bạn áp dụng cách sử dụng chỉ nha khoa đúng đắn là được.
Tăm chỉ nha khoa là sự kết hợp giữa tăm xỉa răng và chỉ nha khoa với phần đầu là sợi chỉ được căng thẳng 2 đầu và gắn cố định trên đầu cung nhỏ để cầm. Đầu còn lại như tăm xỉa răng làm bằng chất liệu nhựa mềm không làm hại nướu, thiết kế theo hình chữ Y nhỏ gọn giúp bạn loại bỏ thức ăn thừa bám trong kẽ răng hay chân nướu.
Thực tế, có nhiều người chia sẻ rằng họ bị chảy máu chân răng khi sử dụng chỉ nha khoa. Đối với mỗi loại sẽ có cách sử dụng chỉ nha khoa nên các bạn cần tìm hiểu để đạt được hiệu quả, không lãng phí chỉ, thực hiện thao tác dễ dàng.
Với dạng này, sợi chỉ dài được cuộn tròn trong hộp đựng nhỏ, sau đây là cách dùng:
>> Xem thêm: Cách lựa chọn và cách sử dụng chỉ nha khoa tốt nhất cho răng
Đối với việc sử dụng tăm chỉ nha khoa bạn nên thực hiện theo đúng các bước dưới đây.
Cuối cùng, hãy duy trì thói quen dùng cách sử dụng chỉ nha khoa đúng đắn một cách nhẹ nhàng và thao tác chậm rãi để đảm bảo loại sạch mảng bám thức ăn thừa hiệu quả mà không làm chảy máu chân răng hay tổn thương mô nướu. Đồng thời cũng cần kết hợp việc lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.