Đặt lịch hẹn

Có nên súc nước muối sau khi bọc răng sứ không?

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 16/09/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Nước muối giúp diệt sạch vi khuẩn ở trong khoang miệng nên thường được dùng để vệ sinh răng miệng. Vậy thì có nên súc nước muối sau khi bọc răng sứ không? Vì sao?

Có nên súc nước muối không?

Nhờ vào tính sát khuẩn cao, có khả năng tiêu diệt nhiều vi khuẩn và làm sạch khoang miệng, nước muối được sử dụng trong quá trình chăm sóc răng miệng như một loại nước súc miệng lành tính. Những người không thích hương vị của các loại nước súc miệng chuyên dụng thường tự pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý thay thế.

  • Trong muối có chứa thành phần natri clorua giúp loại bỏ vi khuẩn ở trong khoang miệng nhanh chóng và hiệu quả.
  • Loại bỏ các tác nhân gây ra hôi miệng và viêm nướu.
  • Làm dịu các cơn đau do bệnh lý răng miệng gây ra.
  • Giúp vết loét ở mô mềm, nướu nhanh lành hơn.
  • Hạn chế nguy cơ đau họng, sâu răng.

Súc miệng bằng nước muối chỉ thực sự đạt hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách và đúng liều lượng

Tuy nhiên, súc miệng bằng nước muối chỉ thực sự đạt hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Việc ngậm trực tiếp muối hoặc nước muối có nồng độ cao sẽ gây hại cho răng, lợi, tổn thương đến tế bào niêm mạc họng và khiến cho cơ thể bị thừa muối.

Có nên súc nước muối sau khi bọc răng sứ?

Câu trả lời là CÓ. Bạn nên súc nước muối mỗi ngày và nhất là tuần đầu tiên sau khi bọc răng sứ.

  • Khi bạn mới thực hiện làm răng sứ thì các bác sĩ nha khoa thường khuyên bạn nên súc miệng bằng nước muối. Bởi vì lúc này cần làm sạch khoang miệng tốt hơn, nhưng răng lợi đang cần tránh bị kích thích. Nước muối loãng lành tính là lựa chọn làm sạch an toàn cho người làm răng sứ.
  • Việc súc miệng bằng nước muối sau khi bọc sứ giúp giảm những cơn đau nhức, ê buốt, làm sạch dịch bẩn quanh răng sứ. Vì vậy, bạn nên nước muối sau khi bọc răng sứ trong 1 tuần đầu tiên.

Có nên súc nước muối sau khi bọc răng sứ không?

Cách súc bằng nước muối sau khi bọc răng sứ

Súc miệng bằng nước muối sau khi bọc răng sứ có thể ngăn ngừa hôi miệng, viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước muối thường xuyên với nồng độ cao, sẽ làm tổn thương đến men răng. Vì vậy bạn cần thực hiện đúng cách như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị muối và nước sạch, thìa, ly.
  • Bước 2: Làm sạch dụng cụ dùng để pha nước muối, sau đó phơi khô.
  • Bước 3: Bạn lấy khoảng 9 gram muối và hòa tan cùng với 1 lít nước.
  • Bước 4: Sử dụng dung dịch sát khuẩn trên để súc miệng hàng ngày.

Nên ngậm nước muối bao lâu và súc nước muối bao nhiêu lần một ngày?

Dù nước muối mang đến rất nhiều lợi ích cho răng miệng, nhưng bạn không nên lạm dụng. Tốt nhất chỉ nên súc miệng từ 2 đến 3 lần/ngày. Ngay cả khi bạn đang bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp thì cũng không nên súc nước muối quá 4 lần mỗi ngày.

Nguyên nhân là vì súc miệng nước muối quá nhiều sẽ khiến cho họng bị bỏng rát, khô miệng và bạn sẽ luôn cảm thấy khát nước. Ngoài ra súc nước muối quá nhiều lần sẽ khiến lượng muối dư thừa bị tích tụ, không thể loại bỏ triệt để, lâu dần có thể ảnh hưởng không tốt cho men răng.

Vậy về thời gian thì nên ngậm nước muối bao lâu mỗi lần súc miệng? Trong quá trình súc miệng, để đạt được hiệu quả bạn nên ngậm nước muối ít nhất là 30 đến 60 giây để hoạt chất có lợi trong muối đủ thời gian để phát huy hết tác dụng. Việc ngậm nước quá 1 phút có thể gây phản tác dụng khiến cho niêm mạc miệng bị kích ứng.

Nên súc miệng với nước muối từ 2 đến 3 lần/ngày và gậm nước muối ít nhất là 30 đến 60 giây

Cách pha nước muối súc miệng khoa học

Người bọc răng sứ có thể tự pha nước muối hoặc mua nước muối sinh lý súc miệng. Tuy nhiên cần lưu ý về nồng độ. Nước muối quá đậm có thể phản tác dụng còn quá loãng thì không thể phát huy được tác dụng. Dưới đây là 4 bước trong cách pha nước muối súc miệng khoa học:

  • Bước 1: Chuẩn bị muối biển và nước ấm.
  • Bước 2: Vệ sinh các dụng cụ pha nước muối và phơi khô.
  • Bước 3: Pha dung dịch nước muối theo tỷ lệ 9 gam muối : 1 lít nước.
  • Bước 4: Sử dụng nước muối súc miệng hằng ngày.

Lưu ý khi súc nước muối:

  • Chỉ nên pha một lượng vừa đủ để có thể sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm
  • Chỉ nên súc nước muối có nồng độ 0.9%, nếu không chắc về nồng độ hãy mua các loại nước muối sinh lý tại nhà thuốc.
  • Nên súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ đi lượng muối dư thừa.
  • Dù nước muối giúp làm sạch khuẩn nhưng không thể thay thế việc đánh răng.

Cách vệ sinh răng miệng sau khi bọc sứ

Bên cạnh vấn đề có nên súc nước muối sau khi bọc răng sứ không, bạn cũng nên trang bị những cách vệ sinh răng miệng sau khi bọc sứ đúng khác để giữ độ bền chắc và kéo dài tuổi thọ cho răng sứ.

  • Nên chọn những loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor để loại bỏ mảng bám trên răng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chuyển động tròn hoặc dọc 2 lần/ngày. Kết hợp cùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa.
  • Nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai và tránh các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai.
  • Tránh ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh, đặc biệt là giai đoạn ngay sau khi vừa bọc răng sứ.
  • Mặc dù răng sứ có khả năng chống nhiễm màu tốt nhưng bạn cần hạn chế đồ ăn thức uống có màu để bảo vệ răng.
  • Dù bạn đã bọc răng răng thẩm mỹ nhưng vẫn cần thực hiện lấy cao răng và thăm khám định kỳ để duy trì màu sắc của sứ và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Tóm lại

Sau khi bọc răng sứ xong, bạn hoàn toàn có thể súc miệng bằng nước muối ở tuần đầu tiên để loại bỏ vi khuẩn, cũng như hạn chế được các vấn đề về răng miệng.

Đồng thời, qua bài viết trên cũng giúp bạn hiểu thêm về công dụng của nước muối đối với sức khỏe răng miệng. Nếu còn vấn đề nào cần giải đáp sau khi làm răng sứ thì hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được giải đáp chi tiết và tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Bọc răng sứ và ưu nhược điểm của phương pháp này

Ngày: 20/09/2022

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ đang được ưa chuộng, mang lại cho bệnh nhân nụ cười sáng đẹp ...

Vì sao bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt?

Ngày: 07/02/2024

Bọc răng sứ là biện pháp giúp cải thiện hàm răng có khuyết điểm một cách hiệu quả, được rất nhiều ...

Phụ nữ đang mang thai có bọc răng sứ được không?

Ngày: 21/03/2024

Bạn cần tìm hiểu kỹ phụ nữ đang mang thai có bọc răng sứ được không, tốt nhất là được chỉ định của ...

Bọc răng sứ veneer có tốt không? Nên bọc răng sứ hay dán Veneer

Ngày: 21/12/2023

Bọc răng sứ veneer là phương pháp chỉnh nha mới mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng, khắc phục được ...