Bọc răng sứ là biện pháp giúp cải thiện hàm răng có khuyết điểm một cách hiệu quả, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cách khắc phục như thế nào?
Chưa lấy hết tuỷ răng
Điều trị tủy răng không triệt để là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đau nhức, ê buốt khi bọc răng sứ.
Mài răng quá nhiều
Thông thường, tỷ lệ mài răng để bọc sứ không được vượt quá 2mm. Tuy nhiên, nếu tay nghề bác sĩ kém có thể mài răng quá nhiều làm tác động đến tủy răng bên trong. Khi đó, răng bị kích thích và dễ bị ê buốt khi uống lạnh.
>> Xem thêm: Răng vĩnh viễn có bao nhiêu cái? Khác gì so với răng sữa?
Răng sứ sai kích thước
Quá trình làm răng sứ sai kích thước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động ăn nhai và khớp cắn. Răng sứ không vừa vặn với cùi răng làm hở chân răng, khi răng tiếp xúc với đồ ăn lạnh sẽ bị đau buốt. Nghiêm trọng, răng sứ làm lệch khớp cắn nếu kéo dài có thể gây đau khớp hàm, đau đầu.
Răng sứ kém chất lượng
Không ít trường hợp muốn làm răng sứ giá rẻ nên đã không chú trọng đến nguồn gốc, xuất xứ của răng. Khi đó, nếu răng sứ kém chất lượng và không đảm bảo về tính dẫn nhiệt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai khi gặp nóng hoặc lạnh, làm tác động xấu đến cùi răng thật.
Răng quá nhạy cảm
Với những trường hợp răng quá nhạy cảm thì sau bọc răng sứ sẽ có cảm giác ê buốt. Dù làm đúng kỹ thuật thì vẫn sẽ có cảm giác này nhưng sẽ không kéo dài quá lâu như các trường hợp trên.
Chải răng quá mạnh
Răng nhạy cảm xảy ra khi bạn chải răng bằng lực mạnh trong một thời gian dài, làm mòn men răng, gây tổn thương nướu lợi và theo thời gian sẽ tác động trực tiếp đến dây thần kinh cảm giác.
Nghiến răng
Nếu bạn nghiến răng nhiều vào ban đêm, men răng sẽ dần mòn đi. Khi tình trạng này không được điều trị kịp thời, ngà răng bị lộ sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với mọi thứ không riêng gì nước lạnh.
Sử dụng kem đánh răng làm trắng
Kem đánh răng làm trắng có thể mang lại cho bạn nụ cười rạng ngời nhưng lại khiến răng miệng nhạy cảm hơn với những hóa chất làm trắng trong những loại kem đánh răng này. Ngoài ra, nước súc miệng chứa cồn cũng có thể khiến răng bạn nhạy cảm hơn với lạnh.
Mảng bám, vôi răng, cao răng
Với nhiều người có vấn đề về cao răng, mảng bám hay vôi răng, acid từ nó tạo ra sẽ làm mất men răng của bạn. Nếu không có sự bảo vệ men răng, răng sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn.
Bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng thường gặp như viêm nướu lợi, sâu răng, viêm nha chu… là yếu tố nguy cơ khiến răng trở nên nhạy cảm. Nướu lợi bị thoái hóa có thể gây ra sự nhạy cảm của răng do để lộ chân răng. Khi tiếp xúc với đồ lạnh, nhiệt độ lạnh, các dây thần kinh cảm giác bị kích thích gây ê buốt. Nguyên nhân gây bệnh lý răng miệng cần giải quyết cùng với sự nhạy cảm của răng.
Răng bị nứt hoặc mẻ
Khi một chiếc răng bị nứt hay sứt mẻ tiếp xúc với ngà răng sẽ gây ra sự nhạy cảm với lạnh và uốn cong cấu trúc răng gây đau khi cắn. Một nha sĩ phải kiểm tra răng để xác định các lựa chọn điều trị thích hợp. Thông thường, trong trường hợp này nha sĩ sẽ cần tiến hành trám răng để ghép nối các mảnh lại với nhau và thay thế phần răng bị thiếu.
Nếu xuất hiện cảm giác ê buốt răng khi uống lanh, bạn có thể áp dụng các cách làm tại nhà như sau:
Dựa vào tình trạng của răng, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và chỉ định phương án điều trị trong từng trường hợp cụ thể. Bác sĩ nha khoa có thể tiến hành thực hiện các trường hợp điều trị sau:
Chữa tuỷ răng triệt để:
Để làm sạch tuỷ răng, cần tháo răng sứ ra, nếu trước đó bệnh lý viêm tuỷ răng chưa điều trị triệt để, khiến vi khuẩn lây lan. Bác sĩ sẽ lấy sạch tuỷ còn sót lại, sau đó tiến hành hàn ống tuỷ và thực hiện bọc sứ.
Làm lại răng sứ mới:
Với trường hợp trong quá trình mài răng và phục hình răng sứ xảy ra sai sót thì nên làm lại răng sứ mới và thực hiện tháo răng sứ cũ. Khi đó để cùi răng đảm bảo sát khít và đúng chuẩn, cùi răng cần được sửa chữa, đo đạc và lấy dấu chính xác.
Lúc này cùi răng và răng sứ sẽ không còn khe hở, tác nhân bên ngoài không thể tác động trực tiếp đến cùi răng và từ đó không khiến chúng ta bị ê buốt đau nhức răng sứ.
NÊN
KHÔNG
Để hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng cũng như là kéo dài tuổi thọ của răng sứ. Bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thường xuyên thực hiện các chỉ định sau đây:
Tóm lại
Răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh trong 1 đến 2 ngày đầu là biểu hiện bình thường và sẽ tự hết nên bạn không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu gặp phải biểu hiện đau nhức, ê buốt nặng, kéo dài nhiều ngày thì bạn cần quay lại trung tâm nha khoa để thăm khám trong thời gian sớm nhất.
Hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn cụ thể hơn vì sao răng bọc sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh và phương án điều trị phù hợp nhất.