Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Những răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.
Do răng khôn mọc sau cùng khi mà cung hàm không đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó răng khôn thường mọc lệch, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.
Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu…
Thực chất những răng số 8 này gọi là răng khôn vì chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.
Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Cũng có nhiều người quan niệm rằng răng khôn không tự nhiên mà mọc lên, hay răng khôn có ý nghĩa riêng của nó nên không nên nhổ bỏ. Hàm răng đủ của con người là có 32 răng, trong đó 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới.
Không những không có ý nghĩa đặc biệt gì mà mọc răng khôn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây những cơn đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác.
Răng khôn mọc còn có thể gây nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn.
Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.
Lý do cần nhổ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ và không được chữa trị kịp thời nên gây lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.
Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn giữ răng khôn ở những trường hợp sau:
Răng khôn thường mọc sát dây thần kinh như dây thần kinh hàm trên, hàm dưới và dây thần kinh mắt… Các yếu tố nguy cơ này sẽ được đánh giá dựa vào phim X-quang. Do đó, nhiều trường hợp sau khi nhổ răng khôn sẽ có cảm giác tê ở đầu lưỡi hoặc má, môi… Đây là sự ảnh hưởng của dây thần kinh khi nhổ răng nhưng ở mức độ nhẹ. Vì vậy trên thực thế nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng gì tới dây thần kinh, các triệu chứng sẽ hết sau vài ngày.