Đặt lịch hẹn

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Tác giả: Nha khoa Đà Nẵng Implant
Ngày: 11/03/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Sau khi nhổ răng, bạn có thể bị đau, chảy máu, sưng nề. Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn đúng cách giúp giảm sự khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba. Mỗi người sẽ có từ 1-4 chiếc răng khôn trên cả 2 hàm. Các răng khôn đều nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm và răng khôn chỉ đứng cạnh duy nhất răng số 7. Răng khôn mọc khá muộn, răng sữa sẽ bắt đầu thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ từ 5-8 tuổi. Trong khi đó nhóm răng số 8 lại mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25.

Cho đến ngày nay, vai trò của răng khôn vẫn còn nhiều tranh cãi. Nó hầu như không đóng vai trò nào trong hoạt động ăn nhai. Hàm răng vĩnh viễn của mỗi người sau khi thay răng sữa thường có 28 chiếc – chúng có thể hoàn thành tốt vai trò cắn xé và nghiền thức ăn mà không cần sự có mặt của răng số 8 trong nhiều năm. Răng khôn càng không có tính thẩm mỹ vì vị trí mọc ở cuối cung hàm.

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

>> Xem thêm: Răng số 8 là răng nào? Nhổ răng số 8 có ảnh hưởng sức khỏe không?

2. Khi nào cần nhổ răng không?

Trong quá trình tiến hóa vài triệu năm của loài người, xương hàm của con người trở nên bé dần so với loài vượn cổ. Phần lớn xương hàm của con người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Vấn đề xảy ra với cung hàm vốn đã không đủ chỗ cho 32 cái răng, khi xương hàm đã vào giai đoạn hoàn thiện và không còn khả năng phát triển thêm nữa thì những chiếc răng khôn lại bắt đầu nhú lên.

Khi nào cần nhổ răng không?

Chính vì thế mà những chiếc răng mọc sau cùng phát xé kết cấu vững chắc của xương hàm và chen chúc tìm hướng đi lên. Đây chính là lý do mọc răng khôn đau hơn rất nhiều, và răng số 8 cũng có xu hướng mọc lệch, mọc ngược hoặc mọc ngầm trong xương. Chỉ định nhổ răng khôn nhằm giảm các biến chứng khó chịu.

2.1 Răng khôn mọc sai vị trí

Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch,mọc ngầm… chiếm hơn 60% các trường hợp được bác sĩ chỉ định. Khi răng khôn mọc sai vị trí có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh gây ra tình trạng nhiễm trùng, xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu, sưng tấy, khó khăn trong việc cử động cơ hàm.

2.2 Răng khôn bị sâu

Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng nên không thể quan sát kỹ lại rất khó vệ sinh, thức ăn dễ mắc kẹt ở răng khôn và tích tụ trong thời gian dài, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng.

2.3 Răng khôn gây viêm lợi

Răng khôn khi trong quá trình mọc sẽ bị mắc kẹt ở phần lợi răng khiến lợi của bạn bị đau nhức. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn sẽ bám dính tạo thành ổ viêm nhiễm nướu khiến đau nhức thường xuyên. Nếu không được phát hiện sớm, các ổ viêm sẽ bám sâu vào chân răng, tủy răng, viêm lợi.

Răng khôn khi trong quá trình mọc sẽ bị mắc kẹt ở phần lợi răng khiến lợi của bạn bị đau nhức

Răng khôn khi trong quá trình mọc sẽ bị mắc kẹt ở phần lợi răng khiến lợi của bạn bị đau nhức

Hiện nay, phẫu thuật nhổ răng khôn trở nên rất phổ biến. So với việc nhổ răng sữa thì nhìn chung nhổ răng số 8 phức tạp hơn. Với những trường hợp nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gần dây thần kinh, kích thước răng lớn hay hình dạng bất thường… cần được thự hiện với kỹ thuật hiện đại và nha sĩ có kinh nghiệm.

>> Có thể bạn quan tâm: Niềng răng trả góp 0% lãi suất được không và thủ tục đăng ký?

3. Cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo vết thương mau lành và tránh nhiễm trùng. Sau đây là hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn mà bạn nên áp dụng.

3.1 12 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng

  • Trong 2 giờ đầu tiên, hãy cắn chặt bông để cầm máu.
  • Trong vòng 12 giờ đầu tiên, bạn không nên chải răng mà chỉ nên súc miệng bằng nước.
  • Trong 6 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng bạn không nên đánh răng hay súc miệng.
  • Từ 7-12 giờ sau khi nhổ răng, bạn có thể súc miệng bằng nước một cách nhẹ nhàng.

3.2 Từ ngày thứ 2 sau khi nhổ răng khôn

Từ ngày thứ 2 sau khi nhổ răng, bạn đã có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý và chải răng.

  • Súc miệng nhẹ nhàng trong 30 giây, thực hiện 3-4 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý. Bạn có thể tự pha nước muối với 1/2 muỗng cà phê muối vào 1 cốc nước ấm, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn do nha sĩ kê đơn.
  • Chải răng nhẹ nhàng bằng bằn chải lông mềm, nhỏ gọn bằng thao tác nhẹ nhàng và không chải trực tiếp vào khu vực vừa nhổ răng. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng chứa fluoride hàm lượng thấp.

Súc miệng nhẹ nhàng trong 30 giây, thực hiện 3-4 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý

4. Cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Cảm giác đau nhức vị trí vừa phẫu thuật là rất khó tránh khỏi. Sau đây là một số cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

  • Chườm đá giúp giảm sưng và đau nhức, hãy bọc đá viên trong khăn mềm và chườm lên má gần vị trí nhổ răng trong vòng 15-20 phút, lặp lại vài lần trong ngày.
  • Ngậm nước muối giúp sát trùng và giảm viêm, hãy pha ½ muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm, ngậm trong 30 giây rồi nhổ ra, lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sĩ, thông thường là Paracetamol (Panadol), Ibuprofen (Advil), Naproxen (Aleve).

Cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn

5. Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn, bạn hãy lưu ý quan sát tình trạng răng miệng của mình:

  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích.
  • Tránh ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa chua.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc.
  • Chườm đá lạnh bên ngoài má để giảm sưng trong 24 giờ đầu tiên.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh.
  • Uống thuốc theo chỉ định của nha sĩ.
  • Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ.

Cuối cùng, nếu bạn gặp dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài, đau nhức dữ dội, sưng tấy nhiều, sốt… thì hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám.

Bài viết liên quan

Bà bầu bị đau răng nên làm sao? Có uống thuốc được không?

Ngày: 05/03/2024

Tình trạng đau răng ở bà bầu cần được xử trí nhanh chóng bằng phương pháp phù hợp để không gây ra những ...

Cấy ghép răng Implant là gì? Cập nhật bảng giá mới nhất

Ngày: 20/12/2023

Cấy ghép răng Implant là dịch vụ mũi nhọn của nha khoa Implant Quốc Đà Nẵng. Nổi tiếng với sự an toàn và uy ...

Trồng răng sứ implant đẹp giá rẻ ở nha khoa nào tại Đà Nẵng?

Ngày: 25/06/2023

Trồng răng sứ implant đẹp giá rẻ là dịch vụ được nhiều người quan tâm hiện nay. Tại Đà Nẵng, khách hàng ...

Trồng răng sứ titan giá rẻ giải pháp phục hình răng bền vững

Ngày: 07/03/2024

Trồng răng sứ titan là phương pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hình răng. Chỉ từ 1,5 triệu là bạn đã ...