Đặt lịch hẹn

Bà bầu bị đau răng nên làm sao? Có uống thuốc được không?

Tác giả: Nha khoa Đà Nẵng Implant
Ngày: 05/03/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Tình trạng đau răng ở bà bầu cần được xử trí nhanh chóng bằng phương pháp phù hợp để không gây ra những ảnh hưởng đến thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau răng nên làm sao?

1. Vì sao bà bầu bị đau răng?

Có nhiều nguyên nhân bà bầu bị đau răng, sau đây là những lý do thường gặp nhất:

1.1 Sự gia tăng estrogen và progesterone trong giai đoạn mang thai:

Tăng estrogen và progesterone khiến cho mạch máu ở răng giảm tính đàn hồi và phình to hơn bình thường, từ đó huyết dịch ứ trệ đồng thành mao mạch tăng thẩm thấu dẫn đến chảy máu chân răng, viêm lợi và một số vấn đề răng miệng khác.

1.2 Trào ngược dạ dày thực quản và tình trạng ốm nghén nôn mửa:

Sự thay đổi lớn về nội tiết tố khiến van dạ dày giãn rộng và lượng axit trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Cùng với đó là relaxin tăng nhanh trong thời kỳ mang thai gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, tăng nguy cơ tiết axit dạ dày. Ngoài ra, thai nhi ngày càng lớn sẽ tạo ra áp lực lên dạ dày và co thắt thực quản, yếu tố tăng nguy cơ bị axit trào ngược.

Bà bầu bị đau răng nên làm sao? Có uống thuốc được không?

1.3 Thay đổi chế độ ăn uống

Phụ nữ mang thai phải bổ sung nhiều dinh dưỡng, bổ sung thêm các bữa phụ, khiến cho khoang miệng luôn tồn tại axit và tăng nguy cơ sâu răng trong thai kỳ.

1.4 Thói quen vệ sinh răng miệng

Đối với các mẹ bầu vệ sinh răng miệng rất quan trọng, cần được tăng cường kỹ lưỡng hơn trước thai kỳ, do mẹ bầu có nhiều bữa ăn trong ngày.

2. Bà bầu bị đau răng nên làm sao?

Bà bầu bị đau răng là vấn đề khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, bà bầu có thể giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu bị đau răng nên làm sao?

Dưới đây là 1 số cách mẹ bầu bị đau răng có thể áp dụng:

2.1 Các cách trị đau răng tạm thời cho bà bầu tại nhà

Trước tiên, hãy thực hiện làm sạch răng miệng đúng cách để cải thiện tình trạng đau răng cho mẹ bầu. Sau đó, cách tốt nhất là đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Sau đây là một số biện pháp mẹ bầu có thể áp dụng tại nhà để giảm cơn đau.

  • Bôi nha đam lên vị trí răng đau và nhẹ nhàng mát xa trong khoảng vài phút để tính kháng khuẩn, kháng nấm và giảm sưng nướu của nha đam giúp giảm đau răng.
  • Vệ sinh răng miệng sau khi uống sữa để tránh nguy cơ hình thành mảng bám, sữa có nhiều vitamin K và canxi nên rất có lợi cho sức khỏe răng miệng.
  • Bổ sung nước ép trái cây không đường như nước ép lựu giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế những nguy cơ về sức khỏe răng miệng.
  • Cho thêm tỏi vào thực đơn với chất allicin kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn hiệu quả và cải thiện triệu chứng đau răng khi mang thai, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ.
  • Giảm đau răng bằng lá cải bó xôi tươi, rửa sạch và nhai ở vị trí răng sâu thành phần kháng viêm tự nhiên (flavonoid) sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
  • Nhai đọt lá đinh hương non sạch tại vị trí răng sâu, nước ép từ lá đinh hương sẽ lọt xuống hố răng sâu giúp giảm nhanh các cơn đau răng bởi nồng độ Eugenol.
  • Súc miệng 3 – 5 phút bằng nước nấu từ lá lốt, thân và rễ cây trộn với một chút muối trắng và nước lọc, mỗi ngày khoảng 2-3 lần, cơn đau răng sẽ giảm sau khoảng 3 – 5 ngày.

Trên đây là những cách hỗ trợ giảm đau răng tạm thời trong thai kỳ, để chữa đau răng dứt điểm, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ nhanh chóng nhất có thể.

>> Xem thêm: Nguyên nhân bị đau răng đột ngột và cách trị nhức răng tại nhà

2.2 Cách chữa đau răng trong thai kỳ

Thông thường, để chỉ định cách chữa đau răng trong thai kỳ, bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào tình hình thực tế, số tuần tuổi của thai nhi cũng như hiện trạng sức khỏe của mẹ.

  • Từ tháng thứ 1 – 3: Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất trong thai kì, không thể can thiệp lên răng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nha sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng khoa học và giảm nhanh các cơn đau răng.
  • Trong 3 tháng giữa thai kì: Đây là thời điểm thai nhi đã ổn định, lý tưởng nhất để nha sĩ trám răng sâu cho bà bầu nhanh chóng dứt điểm sâu răng và lấy lại hàm răng chắc khỏe, không kích thích đến sự phát triển của thai nhi.
  • 3 tháng cuối thai kì: Lúc này, bé sẽ phát triển rất nhanh và chuẩn bị chào đời, cũng không thể thực hiện can thiệp nên nha sĩ sẽ tìm cách trì hoãn điều trị đau răng cho bà bầu sinh con khỏe mạnh.

Bà bầu bị đau răng có nguy hiểm không?

3. Bà bầu bị đau răng có nguy hiểm không?

Bà bầu bị đau răng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn:

3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi:

  • Vi khuẩn từ răng miệng có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến nhau thai làm tăng nồng độ sinh lý của dịch ối, gây nguy cơ sinh non, sảy thai, hoặc thai nhi nhẹ cân, thị lực kém, chậm phát triển và một số vấn đề sức khỏe khác.
  • Một số nghiên cứu cho thấy, bà bầu bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần so với người bình thường.
  • Trẻ sinh ra có thể bị sâu răng từ khi còn nhỏ: Bởi vì mẹ truyền vi khuẩn sâu răng khi hôn và bón thức ăn cho trẻ nhỏ.

3.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ:

  • Đau nhức răng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và ngủ nghỉ của bà bầu, dẫn đến suy giảm sức khỏe và hệ miễn dịch.
  • Viêm nhiễm từ răng miệng có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

3.3 Gây ra các vấn đề về răng miệng lâu dài:

Nếu không được điều trị, các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến mất răng sau khi sinh.

Bà bầu bị đau răng có nguy hiểm không?

4. Bà bầu có nhổ răng được không?

Thực tế, nhiều mẹ bầu bị sâu răng, thậm chí là mọc răng khôn trong giai đoạn thai kỳ. Bà bầu có thể nhổ răng trong một số trường hợp nhất định, tùy vào từng thời điểm của thai kỳ và sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, việc nhổ răng không được khuyến khích và chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết.

Dưới đây là một số lưu ý khi bà bầu nhổ răng:

4.1 Thời điểm nhổ răng:

  • Nên tránh nhổ răng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì đây là giai đoạn thai nhi đang phát triển quan trọng.
  • Thời điểm tốt nhất để nhổ răng là vào tam cá nguyệt thứ 2 (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) vì lúc này thai nhi đã ổn định và ít có nguy cơ ảnh hưởng.
  • Tránh nhổ răng trong tam cá nguyệt thứ 3 vì có thể gây khó chịu cho bà bầu do phải nằm ngửa trong thời gian dài.

4.2 Các trường hợp cần nhổ răng khi mang thai:

  • Răng bị sâu răng nặng, không thể trám hoặc điều trị bằng phương pháp khác.
  • Răng bị viêm nhiễm, áp xe, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung của mẹ bầu.
  • Răng bị mọc ngầm, chen chúc, gây ảnh hưởng đến các răng khác.

Chính vì thế, khi mẹ bầu bị đau răng, trước tiên cần đến gặp bác sĩ nha khoa, khai báo chi tiết tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để được thăm khám cụ thể, để từ đó có cách chữa đau răng trong thai kỳ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

5. Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bệnh lý nha khoa.

  • Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mẩu vụn thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng.
  • Thực hiện lấy cao răng định kỳ tại địa chỉ nha khoa uy tín.
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn an toàn cho phụ nữ có thai.
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi, photpho để tăng cường sức khỏe răng.
  • Nếu các triệu chứng bất thường kéo dài như sưng đỏ nướu hay đau rát, chảy máu chân răng… cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Mẹ bầu cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Mẹ bầu cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Chủ đề: bà bầu bị đau răngbà bầu bị đau răng nên làm saobà bầu bị đau răng phải làm saobà bầu bị đau răng thì phải làm saobầu bị đau răng có uống thuốc được khôngbầu bị nhức răngchữa đau răng hiệu quảđau răng khi mang thaimẹ bầu bị đau răngnhổ răng khi mang thai
Bài viết liên quan

Nhổ răng khôn có đau không? Tại sao phải nhổ răng khôn?

Răng khôn được biết đến như ác mộng với những cơn đau, sưng liên tục và tái phát nhiều lần. Vậy nhổ ...

Đau răng nên làm gì? Các cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề răng miệng, có thể do nhiều nguyên ...

Nguyên nhân bị đau răng đột ngột và cách trị nhức răng tại nhà

Đau nhức răng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nguyên nhân bị đau ...

5+ loại thuốc giảm đau răng thông dụng và những điều lưu ý

Thuốc giảm đau răng là biện pháp cấp tốc giúp cải thiện cơn đau răng hiệu quả. Vậy, nên chọn loại thuốc ...