Nâng xoang là một kỹ thuật bổ trợ giúp cấy ghép Implant đạt được hiệu quả tốt nhất. Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định khi nào cần nâng xoang.
Ở hàm trên mỗi bên phải và trái sẽ có 1 xoang hàm nằm phía trong. Với người bị mất răng, vùng xương ổ răng sẽ bị tiêu xương, làm cho vùng xoang thấp hơn, gây khó khăn cho việc đặt Implant. Lúc này, nâng xoang là một thủ thuật cần thiết để đẩy cao phần xoang hàm lên trên, tăng thể tích xương hàm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chiều cao để implant không bị va chạm với xoang hàm.
Cụ thể phương pháp nâng xoang cấy ghép implant sẽ được chỉ định khi vùng xoang hàm trên không đảm bảo được diện tích, chiều cao phù hợp để đặt trụ Implant. Việc phẫu thuật cắm trụ implant khi xương hàm sụt giảm, xoang hàm trên dần tụt xuống sẽ có nguy cơ cao phần chân trụ va chạm với xoang hàm gây tổn thương, thậm chí là thủng xoang hàm.
Thực tế, chỉ những bệnh nhân điều trị mất 1 răng hoặc nhiều răng hàm trên lâu năm và đang có tình trạng tiêu xương hàm hoặc xoang hàm trên bị tụt quá thấp thì mới cần thực hiện nâng xoang trước khi cấy ghép implant.
Để xác định tính cần thiết và thời gian khi nào cần nâng xoang, bác sĩ trồng răng implant sẽ phải thăm khám rất kỹ. Trong một số trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý sức khỏe chống chỉ định với phương pháp này thì phải áp dụng kỹ thuật hỗ trợ khác.
Chỉ khi đã kiểm soát tốt được tình trạng bệnh lý, chỉ số sức khỏe an toàn thì mới có thể tiến hành nâng xoang và cấy ghép răng Implant.
Hiện nay, có 2 kỹ thuật nâng xoang cấy ghép implant phổ biến là nâng xoang hở và nâng xoang kín. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nên áp dụng kỹ thuật nâng xoang nào.
Kỹ thuật nâng xoang hở còn gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên. Thường được chỉ định trong trường hợp điều trị mất răng hàm trên lâu năm, thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang không thuận lợi như gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn, dịch trong xoang, viêm xoang…
Để thực hiện nâng xoang hở sẽ phẫu thuật lật vạt lợi, bóc rộng vạt lợi và tiếp cận thành trước xoang hàm đục một lỗ đường kính khoảng 10mm rồi bóc màng xoang qua cửa sổ này và nâng đáy xoang lên. Sau đó cho xương nhân tạo vào đáy xoang và khâu kín lại.
Ưu điểm của kỹ thuật này là dễ thao tác và dễ kiểm soát đáy xoang. Tuy nhiên hạn chế là độ xâm lấn rộng nên thường sưng đau nhiều.
Nâng xoang kín còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang qua vị trí đặt Implant. Thường áp dụng cho các trường hợp chiều cao xương còn lại từ 4 – 8 mm, đáy xoang hàm thuận lợi, không có những yếu có nguy cơ như viêm xoang, vách xoang hay dính xoang…
Để thực hiện nâng xoang kín, sau khi khoan lỗ để đặt chân răng Implant, sẽ bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang, sau đó cho xương nhân tạo qua lỗ này và đặt chân răng Implant ngay trong một lần thực hiện. Khi nâng đáy xoang nên, có thể không ghép xương nếu mức độ nâng ít.
Ưu điểm khi thực hiện nâng xoang kín là ít xâm lấn nên hạn chế được sưng đau. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ đây là một kỹ thuật “mù” đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo của bác sĩ phẫu thuật rất lớn, nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới thủng đáy xoang hàm.
Như vậy phương pháp nâng hở phải mở xương 1 vị trí rồi đặt Implant 1 vị trí khác – sau khi cắm trụ implant sẽ có 2 vết thương phẫu thuật. Còn khi nâng xoang kín thì kết hợp lỗ khoan đặt implant để nâng màng xoang luôn – chỉ tạo ra 1 vết thương phẫu thuật.
Thực tế là việc nên áp dụng kỹ thuật nâng xoang nào phụ thuộc vào vùng cần nâng. Có những vùng ranh giới chỉ định riêng giữa nâng kín và nâng hở mà phải thăm khám kỹ càng bác sĩ nha khoa mới xác định được.
Thời gian sau khi nâng xoang bao lâu cắm trụ implant được sẽ tùy vào độ lành thương. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải chờ 4 – 6 tháng cho đến khi số lượng xương mới bổ sung có thể tích hợp thành một thể ổn định và chắc chắn với phần xương cũ.
>> Xem thêm: Phẫu thuật ghép xương răng trong cấy ghép implant có bắt buộc không?
Như vậy, dù bác sĩ nha khoa chỉ định bạn khi nào cần nâng xoang và áp dụng kỹ thuật nâng xoang nào thì phương pháp này đều phải thực hiện trước khi cắm trụ implant vào xương.
Công nghệ trồng răng sứ implant hiện đại cho phép đặt trụ Implant cùng lúc với nâng xoang. Thế nhưng đòi hỏi nhiều ở số lượng, chất lượng xương còn lại cũng như cơ địa sức khỏe, tình trạng răng miệng ở mỗi bệnh nhân.
Sau khi nâng xoang cấy ghép implant người bệnh cần chăm sóc để vết thương hồi phục giúp cho xương được ổn định vững chắc trên cung hàm.
Sau khi phẫu thuật nâng xoang cấy ghép implant, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như chảy máu liên tục, sốt cao, sưng đau kéo dài… thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh tối đa các biến chứng không mong muốn.
Hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để nhận tư vấn mọi thông tin liên quan như: nâng xoang là gì, xác định có cần thực hiện không, khi nào cần nâng xoang, áp dụng kỹ thuật nâng xoang nào, lên lộ trình nâng xoang bao lâu cắm trụ implant được… hoàn toàn miễn phí: