Đặt lịch hẹn

Nghiến răng khi ngủ có hại không? Có thể trị dứt điểm nghiến răng khi ngủ không?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 27/03/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Nghiến răng là triệu chứng rối loạn vận động cơ hàm gây mòn răng và cho thấy bạn đang gặp bệnh lý răng miệng. Hãy đến nha khoa chẩn đoán nghiến răng khi ngủ có hại không.

Mài răng được gọi là nghiến răng, còn ép chặt răng được gọi là cắn chặt răng được gọi là “loạn năng” vì không phải là một chức năng thông thường. Loạn năng thường xảy ra trong khi ngủ, cũng có thể xảy ra vào ban ngày và có thể tinh thần tỉnh táo cũng không nhận biết được.

1. Nghiến răng – Một biểu hiện “loạn năng” răng

Trong số các biểu hiện loạn năng răng hàm thì chứng nghiến răng khi ngủ khá phổ biến. Nghiến răng khi ngủ (bruxism) là tình trạng cắn chặt răng quá mức ở cả người lớn và trẻ em xảy ra khi ngủ vào ban ngày hoặc ban đêm. Nếu bạn cho rằng đây chỉ là một tật xấu vô hại, chỉ gây khó chịu cho người ngủ bên cạnh, thì đó là do bạn chưa hiểu chính xác nghiến răng khi ngủ có hại không.

  Nghiến răng khi ngủ có hại không? Có thể trị dứt điểm nghiến răng khi ngủ không?

Thực tế, nghủ nghiến răng không chỉ gây phiền toái cho người ngủ cạnh bạn mà về lâu dài còn gây tổn thương cho răng của bạn. Một số tác hại khi nghiến răng kéo dài bao gồm: mòn men răng, mẻ răng, ê buốt răng, đau mặt, sưng mặt,… cũng như các biến chứng khác:

  • Đau đầu
  • Căng vùng thái dương
  • Đau và căng cổ
  • Đau sau mắt
  • Mỏi cơ hàm và mỏi cơ khi tỉnh dậy
  • Đau răng, răng bị vỡ hoặc nứt

2. Có nhiều nguyên nhân ngủ nghiến răng

Tình trạng ngủ nghiến răng có thể xuất phát từ nhiều lý do như:

  • Stress và căng thẳng: Khi gặp căng thẳng thần kinh, cơ hàm có thể tự động phản ứng bằng cách cắn chặt răng và kẹp chặt hàm lại với nhau.
  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, hoặc hội chứng chân không yên (restless leg syndrome) có thể gây tình trạng nghiến răng khi ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích: Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine, thuốc lá hoặc thức uống có cồn có thể gây ra hiện tượng nghiến răng bởi vì chất kích thích ức chế hệ thần kinh và gây ra hoạt động không kiểm soát của cơ hàm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, giảm căng thẳng và thuốc cường dương có thể gây ra nghiến răng khi ngủ như một tác dụng phụ do tác động của các thành phần hoá học trong thuốc lên hệ thần kinh và các cơ liên quan đến hàm.
  • Bệnh lý toàn thân: Các rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, các nguồn bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương như bệnh DOWN, động kinh, nhiễm khuẩn màng não, parkinson, tính di truyền,… có thể là nguyên nhân gây ngủ nghiến răng nặng.
  • Vấn đề tâm lý và hành vi: Rối loạn tâm lý lo âu, trầm cảm, căng thẳng tâm lý hoặc tức giận có thể khiến bạn nghiến răng khi ngủ như một cách biểu hiện sự căng thẳng của cơ thể.
  • Các vấn đề về răng và hàm: Các vấn đề về cấu trúc hàm và răng như thiếu răng, lệch khớp cắn, khớp cắn hở, lệch hàm… có thể là nguyên nhân ngủ nghiến răng.

Ngoài ra cũng phải kể đến những nguyên nhân ngủ nghiến răng khác như nghề nghiệp có đòi hỏi đặc biệt có thể gây nên nghiến răng hay cắn chặt răng. Ví dụ: nghệ sĩ piano cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi; công nhân khuân vác cắn chặt răng để gồng sức; nghệ sĩ biểu diễn xiếc dùng răng để giữ người trên không trung…

Nghiến răng khi ngủ có hại không? Có thể trị dứt điểm nghiến răng khi ngủ không?

3. Nghiến răng khi ngủ có hại không? Có

Nếu bạn cho rằng đây chỉ là một tật xấu vô hại, chỉ gây khó chịu cho người ngủ bên cạnh, thì đó là do bạn chưa hiểu chính xác nghiến răng khi ngủ có hại không. Chứng ngủ nghiến răng không những làm bệnh lý răng miệng trở nên tồi tệ, mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người nằm bên cạnh. Khi kéo dài không điều trị nghiến răng khi ngủ có thể gây nên nhiều biến chứng như:

>> Xem thêm: Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không?

  • Gây sai lệch khớp xương hàm, gây các triệu chứng viêm khớp thái dương hàm.
  • Tác động đến men răng như gây mòn men răng, làm răng ố vàng và dẫn đến các bệnh lý liên quan đến viêm nướu,…
  • Khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt răng và bị hao mòn.
  • Gây phì đại cơ cắn và làm mất cân xứng khuôn mặt.
  • Gây đau hoặc sưng mặt, lệch mặt, rối loạn các vùng khớp, đau quai hàm.

4. Có thể trị dứt điểm nghiến răng khi ngủ không?

Nghiến răng mức độ thường nhẹ không cần điều trị, nếu nặng và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn nên cân nhắc các cách điều trị nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn hỏi có thể trị dứt điểm nghiến răng khi ngủ không thì câu trả lời là có thể, nhưng cần thời gian và sự cố gắng. Các phương pháp trị nghiến răng khi ngủ hướng đến mục tiêu giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế nghiến răng tiếp diễn.

4.1 Điều trị kiểm soát stress

Nghiến răng do căng thẳng cần áp dụng phương pháp giúp giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, thường xuyên tập thể dục, thư giãn, điều trị các rối loạn về giấc ngủ, đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích. Hoặc các liệu pháp nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc luyện tập thể dục nhẹ nhàng.

4.2 Hỗ trợ thuốc kiểm soát cảm xúc

Mặc dù không có thuốc điều trị nghiến răng nhưng có thuốc hỗ trợ giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần sự chỉ định chuyên khoa trước khi sử dụng. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu trong thời gian ngắn giúp kiểm soát stress cũng như các vấn đề cảm xúc.

Ngoài ra cũng có thể chỉ định tiêm Botox. Đây một dạng độc tố của botulinum giúp người mắc chứng ngủ nghiến răng nghiêm trọng và không đáp ứng với phương pháp điều trị khác.

Nghiến răng khi ngủ có hại không? Có thể trị dứt điểm nghiến răng khi ngủ không?

4.3 Can thiệp nha khoa bảo vệ răng

Can thiệp nha khoa được xem là cách điều trị nghiến răng khi ngủ an toàn và hiệu quả, giúp bảo vệ răng tránh được tác hại không mong muốn. Một trong những cách can thiệp phổ biến là sử dụng máng chống nghiến.

  • Máng chống nghiến giúp bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn, một số còn có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, có thể giúp hạn chế tật nghiến răng. Dụng cụ bảo vệ hàm này có thể được làm bằng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng, phù hợp cho hàm trên và dưới của mỗi người.
  • Các giải pháp điều chỉnh khớp cắn về vị trí để làm giảm các tác động quá mức đến cơ nhai và răng. Nếu răng bị mòn nhiều dẫn đến nhạy cảm thì bệnh nhân cần phải phục hình khôi phục tương quan răng giữa hai hàm, chỉnh khớp cắn chuẩn.
  • Tật nghiến răng tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng khi tình trạng kéo dài có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với răng miệng. Hầu như không thể điều trị nghiến răng dứt điểm trong 1 lần hoặc chỉ bằng 1 phương pháp, mà đòi hỏi sự kiên trì và sự phối hợp của bệnh nhân.
  • Cùng với những phương pháp hỗ trợ trên, bạn cần cố gắng điều chỉnh các thói quen vận động hàm. Thường mất nhiều thời gian, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của nha sĩ và các chuyên gia tâm lý để tìm ra nguyên nhân ngủ nghiến răng hiệu quả hơn.

Trường hợp bạn cần kiểm tra tình trạng răng miệng, vui lòng liên hệ ngay hotline 0899 412 412 để đặt lịch sớm nhất tại phòng răng Đà Nẵng uy tín hàng đầu Nha khoa Đà Nẵng Implant.

Bài viết liên quan

Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Cách điều trị dứt điểm

Ngày: 15/08/2023

Hiện tượng nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đây là thói quen xấu gây khó ...