Người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Cấy ghép implant là một dạng điều trị phẫu thuật có tạo vết thương. Vậy thì người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không, bệnh tiểu đường cấy ghép implant an toàn không?

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.

Bệnh lý này có 2 dạng là:

  • Tiểu đường type 1 với nguyên nhân là cơ thể thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose.
  • Tiểu đường type 2 với nguyên nhân là cơ thể đề kháng với insulin, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ phát triển nhiễm trùng hoặc lở loét, máu lưu thông kém và còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, thận, mắt…

Người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không?

2. Vì sao bệnh tiểu đường ảnh hưởng khả năng cấy ghép implant?

Tiểu đường ở cả 2 dạng đều nằm trong nhóm những bệnh lý chống chỉ định tương đối trong điều trị trồng răng sứ implant. Bởi vì cấy ghép răng là một dạng điều trị phẫu thuật có tạo vết thương. Trụ implant được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm bằng cách cắt rạch trực tiếp tại vùng xương hàm tại vị trí mất răng. Ca phẫu thuật có xâm lấn này gây chảy máu và tạo thành vết thương cần thời gian để hồi phục.

Cấy ghép răng implant là phương pháp điều trị mất răng an toàn và cho hiệu quả triệt để hàng đầu hiện nay. Trụ implant sau phẫu thuật cấy ghép sẽ tích hợp hoàn toàn vào xương hàm sau thời gian ngắn, vết thương sẽ lành hẳn. Tuy nhiên, vết thương hở nằm trên cung hàm bệnh nhân tiểu đường hay đái tháo đường sẽ trở thành vấn đề nguy hiểm, làm giảm đáng kể tỷ lệ cấy ghép implant người bệnh tiểu đường an toàn.

Nguyên nhân vì sao bệnh tiểu đường ảnh hưởng khả năng cấy ghép implant:

  • Người bị bệnh tiểu đường gặp vấn đề máu khó đông. Hệ lụy là sau ca phẫu thuật trồng răng sứ còn có thể đối mặt với tình trạng rỉ máu kéo dài, viêm nướu, viêm nha chu, vết thương bị nhiễm trùng… phá hủy toàn bộ các răng lân cận và hệ thống xương hàm. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến bạn ăn nhai khó khăn và cảm thấy đau nhức mỗi ngày.
  • Hơn nữa, chức năng xử lý mô của bạch cầu ở bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm nghiêm trọng. Khi thực hiện các thao tác bóc tách, rạch mổ nướu, khoan xương hàm… thời gian lành thương sẽ lâu hơn so với người bình thường nhiều. Hậu quả là có thể kéo theo nhiều biến chứng khi cấy ghép implant như trụ implant bị đào thải, răng sứ không chắc chắn, hư hỏng nhanh chóng.
  • Bên cạnh việc khó kiểm soát mức đường huyết trong giới hạn cho phép thì bệnh nhân bệnh tiểu đường còn có nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu và viêm nướu.

Người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không?

3. Người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không?

Thực tế, bệnh lý tiểu đường gần như chống chỉ định với hầu hết phương án điều trị phẫu thuật có xâm lấn, chảy máu, kể ra nhổ răng hay trồng răng. Mặc dù với sự tiến bộ vượt bậc của ngành nha khoa hiện đại, vẫn có giải pháp cấy ghép răng khi mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ca nào cũng thực hiện được. Để xác định người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không, cần tiến hành những bước thăm khám nghiêm ngặt:

  • Đánh giá mức độ xương hàm và tình trạng tại vị trí cấy ghép thông qua việc khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X quang hoặc CT Conebeam,
  • Xác định ở thời điểm hiện tại tình trạng bệnh tiểu đường cấy ghép implant an toàn không thông qua xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá.
  • Thông qua các xét nghiệm nay, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không:

Nếu người bệnh bị tiểu đường và tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt, chỉ số đường huyết ổn định thì khả năng cho phép cấy ghép răng là trên 90%. Mức đường huyết được cho là an toàn với đa số người bệnh tiểu đường như sau:

  • Đường huyết lúc đói dao động khoảng 5.0 mmol/l – 7.2 mmol/l (90 – 130 mg/dl).
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ là 10 mmol/l (tức dưới 180 mg/dl).
  • Đường huyết trước khi ngủ là 6.0 mmol/l – 8.3 mmol/l (110mg/dl).

4. Lưu ý trước và sau khi cấy ghép implant người bệnh tiểu đường an toàn

Như vậy, người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không cần được sự thăm khám chuyên khoa và chỉ định đúng đắn bệnh tiểu đường cấy ghép implant an toàn không. Khi bạn đã đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe, lượng đường huyết trong máu được kiểm soát tốt thì bác sĩ sẽ cho phép cấy ghép implant người bệnh tiểu đường an toàn. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý cách chăm sóc răng miệng trước và sau cấy ghép răng implant để không gây biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không?

4.1 Trước khi trồng răng

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa cấy ghép răng implant uy tín tại Đà Nẵng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và đã từng điều trị các ca phức tạp, từng thực hiện thành công cấy ghép implant người bệnh tiểu đường an toàn. Nha khoa có hệ thống máy móc và thiết bị chuyên dụng hỗ trợ kiểm soát rủi ro cao nhất có thể.
  • Kiên trì điều trị bệnh tiểu đường mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể và chuẩn bị tâm lý vững vàng.
  • Khi đến nha khoa thăm khám, hãy chia sẻ với bác sĩ kỹ hơn về triệu chứng và các bệnh lý khác hoặc những loại thuốc dị ứng nếu bạn đang sử dụng.

4.2 Sau khi trồng răng

  • Tránh vận động hàm mạnh để vết thương mau hồi phục và không bị nhiễm trùng. Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Flour, không chải răng quá mạnh vì có thể gây tổn thương cho mô nướu.
  • Ăn thực phẩm mềm, nhão như cháo, súp, sinh tố, nước ép,… Tránh ăn thịt bò, rau muống, đồ nếp trong tuần đầu để không làm vết thương hở thêm mưng mủ.
  • Duy trì chườm đá, chườm ấm để giảm sưng đau và kết hợp uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc kháng sinh bên ngoài.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh trong các bữa ăn.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế chất béo, đồ dầu mỡ và tinh bột, thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Kiểm tra và chăm sóc răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần tại nha khoa để kịp thời xử lý các biến chứng không mong muốn khi cần thiết.

Trên đây là những thông tin chung, nếu bạn muốn xác định người bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được không thì hãy liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant để đặt lịch thăm khám:

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
5/5 - (4 bình chọn)
Chủ đề: bệnh tiểu đường cấy ghép implantcấy ghép implant người bệnh tiểu đườngCấy ghép răng ImplantĐịa chỉ trồng răng implant uy tínngười bệnh tiểu đường có cấy ghép răng implant được khôngnha khoa Đà Nẵng ImplantTrồng răng sứ cố định
Bài viết liên quan

Lắp răng implant dành cho ai, ưu nhược điểm như thế nào?

Lắp răng implant là giải pháp phục hình nha khoa an toàn và hiệu quả, dành cho trường hợp mất một hoặc nhiều ...

Cấy ghép răng Implant là gì? Cập nhật bảng giá mới nhất 2023

Cấy ghép răng Implant là dịch vụ mũi nhọn của nha khoa Implant Quốc Đà Nẵng. Nổi tiếng với sự an toàn và uy ...

Ưu điểm cấy ghép implant và những điều cần biết

Cấy ghép implant được xem là bước ngoặt giúp điều trị hiệu quả tình trạng mất răng, trồng răng toàn hàm. ...

Cấy ghép răng implant giá bao nhiêu? Có nên cấy ghép implant giá rẻ không?

Khi phục hình mất răng, phương pháp cấy ghép implant có chi phí cao hơn làm cầu răng sứ. Cấy ghép răng implant ...