Đặt lịch hẹn

Nổi mụn nước trong miệng là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 29/07/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Nổi mụn nước trong miệng là tình trạng rất phổ biến, thường xuất hiện dưới nhiều dạng như: mụn nước, mụn thịt, mụn trắng,…và thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm đang gặp.

1. Nổi mụn nước trong miệng là bị gì?

Nổi mụn nước trong miệng là những tổn thương nhỏ, vết sưng phồng giống như mọc mụn ở các vị trí trong miệng như môi, miệng, lưỡi, má… Những vết phồng rộp thường chứa đầy dịch chất lỏng trong suốt.

Nổi mụn nước trong miệng là những tổn thương nhỏ, vết sưng phồng giống như mọc mụn ở các vị trí trong miệng như môi, miệng, lưỡi, má

Nổi mụn nước trong miệng nếu nhẹ thì tự khỏi, hoặc cũng có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Vậy nên khi phát hiện bạn không được lơ là cho qua mà phải tìm hiểu nguyên nhân nổi mụn nước trong miệng là gì, từ đó có hướng xử lý đúng đắn và an toàn. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như:

  • Khoang miệng bị đau rát, viêm nhiễm.
  • Khoang miệng sưng bất thường.
  • Xuất hiện các nốt trắng áp xe ở trên và dưới vùng lưỡi.
  • Dưới góc hàm mọc những cục hạch nhỏ và lớn dần.

2. Nguyên nhân nổi mụn nước trong khoang miệng?

Có nhiều nguyên nhân nổi mụn nước trong khoang miệng, thường là do virus, vi khuẩn hay gặp một số vấn đề ở miệng, suy giảm miễn dịch… hoặc đôi khi cũng là những tổn thương mô mềm.

Nguyên nhân nổi mụn nước trong khoang miệng, thường là do virus, vi khuẩn hay gặp một số vấn đề ở miệng, suy giảm miễn dịch

2.1 Do nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một loại viêm nhiễm trong khoang miệng, không gây hại cho cơ thể và cũng sẽ tự khỏi sau khoảng 5-10 ngày mà không cần can thiệp điều trị, cũng không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nhiệt miệng thường gây đau rát khi ăn nhai và thường sẽ tái đi tái lại. Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như lưỡi, nướu, môi trong và má trong… có thể dẫn đến viêm nhiễm cấp tính, gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau nhức và sưng hạch ở góc hàm.

2.2 Bị bạch sản niêm mạc

Bệnh này là kết quả của sự tăng sinh quá mức mô tế bào trong khoang miệng. Bệnh sẽ gây ra sự hình thành của những nốt mụn nước màu trắng, lan rộng nhanh chóng và tạo thành các vết viêm loét.

Đây cũng không phải một bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây rối loạn quá trình ăn uống của người bệnh.

Nổi mụn nước trong miệng nếu nhẹ thì tự khỏi, hoặc cũng có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

2.3 Bệnh tay chân miệng

Khi mắc tay chân miệng, niêm mạc miệng thường xuất hiện các nốt mụn nước ở các vị trí như bên trong lưỡi, trong má, nướu,… Bệnh thường xuất hiện do sự xâm nhập của virus Coxsackievirus và Enterovirus.

Bệnh tay chân miệng cũng dễ nhận biết qua các dấu hiệu như: lòng bàn chân, bàn tay, đầu gối, mông xuất hiện những mụn nước như trong khoang miệng.

2.4 Bị thủy đậu

Thủy đậu cũng là một bệnh lý gây nổi mụn nước trong khoang miệng. Khi bị thủy đậu, bạn còn có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác đi kèm như sốt, ho…

2.5 Ung thư khoang miệng

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng cũng không thể loại trừ nguyên nhân nổi mụn nước trong khoang miệng liên quan đến ung thư khoang miệng.

Triệu chứng khác như nổi bọng nước màu trắng trên niêm mạc má, lợi, hàm.

Những nốt mụn do ung thư khoang miệng gây ra thì thường sẽ khó lành, tạo thành cục cứng dưới niêm mạc với kích thước ngày càng lớn, gây đau tai, khó nuốt và làm hạch cổ phình lên…

2.6 Bệnh sởi

Những nốt trắng xám xuất hiện trong khoang miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sởi. Thường sẽ đi kèm hàng loạt triệu chứng khác như ho khan, sốt, chảy dịch mũi và mắt.

3. Nên làm gì khi nổi mụn nước trong miệng?

Như bạn có thể thấy, nổi mụn nước trong khoang miệng có thể xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vô hại đến bệnh lý nghiêm trọng. Thế nên hầu như người bệnh khó có thể tự điều trị tại nhà. Vậy thì nên làm gì khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng?

3.1 Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng rồi lan ra toàn thân có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, phụ huynh không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần tới cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng rồi lan ra toàn thân có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm

Còn đối với những trường hợp không lay lan, cha mẹ có thể thử áp dụng những cách trị mụn nước trong khoang miệng sau đây:

  • Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm mát và giàu vitamin A, vitamin C như rau ngót, nước cam, cà chua, bông cải… vào khẩu phần.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày. Một trẻ 10kg cần khoảng 1 lít nước/ngày, bao gồm cả sữa, trẻ nặng hơn 10kg, cần bổ sung thêm 50 mililit nước cho mỗi kg thêm.
  • Lau người bằng nước mát thường xuyên để giúp cơ thể giải nhiệt và giảm cảm giác nóng trong miệng.

3.2 Đối với trẻ em trên 4 tuổi

Những trẻ trên 4 tuổi bị nổi mụn nước trong khoang miệng có thể điều trị bằng một số nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên như:

  • Cách 1: Dùng gel nha đam tươi thoa trực tiếp.
  • Cách 2: Dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp.

Mật ong và nha đam đều có khả năng kháng viêm, giúp giảm đau, giúp giảm đau và sưng tấy hiệu quả.

Mật ong và nha đam đều có khả năng kháng viêm, giúp giảm đau, giúp giảm đau và sưng tấy hiệu quả.

>> Xem thêm: Bệnh nấm miệng có nguy hiểm không? Cách nhận biết và ngăn ngừa

3.3 Đối với người lớn

Đối với người lớn, có nhiều cách trị mụn nước trong khoang miệng như:

  • Cách 1: Dùng thuốc uống hoặc bôi tại chỗ như Oracortia, Kamistad, Orrepaste để giảm đau và kháng khuẩn tại chỗ. Hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc gì.
  • Cách 2: Thoa nhẹ nhàng lên vết mụn bằng các nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, giảm đau như giấm táo hay chiết xuất từ cây phỉ Witch hazel, tinh dầu trà xanh, tinh dầu thầu dầu.
  • Cách 3: Dùng nước ấm và vải sạch chườm lên vùng mụn nước trong khoảng thời gian 20-30 phút.

Đa số những nguyên nhân nổi mụn nước trong khoang miệng lành tính sẽ biến mất trong vài ngày mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu các cách trị mụn nước trong khoang miệng trên không hiệu quả hoặc kèm theo những vấn đề bất thường thì bạn nên tới gặp bác sĩ:

  • Số lượng mụn mọc nhiều hơn và kích thước lớn hơn, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Mụn mọc nhiều kèm theo sốt, nổi hạch hoặc đau rát nhiều.
  • Mụn nước mọc phía trong khoang miệng kèm theo cảm giác khó nuốt, thậm chí là cảm giác nghẹn ở họng.
  • Xuất hiện thêm mụn ở miệng và tay, chân, mông…
  • Tình trạng mụn nước kéo dài trên 15 ngày.

Tóm lại

Nổi mụn nước trong miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây cho bạn cảm giác khó chịu và bất tiện trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Các triệu chứng nhẹ có thể khỏi sau vài ngày, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, cần nhận biết ngay đó là những dấu hiệu về bệnh lý nguy hiểm khác, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị sớm hơn.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân nổi mụn trong khoang miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc thăm khám, hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng:

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
  • Thời gian làm việc:
    • Thứ 2 – Thứ 7 (Ngoại trừ thứ 3)
      • + Sáng: 08:00-12:00
      • + Chiều: 14:00-18:00
    • Chủ nhật:
      • + Sáng: 08:00-12:00
      • + Chiều: 14:00-17:00