Đặt lịch hẹn

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline là gì? Cách khắc phục

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 07/11/2023
Đánh giá

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline dễ thấy nhất là tình trạng răng bị ố vàng, đen sẫm hoặc loang lổ dưới tác dụng của thuốc kháng sinh.

1. Răng bị nhiễm tetracycline là gì?

Tetracycline là một loại thuốc kháng sinh phổ rộng được sử dụng điều trị nhiều loại nhiễm trùng bao gồm cả nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng da. Răng bị nhiễm tetracycline là tình trạng răng bị ố vàng, đen sẫm hoặc loang lổ dưới tác dụng của thuốc kháng sinh tetracycline. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở răng sữa nhưng cũng có thể xuất hiện trên răng vĩnh viễn.

  • Nguy cơ nhiễm màu kháng sinh cao nhất là trẻ em dưới 8 tuổi, do men răng vẫn đang hình thành, còn mềm yếu nên Tetracycline dễ dàng gắn vào men răng.
  • Tiếp theo là trẻ em trong độ tuổi 8-12 tuổi cũng có thể bị nhiễm tetracycline. Dù đã cứng chắc hơn nhưng lớp men răng vẫn còn đang phát triển.
  • Răng vĩnh viễn ở người trưởng thành hầu như nguy cơ rất thấp, tuy nhiên có những nguy nhân làm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn bị nhiễm màu tetracycline:
  • Sử dụng tetracycline trong thời gian quá dài.
  • Liều lượng tetracycline rất cao.
  • Kết hợp tetracycline với các loại thuốc khác.

Tóm lại, trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ răng sữa bị nhiễm tetracycline cao hàng đầu.

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline là gì? Cách khắc phục

2. Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm tetracycline là gì?

Khi bị nhiễm màu kháng sinh răng sẽ có triệu chứng về màu sắc. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết răng nhiễm tetracycline cụ thể:

  • Răng ngã màu vàng, nâu, đen hoặc xám.
  • Bề mặt men răng xuất hiện tình trạng ố vàng hoặc đen hơn răng khác ở các vùng nhất định.
  • Men răng có thể bị mòn nhanh hơn bình thường.
  • Nướu và chân răng nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn hơn bình thường.

3. Vì sao răng bị nhiễm tetracycline?

Nguyên nhân vì sao răng bị nhiễm tetracycline chủ yếu là việc sử dụng kháng sinh phổ rộng. Khi tetracycline kết hợp với canxi có trong men răng sẽ tạo thành các phân tử có màu vàng, nâu hoặc đen. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm màu tetracycline ngay cả khi bạn vệ sinh răng miệng kỹ và lấy cao răng định kỳ:

  • Tuổi: Răng bị nhiễm tetracycline thường gặp ở trẻ em dưới 8 tuổi – thời điểm men răng chưa hình thành hoàn toàn.
  • Liều lượng và thời gian sử dụng: Cho trẻ sử dụng tetracycline liều cao trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ nhiễm màu kháng sinh rất cao.
  • Sử dụng tetracycline trong thời gian mang thai và cho con bú: Tetracycline có nguy cơ gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

4. Không điều trị răng nhiễm tetracycline có sao không?

Mặc dù là tình trạng nhiễm màu men răng, tuy nhiên, không điều trị răng nhiễm tetracycline có thể gây ra một số vấn đề nhất định:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng bị nhiễm tetracycline có màu vàng, nâu, đen hoặc xám, gây mất thẩm mỹ, có thể khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp.
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khi bị nhiễm tetracycline có thể bị mòn men răng nhanh hơn, khiến răng yếu đi và dễ bị sâu răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Răng bị nhiễm tetracycline có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng.

Khi tư vấn câu hỏi không điều trị răng nhiễm tetracycline có sao không, bạn được giải đáp rằng răng bị nhiễm tetracycline không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa vẫn sẽ khuyến cáo bạn áp dụng những phương pháp điều trị, đặc biệt là đối với người trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline là gì? Cách khắc phục

5. Cách điều trị răng nhiễm tetracycline như thế nào?

Trước tiên, về vấn đề răng bị nhiễm tetracycline có điều trị triệt để được không, câu trả lời là không. Tetracycline đã gắn vào men răng thì không thể loại bỏ được.

Tiếp theo, có những cách điều trị răng nhiễm tetracycline giúp cải thiện màu sắc răng.

5.1 Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp điều trị răng bị nhiễm tetracycline phổ biến nhất hiện nay, sử dụng chất tẩy trắng để loại bỏ các vết ố vàng và mảng bám trên răng.

Chi phí tẩy trắng răng tại nha khoa dao động từ 2-10 triệu đồng.

5.2 Veneer răng

Dán sứ Veneer là một lớp phủ mỏng được làm từ sứ hoặc composite lên mặt trước của răng để cải thiện màu sắc, hình dạng và kích thước của răng.

Chi phí veneer răng dao động từ 5-20 triệu đồng cho mỗi răng.

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline là gì? Cách khắc phục

5.3 Cầu răng sứ

Cầu răng là một cấu trúc được sử dụng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất, để thực hiện bác sĩ nha khoa sẽ mài nhỏ ít nhất 2 răng kế cạnh răng bị nhiễm màu để làm trụ nâng đỡ mão răng sứ ở giữa. Mão sứ sẽ được phủ lên toàn bộ chiếc răng bị nhiễm màu kháng sinh.

Chi phí lắp cầu răng sứ dao động từ 10 – 50 triệu đồng cho mỗi chiếc răng.

Tóm lại, tuy không thể điều trị triệt để tình trạng nhiễm tetracycline, nhưng nếu áp dụng phương pháp phù hợp sẽ cải thiện được khác nhiều. Vì vậy, để biết nên áp dụng cách điều trị răng nhiễm tetracycline hiệu quả nhất, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín.

Dưới đây là một số mẹo để tiết kiệm chi phí điều trị răng bị nhiễm tetracycline có thể hữu ích cho bạn:

  • Tìm hiểu về kinh nghiệm và trình độ của bác sĩ nha khoa, có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hoặc các diễn đàn, hội nhóm về nha khoa để có thêm thông tin về bác sĩ nha khoa.
  • Tìm hiểu về trang thiết bị của nha khoa trước khi quyết định điều trị.
  • Đọc kỹ các thông tin về dịch vụ và cam kết của nha khoa để hiểu rõ về quyền lợi của mình khi điều trị.
  • Tìm hiểu về chi phí điều trị, so sánh giá cả giữa các địa chỉ nha khoa.
  • Tìm kiếm các chương trình khuyến mãi hoặc chính sách trả góp của nha khoa.

6. Phòng ngừa nhiễm tetracycline bằng cách nào?

Mặc dù khó điều trị răng bị nhiễm tetracycline một cách triệt để, những cách phòng ngừa nhiễm tetracycline lại dễ thực hiện:

  • Tránh cho trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng tetracycline.
  • Tránh sử dụng tetracycline trong thời gian mang thai và cho con bú tránh gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Tìm hiểu về các loại thuốc kháng sinh có thể gây nhiễm tetracycline để tránh sử dụng các loại thuốc này khi răng đang phát triển.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng sinh về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng và dùng chỉ nha khoa, lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ.
Bài viết liên quan

Răng sứ là gì? Có nên bọc răng sứ không?

Ngày: 30/03/2022

Răng sứ hiện nay được xem là một trong những giải pháp tối ưu để xử lý trường hợp mất răng hoặc hư ...

Ngày: 07/11/2023

Tẩy trắng răng giữ được bao lâu? Có bị ố vàng trở lại không?

Ngày: 11/08/2023

Tẩy trắng răng giữ được bao lâu còn tùy thuộc vào phương pháp và cách chăm sóc tại nhà. Một người có thể ...

Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm fluor là gì? Răng nhiễm fluor có tẩy trắng được không?

Ngày: 06/11/2023

Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm fluor đầu tiên là xuất hiện những đốm trắng đục trên bề mặt. Răng nhiễm ...