Đặt lịch hẹn

Răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không? Cách điều trị

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 14/03/2024
Đánh giá

Răng bị nứt, vỡ cần được can thiệp bằng phương pháp nha khoa. Nếu không biết răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không thì nên thăm khám sớm để tránh mất răng.

1. Dấu hiệu nhận biết răng bị nứt

Nứt dọc thân răng là hiện tượng răng xuất hiện một hoặc nhiều đường nứt theo chiều dọc thân răng, vết nứt có thể kéo dài đến chân răng. Một số dấu hiệu nhận biết răng bị nứt là tình trạng sưng nướu diễn ra thường xuyên, cảm giác đau nhói trong lúc ăn hoặc cắn đồ vật, tình trạng ê buốt dữ dội mỗi khi ăn nóng hoặc uống lạnh, vi khuẩn tấn công làm hoại tử tủy răng, làm vỡ dọc thân răng hoặc vỡ đôi răng.

2. Vì sao răng bị nứt dọc?

Nguyên nhân vì sao răng bị nứt dọc gây ra tình trạng này rất đa dạng. Răng có thể bị nứt, vỡ do gặp phải các tác động từ bên ngoài, cũng có thể đến từ các tác nhân bên trong như sâu răng, men răng yếu.

Răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không? Cách điều trị

2.1 Nguyên nhân nội sinh

Các liên kết trong cấu trúc răng không được nuôi dưỡng sẽ yếu dần đi sẽ rất bị nứt vỡ dù gặp phải những tác động nhỏ. Với những người có tuổi càng lớn, cơ thể sẽ bị lão hóa, bao gồm cả răng, sức khỏe răng miệng dễ bị tổn thương, răng không còn chắc khỏe nên dễ bị vỡ dọc.

2.2 Nguyên nhân ngoại sinh

Những tác động từ bên ngoài như tai nạn, ăn đồ cứng, thói quen dùng răng mở nắp chai,… có thể làm răng bị nứt vỡ. Các thói quen ăn đồ nóng lạnh đan xen làm răng bị kích thích và nhạy cảm, nghiến răng vào ban đêm cũng khiến răng chịu áp lực, dễ gây chấn thương và làm liên kết trong răng bị bẽ gãy tạo thành các vết nứt dọc thân răng.

3. Răng bị nứt dọc có sao không?

Răng bị vỡ dọc không phải là tình trạng hiếm gặp và nó có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Ngay khi bạn thấy dấu nhận biết răng bị nứt dọc thì nên đến phòng răng uy tín để thăm khám vì sao răng bị nứt dọc và điều trị kịp thời. Ảnh hưởng của việc răng bị vỡ dọc không được can thiệp sớm có thể trở nên nghiêm trọng.

3.1 Gây mất răng vĩnh viễn

Thân răng bị vỡ do sâu răng kèm theo hoại tử tủy làm răng bị yếu đi, dễ lung lay và gãy rụng nhanh chóng.

3.2 Đau nhức, khó chịu, ăn uống không ngon

Răng bị nứt dọc, vỡ tác động đến tủy và nướu răng nên thường sẽ tạo cảm giác đau buốt trong khi ăn uống, thức ăn dễ lẻn vào và mắc lại tại vị trí bị nứt có thể dẫn ra sâu răng, gây hôi miệng nếu không được xử lý sớm.

3.3 Ảnh hưởng đường tiêu hoá

Răng bị vỡ, nứt làm giảm khả năng chịu lực khi nhai thức ăn, bạn khó có thể ăn nhai thoải mái, dẫn đến việc không còn cảm giác ngon miệng. Số lượng răng bị nứt nhiều gián tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, có thể dẫn đến ăn không tiêu, đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá.

3.4 Gây ảnh hưởng đến răng kế cận

Thân răng bị vỡ dọc tạo điều kiện cho sâu răng tiến triển nhanh hơn, lây lan nhanh chóng từ răng này sang răng khác nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời.Răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không? Cách điều trị

4. Răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không?

Nếu bạn chưa biết răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không, thì hãy hiểu rằng cấu trúc của răng vĩnh viễn không có khả năng tái tạo.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm ngăn ngừa ê buốt răng

Hầu hết tế bào trên cơ thể con người luôn diễn ra quá trình sản sinh và đào thải liên tục. Đây là lý do khiến những vết thương của bạn có khả năng lành lại sau một khoảng thời gian. Kể cả xương cũng có khả năng này dù chậm dần theo tuổi tác.

Tuy nhiên, răng không như vậy. Cả men răng và ngà răng đều là phần khoáng chất cứng chắc nhất và gần như không sản sinh thêm như đại đa số tế nào khác trên cơ thể. Kể cả khi bạn sử dụng các loại kem đánh răng có công dụng bổ sung men răng.

5. Vậy thì răng bị vỡ dọc phải làm sao?

Nếu không được can thiệp bằng phương pháp nha khoa, vết nứt, vỡ chỉ có một tiến triển duy nhất là ngày càng xấu đi. Vết nứt vỡ tiếp tục kéo dài sâu xuống hết răng cho đến khi răng bị gãy hoặc nhiễm trùng, thậm chí tác động tới mạch máu và xương gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy thì răng bị vỡ dọc phải làm sao? Phải can thiệp bằng các biện pháp nha khoa chuyên sâu.

5.1 Trám răng khi thân răng bị nứt dọc

Phương pháp điều trị răng bị nứt dọc đầu tiên là “hàn gắn” các vết nứt bằng vật liệu composite. Bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ sạch phần răng màu đen đang có dấu hiệu bị sâu đi, sau đó dùng vật liệu composite phủ kín lên vết nứt giúp khôi phục lại thẩm mỹ cho răng và đảm bảo khả năng ăn nhai.

Cách điều trị răng bị nứt dọc này chỉ hiệu quả với vết nứt nhỏ, ngắn và chưa ảnh hưởng quá sâu vào cấu trúc bên trong.

Răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không? Cách điều trị

5.2 Bọc sứ răng bị vỡ dọc

Trong những trường hợp thân răng bị nứt lớn, chạy dài đến chân răng hoặc bị vỡ, bị mẻ thì giải pháp là bọc sứ. Bọc răng sứ là phương pháp giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng hiệu quả khi thân răng bị nứt, vỡ. Bên cạnh đó, bọc sứ còn là cách phòng ngừa sâu răng, bảo vệ răng bị nứt khỏi vi khuẩn xâm nhập.

Với phương pháp này bác sĩ sẽ điều trị sâu răng hoặc viêm nhiễm trước, sau đó mài nhỏ răng gốc rồi chế tác một mão răng sứ tương thích bọc bên ngoài.

5.3 Nhổ răng và trồng răng sứ

Nếu răng bị vỡ dọc và sâu nghiêm trọng không thể giữ lại thì cần nhổ bỏ và trồng răng mới để ngăn chặn những biến chứng mất răng như răng bị xô lệch, sai khớp cắn, viêm khớp thái dương hàm hay xương hàm tiêu biến. Để trồng răng cố định, bạn có thể áp dụng lắp cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant tùy từng trường hợp. Trồng răng sứ cố định phục hồi thẩm mỹ lẫn khả năng ăn nhai từ 80% răng tự nhiên với tuổi thọ từ 10 – 20 năm.

Có thể thấy răng với công nghệ chỉnh nha tiên tiến hiện nay, mặc dù khó tái tạo men răng, chưa có giải pháp tuyệt đối cho vấn đề thân răng bị nứt dọc có tự phục hồi được không, nhưng luôn có cách điều tri răng bị nứt dọc, vỡ an toàn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy dấu hiệu nhận biết răng bị nứt thì hãy thăm khám sớm nhất có thể. Điều trị kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ giúp đạt hiệu quả tối đa.

Chủ đề: bọc răng sứcấy ghép ImplantRăng bị nứt dọcrăng bị nứt vỡrăng bị vỡTrám răng
Bài viết liên quan

Top 6 Bác sĩ cấy Implant giỏi nhiều kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Cấy ghép implant là kỹ thuật nha khoa phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao. Sau đây là gợi ý top 6 bác sĩ cấy ...

"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba"

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ ...

[Giải đáp] Phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không?

Nguy cơ bệnh lý nha khoa ở bà bầu tương đối cao nhưng các can thiệp lại rủi ro. Trong đó phụ nữ có bầu ...

Răng bị mẻ là thiếu chất gì? Có thể khắc phục được không?

Răng mẻ, thường bị ê buốt, đau nhức khó chịu có thể là biểu hiện của tình trạng cơ thể thiếu khoáng ...