Dấu hiệu trụ implant bị đào thải – Nguyên nhân và cách khắc phục
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 05/01/2025
5/5 - (1 bình chọn)
Cấy ghép trụ implant là phương pháp phục hình răng đã mất một cách an toàn và tiến tiến nhất hiện nay. Đây được coi là phương pháp mang tính thẩm mỹ cũng như độ bền cao, đang được rất nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, trụ Implant có thể bị đào thải sau khi được cấy ghép. Vậy những dấu hiệu – nguyên nhân nào cho thấy trụ implant bị đào thải và biện pháp khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thắc mắc trên.
1. Cấy ghép trụ Implant là gì?
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng đã mất bằng cách đặt một trụ implant có kích thước tương tự như chân răng thật vào xương hàm. Với phương pháp này có thể áp dụng để phục hình răng cho nhiều trường hợp như: mất 1 răng, nhiều răng hay thiếu răng bẩm sinh,…
Cấy ghép trụ Implant đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người
2. Dấu hiệu nhận biết trụ Implant bị đào thải
Trụ Implant bị đào thải do những nguyên nhân sau:
Trụ Implant bị lung lay: Có thể do tay nghề của bác sĩ quá yếu, làm sai kỹ thuật hoặc xuất hiện ở người có xương hàm yếu.
Bị sưng và viêm nhiễm tại vị trí cấy ghép: Nếu tình trạng sưng nhẹ thì đây là triệu chứng bình thường sau khi cấy ghép. Tuy nhiên, nếu sưng và đau dữ dội trong vài ngày thì bạn nên đến phòng khám để kiểm tra.
Sau khi lắp răng sứ bị đào thải: Do lực tác động lên răng sứ hoặc xương hàm quá tải hay lựa chọn trụ Implant không rõ nguồn gốc khiến răng bị đào thải.
Cấu trúc xương hàm không phù hợp với trụ Implant.
Xuất hiện dịch và mủ xung quanh trụ Implant.
Trụ Implant bị lung lay sau khi cấy ghép
3. Nguyên nhân trụ Implant bị đào thải
Do hút thuốc thường xuyên: Bên trong thuốc lá chứa nhiều chất độc như Nicotine, Carbon monoxide, Hydrogen Cyanide làm vết thương lâu lành, ảnh hưởng đến vị trí cấy ghép.
Do mật độ xương đặc hoặc xốp
Nhiễm khuẩn sau khi cấy ghép
Dị ứng với trụ implant
Không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa trong vấn đề ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng sau khi cấy ghép trụ Implant.
Bác sĩ không có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật còn yếu kém.
Mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch
Hút thuốc thường xuyên và quá nhiều cũng ảnh hưởng đến trụ Implant sau cấy ghép.
4. Khắc phục tình trạng trụ Implant bị đào thải
Nếu chân răng bị chảy máu, bạn cần cầm máu vết thương ngay lập tức trong khoảng 15-20 phút để máu ngừng chảy. Sau đó, tới phòng khám để điều trị kịp thời.
Nếu bạn thấy răng bị ê buốt dữ dội hoặc không thoải mái, bạn có thể dùng đá chườm lên vùng miệng nơi trụ implant được cấy ghép.
5. Cách phòng ngừa tình trạng trụ Implant bị đào thải
Lựa chọn nơi cấy ghép Implant uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn.
Lựa chọn vật liệu nha khoa và loại trụ Implant chất lượng và phù hợp nhất với tình trạng răng của mình.
Tái khám định kỳ ít nhất 1-2 tháng sau khi cấy ghép trụ Implant.
Lựa chọn bàn chải và dụng cụ vệ sinh nha khoa chuyên dụng để vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Hạn chế ăn thực phẩm cứng và thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp trong giai đoạn đầu cấy ghép trụ Implant.
Hạn chế các thực phẩm kích thích như: thuốc lá, rượu bia…
Thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
6. Địa chỉ cấy ghép răng Implant uy tín nhất hiện nay tại Đà Nẵng
Việc cấy ghép răng Implant tương đối phức tạp, điều này đòi hỏi bác sĩ nha khoa phải có kiến thức cũng như chuyên môn cao. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết tìm địa chỉ nha khoa nào chất lượng, thì bạn hãy đến ngay nha khoa Đà Nẵng Implant.
Quy trình cấy ghép răng Implant tại Nha khoa Đà Nẵng Implant
Nha khoa Đà Nẵng Implant với các đội ngũ bác sĩ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép răng. Nha khoa Đà Nẵng Implant luôn mang đến cho khách hàng uy tín và chất lượng tuyệt đối, bạn sẽ được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn miễn phí. Mọi nhu cầu thắc mắc bạn có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:
NHA KHOA ĐÀ NẴNG IMPLANT
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng