Cảm giác nuốt nước bọt đau họng xuất hiện khi vùng hầu họng hoặc cổ họng bị tổn thương. Đau họng khi nuốt nước bọt là dấu hiệu của khá nhiều vấn đề.
Tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt có thể hết sau vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác. Nuốt nước bọt đau họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ thời tiết hoặc do cơ thể. Tùy vào tình trạng và mức độ mà có thể nhận diện hiện tượng nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì.
Nuốt nước bọt đau họng là một những triệu chứng và cũng nguyên nhân gay bệnh viêm họng liên cầu vi khuẩn. Tình trạng viêm họng có thể xuất hiện do sự tác động trực tiếp của nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây viêm họng cấp. Viêm họng do vi khuẩn đáng ngại nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, có thể gây biến chứng nặng ở tim, khớp, thận.
Lúc này để đánh giá hiện tượng nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì cũng cần xem xét có xuất hiện thêm những triệu chứng cổ, hàm xuất hiện tình trạng sưng hạch bạch huyết; sốt cao; hơi thở hôi, màn hầu khẩu cái bị nổi đốm đỏ và đau; bị viêm amidan hay xuất hiện những đốm trắng trên amidan… hay không.
Người bệnh bị viêm họng do sự xâm nhập của virus thường xuất hiện triệu chứng nuốt nước bọt đau họng. Viêm họng do virus có thể liên quan đến các bệnh cảm thông thường như cảm lạnh, cảm cúm hay do thủy đậu, sởi, tăng bạch cầu đơn nhân hay căn bệnh xuất gần đây là do nhiễm Covid – 19.
Khi người bệnh bị đau họng, viêm họng do virus có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp. Ngoài hiện tượng đau họng khi nuốt nước bọt sẽ kèm theo một số triệu chứng khác nhau sốt, ho, hắt xì, nghẹt mũi, sổ mũi, buồn nôn, nhức đầu, đau cơ. Đặc biệt còn có thêm nhiều triệu chứng như thay đổi vị giác, mất khả năng ngửi mùi, cơ thể mệt mỏi hay thậm chí là dễ dàng bội nhiễm vi khuẩn về sau.
Khi miệng, họng và hạ họng bị nhiễm nấm, cổ họng có thể bị đau mỗi lần nuốt nước bọt. Lúc này, bạn không chỉ đau họng khi nuốt nước bọt mà còn đau khi nuốt thức ăn, đồ uống.
Tình trạng viêm họng do nhiễm nấm thường gặp ở những người bị tiểu đường, hệ miễn dịch bị suy giảm, sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài, suy dinh dưỡng hay dùng thuốc hóa trị, dùng quá nhiều thuốc corticoid.
Xuất hiện các mảng trắng, đốm trắng ở khu vực trên lưỡi, sau họng, mặt trong của má hay ở khu vực màn hầu khẩu cái.
Khóe miệng xuất hiện những vết ửng đỏ bất thường.
Nuốt nước bọt đau họng có thể là một trong những triệu chứng bệnh viêm trào ngược dạ dày, thực quản bị sưng viêm do bị bỏng nhiệt, bỏng hóa chất hay thậm chí do tác dụng phụ của thuốc hoặc bị dị ứng trong một vài trường hợp. Nếu bị viêm trào ngược dạ dày thì còn có một số triệu chứng, biểu hiện khác:
Khi xác định hiện tượng nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì, bạn cũng cần chú ý đến bệnh viêm thanh thiệt. Khu vực nắp thanh quản hay còn gọi là thanh nhiệt có chức năng lấp đầy, đậy kín miệng thanh quản để thức ăn không lọt vào đường thở.
Cơ thể khỏe mạnh sẽ không xuất hiện tình trạng nuốt nước bọt đau họng. Nếu bạn cảm thấy đau họng khi nuốt thì có thể đã xảy ra tình trạng viêm loét, phù nề ở khu vực thanh nhiệt do cổ họng bị chà sát và siết lại.
Bạn có thể nhận diện hiện tượng nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì có phải viêm thanh nhiệt không bằng cách quan sát các triệu chứng khác như sốt cao; bị chảy nước dãi; khó ăn uống, nuốt thức ăn, người có xu hướng ngả nghiêng về phía trước khi ngồi.
Khi thanh nhiệt bị viêm nhiễm cần có cách chữa đau họng khi nuốt nước bọt kịp thời để tránh nguy cơ nuốt sặc, nặng hơn là bị bít tắc đường thở làm phù nề bị lan rộng hơn.
Tình trạng cổ họng bị tổn thương do ăn uống có thể là nguyên nhân vì sao nuốt nước bọt đau họng. Tuy không quá phổ biến nhưng không phải không thể xảy ra. Cổ họng có thể bị tổn thương khi ăn bởi vì:
Cổ họng bị tổn thương có nhiều mức độ khác nhau. Ở trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không phát hiện và sơ cứu, can thiệp khẩn cấp.
Ngoài những bệnh lý ở trên, hiện tượng nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau đây:
Nếu tình trạng nuốt nước bọt đau họng nhẹ, không liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng thì sẽ dần thuyên giảm và hết sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu kéo dài lâu ngày thì phải xem xét Vì sao nuốt nước bọt đau họng và được can thiệp kịp thời tại phòng răng Đà Nãng uy tín. Sau đây là các cách chữa đau họng khi nuốt nước bọt tại nhà hiệu quả.
Bạn có thể lựa chọn một trong các cách chữa đau họng khi nuốt nước bọt tại nhà hiệu quả chỉ với mật ong như sau:
Gừng có tính kháng khuẩn và phục hồi, chống viêm và diệt khuẩn, thường được dùng để chữa ho, viêm họng, đau họng. Cách làm như sau:
>> Xem thêm: Top 10 phòng khám nha khoa Đà Nẵng được đánh giá chất lượng 5 sao
Để chữa nuốt nước bọt đau họng tại nhà bạn có thể hãm lá bạc hà với nước sôi để pha trà, hoặc xông hơi với tinh dầu bạc hà.
Giấm táo giống như một chất kháng khuẩn tự nhiên, đặc tính axit có thể giúp tan chất nhầy và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Đây cũng là cách chữa nuốt nước bọt đau họng tại nhà hiệu quả. Hãy hòa tan 1 – 2 thìa giấm táo trong nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này 1 – 2 lần mỗi giờ.
Súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày để sát trùng và giảm viêm nhiễm niêm mạc họng.
Có 2 cách chữa viêm họng bằng lá tía tô hiệu quả:
Ngoài các cách chữa đau họng khi nuốt nước bọt tại nhà hiệu quả trên, bạn cũng nên uống thêm nước ép cam, quýt, bưởi, chanh, trà hoa cúc để hỗ trợ làm dịu họng và giảm các triệu chứng cảm lạnh khác.
Đồng thời, khi có hiện tượng nuốt nước bọt đau họng, nên dùng thực phầm mềm, lỏng, dễ nuốt để cổ họng không bị kích thích. Không nên ăn như các món ăn cay, nhiều dầu mỡ, nước ngọt, các món ăn chua, đồ uống có cồn,…
Thông thường, với tình trạng nuốt nước bọt đau họng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc cơ bản như giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống sưng, thuốc kháng virus, kết hợp với viêm ngậm, xịt họng. Bạn có thể đến các nhà thuốc để được kê đơn, hướng dẫn phù hợp. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có thêm các triệu chứng sau đây:
Nếu bạn đã thực hiện những cách chữa đau họng khi nuốt nước bọt tại nhà mà vẫn không thuyên giảm thì nên dùng thuốc điều trị hoặc đến bệnh viện hoặc phòng răng uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.