Đặt lịch hẹn

Trẻ bị sưng nứt lợi mọc răng và những điều cần lưu ý

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 04/05/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Sưng nứt lợi mọc răng là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, khi răng sữa của trẻ bắt đầu mọc, có thể gây ra các triệu chứng thường gặp như: sưng, đỏ và thậm chí nứt lợi xung quanh khu vực răng mọc.

1. Độ tuổi mọc răng của trẻ em

Thông thường, khi trẻ vào khoảng 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian mọc răng sữa còn tùy thuộc vào từng bé mọc sớm hay muộn.

Tiếp đến, từ 6 tháng tuổi trở đi răng sữa sẽ mọc lần lượt ở cả 2 hàm. Cho đến khi trẻ bước vào 32 tháng tuổi thì trẻ cơ bản đã mọc đủ ở cả 2 hàm.

Trẻ bị sưng nứt lợi mọc răng và những điều cần lưu ý

Hình ảnh lợi trẻ mọc răng cửa

Giai đoạn này ở cả hai hàm của bé đã có đủ 20 chiếc răng sữa. Để biết chính xác hơn, ba mẹ có thể theo dõi từng giai đoạn mọc răng của trẻ bên dưới đây:

  • 5 – 8 tháng tuổi: 4 răng cửa
  • 7-10 tháng: 4 răng cửa bên cạnh
  • 12-6 tháng tuổi: 4 răng hàm
  • 14-20 tháng tuổi: 4 răng nanh
  • 20-32 tháng tuổi: 4 răng hàm còn thiếu

Tuy nhiên, thời gian mọc răng sữa của trẻ còn tùy vào mỗi bé mọc răng muộn hay sớm. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể chất và chế độ dinh dưỡng của từng trẻ, cũng như thể trạng của mẹ trong suốt quá trình mang thai (các mẹ bổ sung nhóm chất không giống nhau và điều này cũng làm ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ sau này).

Độ tuổi mọc răng của trẻ em

2. Dấu hiệu trẻ mọc răng sữa

Mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau khi mọc răng, nhưng nhìn chung các trẻ sẽ có dấu hiệu khó chịu.

Khi thấy con có những dấu hiệu mọc răng sữa dưới đây, ba mẹ nên chú ý theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận, để trẻ cảm thấy dễ chịu và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Viêm lợi, lợi tấy đỏ và sưng đau
  • Bé thường chảy dãi
  • Bé thích gặm cắn những đồ vật xung quanh
  • Bé hay quấy khóc, khó chịu hơn, thậm chí bỏ ăn
  • Ít ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ (biểu hiện đi tướt)
  • Trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C

Dấu hiệu trẻ mọc răng sữa

Những triệu chứng khi trẻ mọc răng sữa không nghiêm trọng, chỉ gây cho trẻ cảm giác khó chịu. Nếu ba mẹ chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, giảm đi các triệu chứng viêm lợi, sốt hoặc đi ngoài khiến trẻ mệt mỏi.

3. Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Trẻ mọc răng hàm là chuyện bình thường mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua.Tuy nhiên trong quá trình mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có những biểu hiện như: nóng, sốt gây khó chịu.

Đâu là cách chăm sóc tốt khi trẻ mọc răng hàm, những hình ảnh hữu ích bên dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn.

Dấu hiệu sưng lợi, nướu đỏ có thể là dấu hiệu cho thấy răng bé sắp mọc

Dấu hiệu sưng lợi, nướu đỏ có thể là dấu hiệu cho thấy răng bé sắp mọc

Nướu răng trẻ có đốm trắng là hình ảnh chiếc răng bắt đầu nhú lên

Nướu răng trẻ có đốm trắng là hình ảnh chiếc răng bắt đầu nhú lên

Lợi trẻ bị sưng khi chuẩn bị mọc răng hàm trên

Lợi trẻ bị sưng khi chuẩn bị mọc răng hàm trên

Trẻ mọc răng hàm dưới bị sưng nướu

Trẻ mọc răng hàm dưới bị sưng nướu

4. Trẻ bị sưng nứt lợi mọc răng bao lâu thì hết?

Khi mọc răng, hầu hết trẻ nhỏ thường bị sưng lợi hoặc khi người lớn mọc răng khôn cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như vậy. Khi trẻ bị sưng nướu, nứt lợi, điều đó có nghĩa là răng đang được đẩy lên cao, tình trạng này sẽ xảy ra khoảng 3-7 ngày trước thời điểm răng bắt đầu mọc lên.

Trẻ bị sưng nứt lợi mọc răng bao lâu thì hết?

Theo từng ngày, răng bắt đầu nhú lên cao, thì các cơn đau do sưng nướu, nứt lợi sẽ dần giảm đi. Thời điểm sưng lợi nặng nhất là khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên.

Sau khi mọc đến các răng hàm sữa và răng nanh sữa thì trẻ sẽ không bị sưng nướu,lợi nhiều như lúc đầu nữa

Khi trẻ bị sưng nướu, nút lợi thì việc đầu tiên làm là ba mẹ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc con đúng cách, để làm dịu cơn đau cho trẻ một cách nhanh chóng.

>> Xem thêm: Dấu hiệu bé mọc răng là gì? Lưu ý cần biết để chăm sóc trẻ mọc răng đúng chuẩn

5. Cách giúp giảm đau khi trẻ bị sưng nứt lợi mọc răng

Tình trạng bị sưng nướu, nứt lợi để răng nhú lên cao sẽ gây ra cảm giác đau và ngứa. Cùng với các phản ứng khác của cơ thể như: nóng,sốt khiến trẻ quấy khóc,khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là chán ăn.

Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau hiệu quả cho trẻ, mà cha mẹ cần biết:

  • Thường xuyên lau mặt cho bé bằng khăn ẩm để lau nước dãi, để tránh vi khuẩn và ngừa chứng phát ban.
  • Massage nướu giúp bé thoải mái hơn bằng cách chà nhẹ ngón tay với gel chăm sóc nướu răng trẻ em chuyên dụng. Gel giúp giảm đau tức thì, giảm đau rát khi ăn uống, nhanh lành vết thương giúp cải thiện tình trạng trẻ quấy khóc và bỏ ăn.
  • Hãy ưu tiên chọn những loại thuốc gel bôi dành cho trẻ em mọc răng sữa lành tính như Gel bôi ORAFLOGO for First Teeth. Đây là loại gel đặc biệt dành cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên đang mọc răng sữa, với các thành phần tự nhiên lành tính kết hợp với 0.07% axit hyaluronic dùng chữa lành các vết thương nhỏ, viêm và chăm sóc nướu khi đang mọc răng. 
  • Dùng những dụng cụ hỗ trợ như vòng ngậm cho trẻ mọc răng, ti giả để bé nhai, xoa dịu cơn đau, giảm ngứa nướu.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vùng lợi bị nứt gây nguy hiểm.
  • Nếu trẻ quá khó chịu thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau an toàn. Một số loại thuốc giảm đau có thể được bác sĩ chỉ định cho trẻ nhỏ như Advil, Motrin, Tylenol.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng Aspirin hạ sốt dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả uống hay chà lên nướu. Không dùng cồn hay gel chà nướu không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, các thuốc gây tê có chứa benzocaine không nên cho trẻ dùng để tránh ngộ độc.
  • Nếu sốt nhẹ khoảng dưới 38.5 độ C thì phụ huynh hãy giảm sốt cho con bằng cách mặc quần áo thông thoáng, lau nước ấm.
  • Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt cao, phát ban, li bì thì có khả năng trẻ đã mắc thêm bệnh nhiễm khuẩn, cần nhanh chóng đưa con đến trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Cách giúp giảm đau khi trẻ bị sưng nứt lợi mọc răng

Tóm lại, trẻ mọc răng sữa thường có những biểu hiện như: sưng lợi, nướu, nóng, sốt, rối loạn tiêu hoá thậm chí có dấu hiệu kém ăn,bỏ ăn….Đây đều là những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể trẻ.

Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ vấn đề, để có cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách hơn, tránh để tình trạng nặng hơn sẽ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giai đoạn mọc răng từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi, hệ miễn dịch của bé đã dần hoàn thiện nhưng bé vẫn có thể mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, phụ huynh cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn. Hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

Ngày: 16/08/2023

Răng sữa tồn tại từ khoảng 6 tháng-12 tuổi có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh cần chăm ...

Cách trị sâu răng cho trẻ tại nhà - Cách giảm đau răng

Ngày: 22/12/2023

Trẻ em 2 – 4 tuổi rất hay bị sâu răng có thể gặp tình trạng đau nhức, khó chịu dễ dẫn đến chán ăn. Sau ...

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?

Ngày: 22/04/2024

Bệnh cam là bệnh lý răng miệng nguy hiểm, trẻ bị cam miệng cần được áp dụng cách điều trị bệnh cam ...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh hết nhanh, an toàn

Ngày: 07/06/2023

Nếu mẹ lo lắng khi con khó chịu, quấy khóc do nhiệt miệng kéo dài tái đi tái lại thì cách trị nhiệt miệng ...