Đặt lịch hẹn

Dấu hiệu bé mọc răng là gì? Lưu ý cần biết để chăm sóc trẻ mọc răng đúng chuẩn

Tác giả: Nha khoa Đà Nẵng Implant
Ngày: 10/09/2023
5/5 - (15 bình chọn)

Dấu hiệu bé mọc răng như thế nào? Khi đến giai đoạn mọc răng, bé thường cảm thấy khó chịu, với nhiều thay đổi sức khoẻ. Khám phá bài viết để nhận biết các dấu hiệu và những lưu ý để chăm sóc bé mọc răng đúng chuẩn.

1. Bé mấy tháng mọc răng?

Chiếc răng đầu tiên của trẻ thường nhú khi bé mới 6 tháng tuổi và cả quá trình răng mọc kết thúc khi bé khoảng 30 tháng tuổi. Các thời điểm bé mọc răng thường rơi vào mốc thời gian như sau:

  • 6 tháng tuổi: Răng đầu tiên mọc thường là 2 chiếc răng ở hàm dưới.
  • 7 tháng tuổi: Trẻ thường sẽ mọc răng cửa ở hàm dưới.
  • 8 tháng tuổi: Lúc này, trẻ sẽ mọc răng cửa hàm trên thứ nhất.
  • 9 tháng tuổi: Răng cửa hàm trên thứ hai sẽ được mọc.
  • 12 đến 16 tháng tuổi: 4 răng hàm dưới và 4 răng hàm trên của trẻ mọc lên.
  • 16 đến 20 tháng tuổi: Bé tiếp tục mọc tiếp răng nanh hàm dưới và răng nanh hàm trên.
  • 20 đến 30 tháng tuổi: Toàn bộ phần răng hàm dưới và răng hàm trên mọc và hoàn thành thiện.

Đôi khi, do cấu trúc răng hoặc do di truyền, bé có thể mọc răng sớm hơn khi mới 3 – 4 tháng tuổi. Tình trạng bé mọc răng muộn thường trên 6 tháng. Thông thường, những dấu hiệu bé mọc răng sẽ xuất hiện từ 3 – 5 ngày trước khi răng mới nhú lên. Đồng thời, tình trạng này cũng tự hết trong khoảng 3 – 7 ngày.

Bé thường mọc răng đầu vào 6 tháng tuổi

Bé thường mọc răng đầu vào 6 tháng tuổi

2. Các dấu hiệu bé mọc răng thường thấy

Nha Khoa Đà Nẵng Implant xin chia sẻ các dấu hiệu bé mọc răng thông thường cha mẹ cần biết dưới đây:

2.1 Chảy nước dãi

Do cơ chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trẻ sẽ dễ chảy nước dãi. Khi bé mọc răng, dây thần kinh trung ương thứ 5 sẽ bị kích thích, dẫn đến tình trạng chảy dãi. Lúc trẻ lớn và răng mọc đều hơn, dấu hiệu chảy dãi sẽ giảm.

2.2 Phát ban khi mọc răng

Nếu trẻ chảy dãi quá nhiều sẽ dễ dẫn đến vùng da quanh cằm và miệng bé nổi mẩn, phát ban. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bé đang mọc răng nên cha mẹ cần để ý kỹ.

2.3 Hay nhai cắn

Dấu hiệu bé mọc răng là khi con thích đưa đồ vật vào miệng để nhai cắn, nhấm nháp. Do mầm răng đang nhú lên khiến trẻ ngứa ngáy, vì vậy bé cần nhai cắn để giảm cảm giác ngứa. Cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu cho bé và tránh cho bé gần các đồ vật dễ vỡ để trẻ tránh trẻ cầm cắn và bị nghẹn.

2.4 Trẻ bị sốt nhẹ

Tình trạng hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị thay đổi khi mọc răng, nên tình trạng bé bị sốt rất dễ xảy ra. Cha mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên, nếu trẻ bị sốt thì có thể chườm ấm, thay quần áo thoáng. Trường hợp sốt nặng cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất.

Sốt nhẹ là dấu hiệu khi trẻ mọc răng

Sốt nhẹ là dấu hiệu khi trẻ mọc răng

2.5 Nướu sưng, nhạy cảm

Khi thấy nướu trẻ bị sưng, đây là dấu hiệu bé mọc răng. Chúng ta có thể xoa nhẹ ngón tay lên nướu bé để giảm bớt cảm giác khó chịu cho con.

2.6 Khó chịu hoặc quấy khóc

Mọc răng có thể khiến bé khó chịu nên sẽ quấy khóc thường xuyên hơn, tuy nhiên không phải bé nào cũng có dấu hiệu này.

2.7 Biếng ăn

Do nướu đang bị đau và sưng tấy nên bé sẽ cảm thấy khó chịu và bú kém hơn, thậm chí còn bỏ bú.

2.8 Khó ngủ vào ban đêm

Do quá trình mọc răng khiến trẻ đau đớn nên bé sẽ khó ngủ vào ban đêm. Hãy cố gắng dỗ dành trẻ khi đi ngủ để chúng yên tâm hơn.

2.9 Xoa tai và xoa má

Nếu thấy trẻ xoa mặt, dụi tai cùng bên thì có thể đây là dấu hiệu trẻ mọc răng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có triệu chứng này.

3. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Một số kinh nghiệm giúp bé thoải mái hơn khi mọc răng:

3.1 Thử các đồ lạnh

Cha mẹ có thể thử chườm đá vào phần nướu bị sưng của trẻ để giảm cảm giác đau khi mọc răng cho bé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho trẻ thử uống đồ uống lạnh, như sữa lạnh không có đá để làm dịu cơn đau. Các đồ ăn lạnh như sữa chua, váng sữa hay hoa quả xay nhuyễn ướp lạnh cũng là sự lựa chọn tốt để giảm đau cho bé. Tuy nhiên, bạn không nên để bé ăn quá nhiều đồ lạnh, vì sẽ làm yếu lớp men răng đang mọc, gây đau răng sau này.

3.2 Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Mẹ cần cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và dùng tay sạch để chà nướu cho bé. Nếu trẻ bị chảy dãi nhiều, hãy dùng khăn lau thường xuyên hoặc đeo yếm.

3.3 Đồ chơi mọc răng

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu mọc răng, bạn có thể mua cho bé vòng cao su silicone làm “đồ chơi”. Món đồ này giúp trẻ nhai để giảm ngứa và cơn đau.

Sử dụng đồ chơi chuyên dụng khi có dấu hiệu bé mọc răng

Sử dụng đồ chơi chuyên dụng khi có dấu hiệu bé mọc răng

3.4 Thuốc giảm đau

Nếu các cách trên không hiệu quả, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ. Loại thuốc có thể sử dụng để dịu tình trạng đau răng của bé là acetaminophen (nếu em bé trên 2 tháng) hoặc ibuprofen (cho em bé trên 6 tháng). Lưu ý không nên dùng các loại gel mọc răng, vì có chứa benzocaine gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

4. Một số lưu ý chăm trẻ mọc răng:

Ngoài biết các dấu hiệu bé mọc răng và cách chăm sóc, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giữ răng miệng trẻ luôn sạch và khoẻ mạnh:

  • Khi trẻ còn nhỏ, nên sử dụng vải mềm để vệ sinh răng miệng cho bé. Còn khi bé lớn hơn thì nên dùng bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương đến nướu và lợi của trẻ.
  • Tuyệt đối không để trẻ chơi các đồ chơi có cạnh sắc bởi trẻ sẽ dễ cho vào mồm và làm tổn thương lợi của mình.
  • Tuyệt đối không được cho bé dùng thuốc kháng sinh, chỉ được dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
  • Nên cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ để được chăm sóc và tư vấn răng miệng cẩn thận.

5. Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ khi đang mọc răng?

Trong trường hợp bé sốt nặng khi mọc răng, phụ huynh nên đưa con đến thăm khám bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu bé sốt nhẹ và ra phân lỏng thì rất dễ có vi-rút xâm nhập vào hệ miễn dịch nên cũng cần thông báo tới bác sĩ. Nếu các dấu hiệu bé mọc răng không quá nghiêm trọng, bạn có thể đưa bé đến nha sĩ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên. Việc này giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn tình trạng răng cũng như cách chăm sóc răng miệng cho bé.

Nha Khoa Đà Nẵng Implant chính là địa chỉ chuyên khám răng cho bé uy tín, chất lượng, với nhiều ưu điểm như:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.
  • Phòng điều trị khép kín, không gian thoải mái với các thiết bị công nghệ hiện đại và đảm bảo tiêu chuẩn y tế.
  • Quy trình điều trị chuẩn quốc tế, thân thiện, lịch sự và tận tâm.
Nha khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ chăm sóc răng miệng đáng tin cậy

Nha khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ chăm sóc răng miệng đáng tin cậy

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được các dấu hiệu bé mọc răng và cách chăm sóc tại nhà hiệu quả. Nếu cơn đau của bé trở nên nghiêm trọng và khó chịu hơn, đến ngay Nha khoa Đà Nẵng Implant để bác sĩ thăm khám kịp thời!

  • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • Cơ sở 2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Bài viết liên quan

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

Ngày: 16/08/2023

Răng sữa tồn tại từ khoảng 6 tháng-12 tuổi có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh cần chăm ...

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do đâu? Nên làm gì?

Ngày: 06/09/2023

Trẻ chậm mọc răng là tình trạng trẻ không mọc răng hoặc mọc răng chậm hơn so với các trẻ khác cùng độ ...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh hết nhanh, an toàn

Ngày: 07/06/2023

Nếu mẹ lo lắng khi con khó chịu, quấy khóc do nhiệt miệng kéo dài tái đi tái lại thì cách trị nhiệt miệng ...

Cách trị nhiệt miệng cho bé bằng thực phẩm và bằng thuốc bôi

Ngày: 17/01/2024

Nhiệt miệng là dạng bệnh lý nhẹ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Có nhiều ...